Thiết kế Nội thất (TKNT) là một ngành đặc thù cần đến sự kết hợp khăng khít giữa kỹ thuật và nghệ thuật, trong đó kỹ năng tư duy logic, khoa học và trình độ thẩm mỹ đóng vai trò rất quan trọng. Ở Việt Nam, ngành TKNT chỉ thực sự phát triển mạnh khoảng một thập kỷ gần đây với sự ra đời của nhiều cơ sở đào tạo có mã ngành TKNT và phát triển chậm so với nước ngoài nên vẫn còn nhiều điểm khác biệt.
Tại Việt Nam, các chuyên ngành đào tạo thiết kế nội thất hiện nay tuyển sinh đầu vào bằng việc xét tuyển bằng các tổ hợp môn bao gồm môn Văn hóa và môn năng khiếu. Có thể thấy, đa số các trường đại học đều tổ chức thi môn năng khiếu, và các bạn học sinh phải theo học các lớp vẽ (luyện thi) từ trước đó nhiều năm. Ở các trường quốc tế, các ứng viên thường chỉ được yêu cầu xét tuyển với điều kiện có bằng tốt nghiệp phổ thông và làm một số bài kiểm tra về đọc viết, tính toán, hoặc ứng viên chỉ cần gửi một bản “Résumé” (tóm tắt ngắn gọn, súc tích quá trình học tập, làm việc và các thành tích nổi bật đã đạt được) hoặc “Curriculum vitae” (CV – là bản tổng hợp theo trình tự thời gian các quá trình học tập, làm việc, và đôi khi còn thêm vào cả các vấn đề về cuộc sống – thường trình bày từ hiện tại ngược về quá khứ) cộng với một lá thư.
Ở Việt Nam, chương trình đào tạo thường có thời gian từ 4 năm rưỡi tới 5 năm, tương đương với 9 đến 10 kỳ học. Chương trình có hai khối kiến thức:
· Kiến thức giáo dục đại cương: Dạy các học phần: Lý thuyết, Lý luận căn bản (liên quan đến design và các môn học Xã hội, nhân văn), Lý luận chính trị, Ngoại ngữ, Tin học cơ bản, Giáo dục thể chất, An ninh quốc phòng;
· Kiến thức giáo dục chuyên ngành: Bao gồm các môn cơ sở và hệ thống đồ án chuyên ngành, trang bị cho người học những kiến thức cần thiết và chuyên sâu để trở thành những nhà thiết kế chuyên nghiệp.
Qua khảo sát các trường Đại học nước ngoài có thể thấy chương trình học thường được dựa trên một số nguyên tắc thiết kế chính, trong đó các kỹ năng kỹ thuật cơ bản và kiến thức nghề được phát triển thông qua việc điều tra, khám phá, thử nghiệm và phương pháp tư duy khái niệm. Chúng được khai phá và thúc đẩy trong một môi trường học studio (các xưởng thiết kế), nơi các bản thảo giấy truyền thống và mô hình kỹ thuật, cộng với các bản vẽ bằng máy tính và trực quan được chỉnh sửa liên tục. Một phần nữa được chú trọng trong chương trình đào tạo đó là các nghiên cứu về lịch sử thiết kế và đương đại nhằm tiếp tục phát triển sự hiểu biết về thiết kế cho SV.
Ngoài ra, ở nước ngoài, khoa TKNT của các trường ĐH luôn có mối quan hệ đồng hành với nền công nghiệp Nội thất, mối quan hệ này đảm bảo sự kết nối, tính cạnh tranh và đưa ra sản phẩm đào tạo phù hợp với sự phát triển nhu cầu không ngừng của ngành công nghiệp Nội thất. Một số lượng lớn các công ty hợp tác với cơ sở đào tạo để cung cấp các dự án sáng tạo sống động cho Sinh viên và giáo viên cùng làm. Sinh viên quốc tế khi bảo vệ đồ án, không chỉ với các giảng viên trong trường mà còn với cả các chuyên gia đến từ các công ty bên ngoài.
