Nơi bắt đầu của gạo Việt Nam ngon nhất thế giới ST25
ST25 - gạo Việt Nam ngon nhất thế giới năm 2019 ngày càng được người tiêu dùng ở nhiều quốc gia biết đến. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc của loại gạo Việt Nam vang danh khắp thế giới.
1. Đồng bằng sông Cửu Long - Nơi bắt đầu của hạt gạo Việt Nam ngon nhất thế giới
1.1. Đặc điểm địa lý vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng Sông Cửu Long (còn được gọi là tam giác châu sông Mê Kông) là một trong những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu nhất khu vực Đông Nam Á và thế giới, đồng thời là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, trái cây nhiệt đới lớn nhất của Việt Nam. Vì vậy, đây là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của nước ta hiện nay.
Đồng bằng sông Cửu Long có 13 đơn vị hành chính trực thuộc trung ương bao gồm Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ. Tổng dân số của đồng bằng sông Cửu Long trên khoảng 21 triệu người, chiếm 18% dân số của cả nước. Về mặt diện tích, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13% diện tích cả nước với gần 40 nghìn km2. Nơi đây là vùng đất “địa lợi” vì có đường bờ biển dài gần 700km với 3 mặt phía Nam, Tây Nam và Đông giáp biển cùng với mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa thông qua đường thuỷ.
1.2. Kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế của vùng tam giác châu sông Mê Kông này đang ngày càng có những bước tiến mới. Bốn mũi nhọn của vùng đồng bằng Sông Cửu Long là tôm, gạo, cá da trơn, trái cây không chỉ đem lại khởi sắc cho cuộc sống của người dân nơi đây mà còn giúp khuếch trương thương hiệu Việt trên bản đồ thị trường quốc tế. Từ năm 1989, Việt Nam đã lọt vào top 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và giữ vững vị trí đó cho đến ngày nay. Được mệnh danh là vựa lúa lớn nhất cả nước, do đó, gạo là sản phẩm chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long, chiếm trên 50% sản lượng và gần 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Đồng thời, đây cũng là nơi ra đời của loại gạo Việt Nam ngon nhất thế giới ST25 .
2. Gạo Việt Nam ngon nhất thế giới ST25
2.1. Sơ lược về quê hương của gạo ST25
Canh tác trên các vùng ruộng lúa-tôm với khả năng chịu mặn, chịu phèn tốt, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, gạo ST25 được ra đời trên mảnh đất màu mỡ thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trù phú - Sóc Trăng, nơi có lượng mưa trung bình trên 1500mm, nhiệt độ trung bình là 26 độ C, độ ẩm bình quân là 83%, thích hợp cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển, đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao. Nhìn chung các yếu tố thời tiết cơ bản thuận lợi cho việc sản xuất và đời sống của người dân ở đây.
Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 330000 ha, trong đó đất nông nghiệp là 250000 ha, chiếm trên 80%. Tuy còn gặp phải một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị ngập mặn vào mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở khu vực này có nhiều cơ hội để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng.
Trong năm 2020, nhờ đẩy mạnh các phương án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã giúp cho tình hình kinh tế của tỉnh có những bước tiến đáng kể. Tổng sản lượng lúa cả năm đạt trên 2 triệu tấn, lúa đặc sản chiếm 50% với mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ và VietGAP ngày càng được đẩy mạnh.
ST25 - gạo Việt Nam ngon nhất thế giới năm 2019 ngày càng được người tiêu dùng ở nhiều quốc gia biết đến. Cùng tìm hiểu về nguồn gốc của loại gạo Việt Nam vang danh khắp thế giới.
1. Đồng bằng sông Cửu Long - Nơi bắt đầu của hạt gạo Việt Nam ngon nhất thế giới
1.1. Đặc điểm địa lý vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng Sông Cửu Long (còn được gọi là tam giác châu sông Mê Kông) là một trong những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu nhất khu vực Đông Nam Á và thế giới, đồng thời là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, trái cây nhiệt đới lớn nhất của Việt Nam. Vì vậy, đây là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của nước ta hiện nay.
Đồng bằng sông Cửu Long có 13 đơn vị hành chính trực thuộc trung ương bao gồm Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ. Tổng dân số của đồng bằng sông Cửu Long trên khoảng 21 triệu người, chiếm 18% dân số của cả nước. Về mặt diện tích, đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13% diện tích cả nước với gần 40 nghìn km2. Nơi đây là vùng đất “địa lợi” vì có đường bờ biển dài gần 700km với 3 mặt phía Nam, Tây Nam và Đông giáp biển cùng với mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa thông qua đường thuỷ.
1.2. Kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế của vùng tam giác châu sông Mê Kông này đang ngày càng có những bước tiến mới. Bốn mũi nhọn của vùng đồng bằng Sông Cửu Long là tôm, gạo, cá da trơn, trái cây không chỉ đem lại khởi sắc cho cuộc sống của người dân nơi đây mà còn giúp khuếch trương thương hiệu Việt trên bản đồ thị trường quốc tế. Từ năm 1989, Việt Nam đã lọt vào top 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới và giữ vững vị trí đó cho đến ngày nay. Được mệnh danh là vựa lúa lớn nhất cả nước, do đó, gạo là sản phẩm chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long, chiếm trên 50% sản lượng và gần 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Đồng thời, đây cũng là nơi ra đời của loại gạo Việt Nam ngon nhất thế giới ST25 .
2. Gạo Việt Nam ngon nhất thế giới ST25
2.1. Sơ lược về quê hương của gạo ST25
Canh tác trên các vùng ruộng lúa-tôm với khả năng chịu mặn, chịu phèn tốt, không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, gạo ST25 được ra đời trên mảnh đất màu mỡ thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trù phú - Sóc Trăng, nơi có lượng mưa trung bình trên 1500mm, nhiệt độ trung bình là 26 độ C, độ ẩm bình quân là 83%, thích hợp cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển, đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao. Nhìn chung các yếu tố thời tiết cơ bản thuận lợi cho việc sản xuất và đời sống của người dân ở đây.
Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 330000 ha, trong đó đất nông nghiệp là 250000 ha, chiếm trên 80%. Tuy còn gặp phải một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị ngập mặn vào mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở khu vực này có nhiều cơ hội để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng.
Trong năm 2020, nhờ đẩy mạnh các phương án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã giúp cho tình hình kinh tế của tỉnh có những bước tiến đáng kể. Tổng sản lượng lúa cả năm đạt trên 2 triệu tấn, lúa đặc sản chiếm 50% với mô hình trồng lúa theo hướng hữu cơ và VietGAP ngày càng được đẩy mạnh.
Relate Threads