Những đứa trẻ phát bệnh vì "gánh" kỳ vọng học tập
Chuyện áp lực học tập buộc con cái phải nhất nhất nghe theo lời cha mẹ với những lời như nhục mạ con cái, chửi con thậm tệ của cha mẹ coi là chuyện bình thường thì với đứa trẻ lại là chuyện lớn quá sức của con gây nên… tâm bệnh.
Tại cuộc họp với các chuyên gia tâm lý và hiệu trưởng các trường khối phổ thông với Sở GD&ĐT TP HCM gần đây, chính ông Huỳnh Công Minh - Giám đốc Sở đã phải thừa nhận áp lực học tập hiện không chỉ biến học trò đang học tập như một cái máy, nhiều khi chỉ để đối phó nhưng nếu không "chạy" như vậy thì đến thầy cô cũng cháy giáo án.
Thế nhưng, một khía cạnh khác đã được cảnh báo từ lâu nay đó là áp lực học hành quá mức còn khiến cuộc sống tâm thần kinh của các em bị ảnh hưởng nặng nề. Các vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần ở học sinh hiện nay là một tình trạng có thật và đáng báo động và tiếp tục gia tăng là ý kiến chung của các chuyên gia tâm lý, tâm thần mà chúng tôi có dịp trao đổi.
Sau kỳ thi, em N.T.H. (ở giữa phía sau) khi vào BV Tâm thần Trung ương 2 - Biên Hoà không nói tiếng Việt mà chỉ nói toàn tiếng Anh.Một cán bộ từ Hội Tâm lý học sinh TP HCM còn cho hay, chuyện áp lực buộc con cái phải nhất nhất nghe theo lời cha mẹ với những lời như nhục mạ con cái, chửi con thậm tệ của cha mẹ coi là chuyện bình thường thì với đứa trẻ lại là chuyện lớn quá sức của con gây nên… tâm bệnh.
Tiếp xúc với BS Nguyễn Ngọc Quang hiện là GĐ Trung tâm Pháp y TP HCM đã có nhiều năm trong lĩnh vực này tại BV Tâm thần TP HCM, ông cho biết: Thật đau đớn cho phụ huynh nào khi mà đứa con niềm tự hào của cả gia đình rơi vào cảnh có khi 2-3 tuần, có khi cả 2 tháng không tiếp xúc được chỉ vì học hành thái quá! HS có rối loạn stress thi cử thường không ăn uống cũng chẳng có biểu hiện đòi hỏi gì! Thần kinh bị ức chế khiến các em không nói, mắt vô hồn, nhìn xa xăm. Có em thì ngồi như tụng kinh, lẩm bẩm nói, đọc gì đó, hay ngồi trầm ngâm, có em đứng im như một pho tượng cả ngày hay ngồi bất động hàng tiếng đồng hồ.
Và chuyện kéo theo là chẳng ăn uống, vệ sinh cơ thể. Cho dù ép bằng được các em ra nói chuyện, ăn cơm, uống nước, đi vệ sinh... song lúc này tất cả chỉ là những phản xạ vô hồn chứ không phải là sự chủ động của một con người bình thường.
Do đó theo BS Quang, một trong những việc đầu tiên của BS tâm thần là tìm đọc những trang nhật ký của bệnh nhân xem suy nghĩ về cuộc sống, về những người xung quanh của BN ra sao, đột biến gì hay không biết được cảm nghĩ, tâm trạng của BN.
http://vietnamnet.vn/mobiVậy mà chỉ khảo sát của Trường ĐH Y dược TP HCM và Khoa Tâm lý BV Tâm thần TP HCM trên 1.000 học sinh tại 9 trường THCS tại quận 1 năm 2008, yếu tố gây sang chấn tâm thần sau stress ở học sinh do cha mẹ la rầy chiếm gần 50%. Dấu hiệu đầu tiên của các em bị chấn động tâm thần đó là đau bụng, đau đầu… dần tới không ngủ hay ngủ li bì, bỏ ăn, chán chường, nói cười vô cớ, có hành động bất thường… và khi mức độ sang chấn quá nặng không được tư vấn tâm lý trị liệu dẫn tới hành động nhảy lầu tự tử, nhảy sông, uống thuốc sâu, thuốc ngủ.
Chưa có con số thống kê đầy đủ nhưng theo thông tin từ BV Tâm thần TP HCM, Khoa Tư vấn tâm lý và Trung tâm Truyền thông sức khỏe TP HCM, các BV Nhi đồng 1, 2 mỗi năm có khoảng 10.000 trẻ mắc bệnh hoặc có liên quan tới vấn đề sức khỏe tâm thần - tới xin khám, điều trị và tư vấn.
Trao đổi thêm với BS Lê Minh Công, Phó khoa Tâm lý lâm sàng BV Tâm thần TW 2 - Biên Hòa, ông cho hay, các mức độ triệu chứng của một rối loạn tâm thần rất khó nhận biết và cực kỳ đa dạng. Các dấu hiệu nhẹ biểu hiện bằng các khó khăn tâm lý như hơi buồn chán, mệt mỏi, mất ngủ,… thì chỉ cần đến tham vấn tại một trung tâm tâm lý. Còn nếu các dấu hiện khó khăn hơn, biểu hiện bằng một triệu chứng bệnh lý cụ thể thì cần được khám bởi chuyên khoa tâm lý lâm sàng và tâm thần.