Sinh viên đang thể hiện mặt bằng thiết kế nội thất theo tỉ lệ 1:1 tại xưởng học
Đề tài đồ án của SV Việt Nam lựa chọn thường rất vĩ mô, phổ biến là các không gian có quy mô lớn. Trái ngược hẳn với SV nước ngoài, họ thường làm những đề tài án hết sức cụ thể, gần gũi và đơn giản, quy mô nhỏ, có chiều sâu và được nghiên cứu kỹ lưỡng. Điều này được lý giải do Việt Nam là nước đang phát triển, nhiều công trình và dự án mới cần được xây dựng nên lựa chọn của SV rộng hơn. Với những nước phát triển, ví dụ như Nhật bản, với hệ thống nhà ở, cơ sở hạ tầng đã gần như hoàn thiện thì việc tập trung vào giải quyết những vấn đề nhỏ nhưng đòi hỏi sự tinh tế cao có lẽ là quy luật tất nhiên.
Sự khác biệt đáng kể nữa phải đề cập tới là tính thực tiễn trong nghiên cứu đồ án. Chính vì quy mô nhỏ nên nhiệm vụ thiết kế của các đồ án thiết kế nội thất của SV nước ngoài thường gắn bó chặt chẽ với các không gian cụ thể, đối tượng sử dụng với các yêu cầu cuộc sống đặt ra. Tại Việt Nam, các đề tài giả định đang được các cơ sở đào tạo điều chỉnh giảm nhưng vẫn còn chiếm số lượng lớn.
Khác với chương trình đào tạo thiết kế nội thất tại các trường Đại học Việt Nam, trung tâm AWE thiết kế khóa học thiết kế nội thất chuyên nghiệp đào tạo cho học viên chưa có kiến thức, kỹ năng nào nhưng đảm bảo sau khóa học 8 tháng học viên có khả năng thiết kế nội thất hoàn chỉnh. Trung tâm AWE tự hào là đơn vị đầu tiên áp dụng phương pháp đào tạo thực hành và học viên được trải nghiệm thực tế tại Công ty thiết kế nội thất.
Các bạn tham khảo thêm về khóa học tại: http://awe.edu.vn/khoa-hoc-thiet-ke-noi-that-awe
Tại Việt Nam, các chuyên ngành đào tạo thiết kế nội thất hiện nay tuyển sinh đầu vào bằng việc xét tuyển bằng các tổ hợp môn bao gồm môn Văn hóa và môn năng khiếu. Có thể thấy, đa số các trường đại học đều tổ chức thi môn năng khiếu, và các bạn học sinh phải theo học các lớp vẽ (luyện thi) từ trước đó nhiều năm. Ở các trường quốc tế, các ứng viên thường chỉ được yêu cầu xét tuyển với điều kiện có bằng tốt nghiệp phổ thông và làm một số bài kiểm tra về đọc viết, tính toán, hoặc ứng viên chỉ cần gửi một bản “Résumé” (tóm tắt ngắn gọn, súc tích quá trình học tập, làm việc và các thành tích nổi bật đã đạt được) hoặc “Curriculum vitae” (CV – là bản tổng hợp theo trình tự thời gian các quá trình học tập, làm việc, và đôi khi còn thêm vào cả các vấn đề về cuộc sống – thường trình bày từ hiện tại ngược về quá khứ) cộng với một lá thư.
Ở Việt Nam, chương trình đào tạo thường có thời gian từ 4 năm rưỡi tới 5 năm, tương đương với 9 đến 10 kỳ học. Chương trình có hai khối kiến thức:
· Kiến thức giáo dục đại cương: Dạy các học phần: Lý thuyết, Lý luận căn bản (liên quan đến design và các môn học Xã hội, nhân văn), Lý luận chính trị, Ngoại ngữ, Tin học cơ bản, Giáo dục thể chất, An ninh quốc phòng;
· Kiến thức giáo dục chuyên ngành: Bao gồm các môn cơ sở và hệ thống đồ án chuyên ngành, trang bị cho người học những kiến thức cần thiết và chuyên sâu để trở thành những nhà thiết kế chuyên nghiệp.
