Ngày 1/ 8, một thảm hoạ đã xảy ra tại bang Minnesota khi một chiếc cầu trọng yếu bắc qua sông Mississippi của nước Mỹ bất ngờ đổ sập ngay vào giờ cao điểm buổi tối, nhấn chìm nhiều xe ô tô và khiến ít nhất vài người thiệt mạng. Dưới đây là 10 vụ sập cầu gây thiệt hại nặng nhất trong vòng 100 năm qua.
Ngày 11/9/1916: Sập cầu Quebec (Canada)
Cầu Quebec đã hai lần bị sập, vào năm 1907 và năm 1916 do trọng tải thực tế của cầu đã vượt quá trọng tải cho phép. Tổng cộng số nạn nhân thiệt mạng từ 2 thảm kịch lên tới 95 người.
Ngày 15/12/1967: Sập cầu Bạc (Mỹ)
Cây cấu nối thị trấn Point Pleasant ở West Virgima và Kanauga, bang Ohio đã sập trong giờ cao điểm sau 39 năm được đưa vào hoạt động và chịu sức ép quá tải của các phương tiện giao thông ngày càng dày đặc. Tai nạn làm 46 người thiệt mạng.
Ngày 17/7/1981: Sập cầu dành cho người đi bộ (Mỹ)
Hai cầu treo dành cho người đi bộ tại khách sạn Hyatt Regency của thành phố Kansas đã sập xuống trong một bữa tiệc trà, làm 114 người thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương. Số người tập trung và múa hát trên cầu treo quá đông được cho là nguyên dân dẫn tới tai nạn.
Ngày 28/6/1983: Sập cầu qua sông Minaus (Mỹ)
Một phần cầu dài 30m của cầu Turnpike, bang Connecticut đã sập xuống sau khi một trong những chốt an toàn được sử dụng trong khi thi công bị gãy, làm 3 người thiệt mạng và 5 người bị thương.
Ngày 21/10/1994: Sập cầu Songsu (Hàn Quốc)
Một phần trung tâm của cầu Songsu đã bị gãy trong giờ cao điểm buổi sáng và đổ xuống sông Hàn, làm 31 người thiệt mạng. Nguyên nhân sập cầu được xác định là do lỗi bảo dưỡng và những sự cố trong khi thiết kế và thi công.
4/1/1999: Sập cầu Cầu Vồng (Trung Quốc)
Cuộc điều tra vụ sập cầu ngày 4/1/1999 tại Trung Quốc làm 59 người thiệt mạng cho thấy, nguyên nhân của vụ việc là do thép được sử dụng để làm cầu có chất lượng kém. Một trong số quan chức chính phủ nước này đã bị kết án tử hình.
Ngày 4/3/2001: Sập cầu Hintze-Ribeiro (Bồ Đào Nha)
Vào đêm ngày 4/3/2001, một thảm hoạ đã xảy ra khi cầu Hintze Ribeiro đổ sập xuống sông Castelo de Paiva làm 59 người thiệt mạng, trong đó có những người đang đi trên một chiếc xe buýt và 3 chiếc ô tô khác. Nguyên nhân của vụ việc cho tới nay vẫn chưa được xác định trong khi các cơ quan truyền thông của Bồ Đào Nha cho biết, một trong các trụ cầu chính đã bị đổ dưới tác động của nước chảy xiết và mưa lớn, làm một đoạn cầu sập xuống.
Ngày 28/8/2003: Sập cầu tại Daman (Ấn Độ)
Thảm hoạ xảy ra ở thành phố nghỉ mát Daman, miền tây Ấn Độ khi một cây cầu bê tông cũ nát sập xuống sông Daman Ganga nhấn chìm 4 chiếc xe chạy qua, trong đó có một chiếc chở học sinh, làm 25 người thiệt mạng. Cảnh sát đã phải áp dụng luật giới nghiêm khi những người dân địa phương có nạn nhân thiệt mạng tấn công các toà nhà của chính phủ để *********, cáo buộc các nhà chức trách lơ là những cảnh báo về điều kiện xuống cấp của cây cầu.
Ngày 7/11/2005: Sập cầu cao tốc (Tây Ban Nha)
Một nhịp cầu dài 54m của cầu cao tốc tại Almuñecar, Granada (Tây Ban Nha) đã sụp đổ trong khi đang thi công, làm 6 người thiệt mạng.
Ngày 2/12/2006: Sập cầu tại Bihar, Ấn Độ
Cây cầu có tuổi thọ 150 năm đã sập xuống tại phía Bắc bang Bihar, Ấn Độ khi đoàn tàu tốc hành Jamalpur-Howrah đi qua, làm 33 người thiệt mạng. Nguyên nhân của vụ việc là do cây cầu quá cũ, sức rung cùng lực cộng hưởng của con tàu vào đường ray khi đi qua khu vực chân cầu đã khiến cho 1 cột cầu và 1 phần cầu sập xuống.