Theo BS Ngọc Quang, trước hết gia đình cần quan tâm sâu sát tới con. Phát hiện ra những triệu chứng bất thường đầu tiên ở con mình: khóc, cười vô cớ, rối loạn giấc ngủ, thức khuya, mất trí nhớ, rối loạn tiêu tiểu, rối loạn tư duy cần đưa tới chuyên khoa điều trị. Nếu ngại không đưa con tới BV Tâm thần mà tự điều trị không chuyên khoa thường khi đem tới BV đã quá muộn nên các trường hợp điều trị cũng khó thành công.
Chuyện áp lực học tập buộc con cái phải nhất nhất nghe theo lời cha mẹ với những lời như nhục mạ con cái, chửi con thậm tệ của cha mẹ coi là chuyện bình thường thì với đứa trẻ lại là chuyện lớn quá sức của con gây nên… tâm bệnh.
Tại cuộc họp với các chuyên gia tâm lý và hiệu trưởng các trường khối phổ thông với Sở GD&ĐT TP HCM gần đây, chính ông Huỳnh Công Minh - Giám đốc Sở đã phải thừa nhận áp lực học tập hiện không chỉ biến học trò đang học tập như một cái máy, nhiều khi chỉ để đối phó nhưng nếu không "chạy" như vậy thì đến thầy cô cũng cháy giáo án.
Thế nhưng, một khía cạnh khác đã được cảnh báo từ lâu nay đó là áp lực học hành quá mức còn khiến cuộc sống tâm thần kinh của các em bị ảnh hưởng nặng nề. Các vấn đề sức khỏe tâm lý, tâm thần ở học sinh hiện nay là một tình trạng có thật và đáng báo động và tiếp tục gia tăng là ý kiến chung của các chuyên gia tâm lý, tâm thần mà chúng tôi có dịp trao đổi.
Tiếp xúc với BS Nguyễn Ngọc Quang hiện là GĐ Trung tâm Pháp y TP HCM đã có nhiều năm trong lĩnh vực này tại BV Tâm thần TP HCM, ông cho biết: Thật đau đớn cho phụ huynh nào khi mà đứa con niềm tự hào của cả gia đình rơi vào cảnh có khi 2-3 tuần, có khi cả 2 tháng không tiếp xúc được chỉ vì học hành thái quá! HS có rối loạn stress thi cử thường không ăn uống cũng chẳng có biểu hiện đòi hỏi gì! Thần kinh bị ức chế khiến các em không nói, mắt vô hồn, nhìn xa xăm. Có em thì ngồi như tụng kinh, lẩm bẩm nói, đọc gì đó, hay ngồi trầm ngâm, có em đứng im như một pho tượng cả ngày hay ngồi bất động hàng tiếng đồng hồ.
Và chuyện kéo theo là chẳng ăn uống, vệ sinh cơ thể. Cho dù ép bằng được các em ra nói chuyện, ăn cơm, uống nước, đi vệ sinh... song lúc này tất cả chỉ là những phản xạ vô hồn chứ không phải là sự chủ động của một con người bình thường.
Do đó theo BS Quang, một trong những việc đầu tiên của BS tâm thần là tìm đọc những trang nhật ký của bệnh nhân xem suy nghĩ về cuộc sống, về những người xung quanh của BN ra sao, đột biến gì hay không biết được cảm nghĩ, tâm trạng của BN.
http://vietnamnet.vn/mobiVậy mà chỉ khảo sát của Trường ĐH Y dược TP HCM và Khoa Tâm lý BV Tâm thần TP HCM trên 1.000 học sinh tại 9 trường THCS tại quận 1 năm 2008, yếu tố gây sang chấn tâm thần sau stress ở học sinh do cha mẹ la rầy chiếm gần 50%. Dấu hiệu đầu tiên của các em bị chấn động tâm thần đó là đau bụng, đau đầu… dần tới không ngủ hay ngủ li bì, bỏ ăn, chán chường, nói cười vô cớ, có hành động bất thường… và khi mức độ sang chấn quá nặng không được tư vấn tâm lý trị liệu dẫn tới hành động nhảy lầu tự tử, nhảy sông, uống thuốc sâu, thuốc ngủ.
Chưa có con số thống kê đầy đủ nhưng theo thông tin từ BV Tâm thần TP HCM, Khoa Tư vấn tâm lý và Trung tâm Truyền thông sức khỏe TP HCM, các BV Nhi đồng 1, 2 mỗi năm có khoảng 10.000 trẻ mắc bệnh hoặc có liên quan tới vấn đề sức khỏe tâm thần - tới xin khám, điều trị và tư vấn.
Trao đổi thêm với BS Lê Minh Công, Phó khoa Tâm lý lâm sàng BV Tâm thần TW 2 - Biên Hòa, ông cho hay, các mức độ triệu chứng của một rối loạn tâm thần rất khó nhận biết và cực kỳ đa dạng. Các dấu hiệu nhẹ biểu hiện bằng các khó khăn tâm lý như hơi buồn chán, mệt mỏi, mất ngủ,… thì chỉ cần đến tham vấn tại một trung tâm tâm lý. Còn nếu các dấu hiện khó khăn hơn, biểu hiện bằng một triệu chứng bệnh lý cụ thể thì cần được khám bởi chuyên khoa tâm lý lâm sàng và tâm thần.
Theo BS Ngọc Quang, trước hết gia đình cần quan tâm sâu sát tới con. Phát hiện ra những triệu chứng bất thường đầu tiên ở con mình: khóc, cười vô cớ, rối loạn giấc ngủ, thức khuya, mất trí nhớ, rối loạn tiêu tiểu, rối loạn tư duy cần đưa tới chuyên khoa điều trị. Nếu ngại không đưa con tới BV Tâm thần mà tự điều trị không chuyên khoa thường khi đem tới BV đã quá muộn nên các trường hợp điều trị cũng khó thành công.
Relate Threads