Qua khảo sát các trường Đại học nước ngoài có thể thấy chương trình học thường được dựa trên một số nguyên tắc thiết kế chính, trong đó các kỹ năng kỹ thuật cơ bản và kiến thức nghề được phát triển thông qua việc điều tra, khám phá, thử nghiệm và phương pháp tư duy khái niệm. Chúng được khai phá và thúc đẩy trong một môi trường học studio (các xưởng thiết kế), nơi các bản thảo giấy truyền thống và mô hình kỹ thuật, cộng với các bản vẽ bằng máy tính và trực quan được chỉnh sửa liên tục. Một phần nữa được chú trọng trong chương trình đào tạo đó là các nghiên cứu về lịch sử thiết kế và đương đại nhằm tiếp tục phát triển sự hiểu biết về thiết kế cho SV.
Ngoài ra, ở nước ngoài, khoa TKNT của các trường ĐH luôn có mối quan hệ đồng hành với nền công nghiệp Nội thất, mối quan hệ này đảm bảo sự kết nối, tính cạnh tranh và đưa ra sản phẩm đào tạo phù hợp với sự phát triển nhu cầu không ngừng của ngành công nghiệp Nội thất. Một số lượng lớn các công ty hợp tác với cơ sở đào tạo để cung cấp các dự án sáng tạo sống động cho Sinh viên và giáo viên cùng làm. Sinh viên quốc tế khi bảo vệ đồ án, không chỉ với các giảng viên trong trường mà còn với cả các chuyên gia đến từ các công ty bên ngoài.
Sinh viên đang thể hiện mặt bằng thiết kế nội thất theo tỉ lệ 1:1 tại xưởng học
Đề tài đồ án của SV Việt Nam lựa chọn thường rất vĩ mô, phổ biến là các không gian có quy mô lớn. Trái ngược hẳn với SV nước ngoài, họ thường làm những đề tài án hết sức cụ thể, gần gũi và đơn giản, quy mô nhỏ, có chiều sâu và được nghiên cứu kỹ lưỡng. Điều này được lý giải do Việt Nam là nước đang phát triển, nhiều công trình và dự án mới cần được xây dựng nên lựa chọn của SV rộng hơn. Với những nước phát triển, ví dụ như Nhật bản, với hệ thống nhà ở, cơ sở hạ tầng đã gần như hoàn thiện thì việc tập trung vào giải quyết những vấn đề nhỏ nhưng đòi hỏi sự tinh tế cao có lẽ là quy luật tất nhiên.
Sự khác biệt đáng kể nữa phải đề cập tới là tính thực tiễn trong nghiên cứu đồ án. Chính vì quy mô nhỏ nên nhiệm vụ thiết kế của các đồ án thiết kế nội thất của SV nước ngoài thường gắn bó chặt chẽ với các không gian cụ thể, đối tượng sử dụng với các yêu cầu cuộc sống đặt ra. Tại Việt Nam, các đề tài giả định đang được các cơ sở đào tạo điều chỉnh giảm nhưng vẫn còn chiếm số lượng lớn.
Khác với chương trình đào tạo thiết kế nội thất tại các trường Đại học Việt Nam, trung tâm AWE thiết kế khóa học thiết kế nội thất chuyên nghiệp đào tạo cho học viên chưa có kiến thức, kỹ năng nào nhưng đảm bảo sau khóa học 8 tháng học viên có khả năng thiết kế nội thất hoàn chỉnh. Trung tâm AWE tự hào là đơn vị đầu tiên áp dụng phương pháp đào tạo thực hành và học viên được trải nghiệm thực tế tại Công ty thiết kế nội thất.
Các bạn tham khảo thêm về khóa học tại: http://awe.edu.vn/khoa-hoc-thiet-ke-noi-that-awe
Relate Threads