Ngày 11/9/1916: Sập cầu Quebec (Canada)
Cầu Quebec đã hai lần bị sập, vào năm 1907 và năm 1916 do trọng tải thực tế của cầu đã vượt quá trọng tải cho phép. Tổng cộng số nạn nhân thiệt mạng từ 2 thảm kịch lên tới 95 người.
Ngày 15/12/1967: Sập cầu Bạc (Mỹ)
Cây cấu nối thị trấn Point Pleasant ở West Virgima và Kanauga, bang Ohio đã sập trong giờ cao điểm sau 39 năm được đưa vào hoạt động và chịu sức ép quá tải của các phương tiện giao thông ngày càng dày đặc. Tai nạn làm 46 người thiệt mạng.
Ngày 17/7/1981: Sập cầu dành cho người đi bộ (Mỹ)
Hai cầu treo dành cho người đi bộ tại khách sạn Hyatt Regency của thành phố Kansas đã sập xuống trong một bữa tiệc trà, làm 114 người thiệt mạng và hơn 200 người khác bị thương. Số người tập trung và múa hát trên cầu treo quá đông được cho là nguyên dân dẫn tới tai nạn.
Ngày 28/6/1983: Sập cầu qua sông Minaus (Mỹ)
Một phần cầu dài 30m của cầu Turnpike, bang Connecticut đã sập xuống sau khi một trong những chốt an toàn được sử dụng trong khi thi công bị gãy, làm 3 người thiệt mạng và 5 người bị thương.
Ngày 21/10/1994: Sập cầu Songsu (Hàn Quốc)
Một phần trung tâm của cầu Songsu đã bị gãy trong giờ cao điểm buổi sáng và đổ xuống sông Hàn, làm 31 người thiệt mạng. Nguyên nhân sập cầu được xác định là do lỗi bảo dưỡng và những sự cố trong khi thiết kế và thi công.
4/1/1999: Sập cầu Cầu Vồng (Trung Quốc)
Cuộc điều tra vụ sập cầu ngày 4/1/1999 tại Trung Quốc làm 59 người thiệt mạng cho thấy, nguyên nhân của vụ việc là do thép được sử dụng để làm cầu có chất lượng kém. Một trong số quan chức chính phủ nước này đã bị kết án tử hình.
Ngày 4/3/2001: Sập cầu Hintze-Ribeiro (Bồ Đào Nha)
Vào đêm ngày 4/3/2001, một thảm hoạ đã xảy ra khi cầu Hintze Ribeiro đổ sập xuống sông Castelo de Paiva làm 59 người thiệt mạng, trong đó có những người đang đi trên một chiếc xe buýt và 3 chiếc ô tô khác. Nguyên nhân của vụ việc cho tới nay vẫn chưa được xác định trong khi các cơ quan truyền thông của Bồ Đào Nha cho biết, một trong các trụ cầu chính đã bị đổ dưới tác động của nước chảy xiết và mưa lớn, làm một đoạn cầu sập xuống.
Ngày 28/8/2003: Sập cầu tại Daman (Ấn Độ)
Thảm hoạ xảy ra ở thành phố nghỉ mát Daman, miền tây Ấn Độ khi một cây cầu bê tông cũ nát sập xuống sông Daman Ganga nhấn chìm 4 chiếc xe chạy qua, trong đó có một chiếc chở học sinh, làm 25 người thiệt mạng. Cảnh sát đã phải áp dụng luật giới nghiêm khi những người dân địa phương có nạn nhân thiệt mạng tấn công các toà nhà của chính phủ để *********, cáo buộc các nhà chức trách lơ là những cảnh báo về điều kiện xuống cấp của cây cầu.
Ngày 7/11/2005: Sập cầu cao tốc (Tây Ban Nha)
Một nhịp cầu dài 54m của cầu cao tốc tại Almuñecar, Granada (Tây Ban Nha) đã sụp đổ trong khi đang thi công, làm 6 người thiệt mạng.
Ngày 2/12/2006: Sập cầu tại Bihar, Ấn Độ
Cây cầu có tuổi thọ 150 năm đã sập xuống tại phía Bắc bang Bihar, Ấn Độ khi đoàn tàu tốc hành Jamalpur-Howrah đi qua, làm 33 người thiệt mạng. Nguyên nhân của vụ việc là do cây cầu quá cũ, sức rung cùng lực cộng hưởng của con tàu vào đường ray khi đi qua khu vực chân cầu đã khiến cho 1 cột cầu và 1 phần cầu sập xuống.
Theo Time
Relate Threads