Doan Du

Tiểu thương mới
Tham gia
15 Tháng sáu 2021
Bài viết
25
Điểm tương tác
0
Một doanh nghiệp sau khi thành lập sẽ phải tiến hành các thủ tục nhất định để đảm cho doanh nghiệp đi vào hoạt động đúng theo quy định của pháp luật. Nhằm tránh cho doanh nghiệp gặp phải những rủi ro không đáng có, Công ty Luật Hùng Thắng sẽ đưa ra những lưu ý cần thiết cho doanh nghiệp thực hiện các công việc sau khi thành lập.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật doanh nghiệp 2020;

- Nghị định và các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp.

2. Nội dung tư vấn

Sau khi thành lập công ty, nhà đầu tư cần phải tiến hành các công việc sau:

1. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 32 Luật doanh nghiệp 2020, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng và buộc phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định.

2. Khắc dấu con dấu công ty

Theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, con dấu của doanh nghiệp bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 thì trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp 2020 lại không còn quy định về việc Thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng nên doanh nghiệp sau khi làm con dấu có thể sử dụng luôn mà không cần phải Thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh

3. Làm biển công ty và treo tại trụ sở

Sau khi thành lập, Doanh nghiệp phải tiến hành làm biển công ty và gắn tại trụ sở chính của doanh nghiệp và tại chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có). Trường hợp không thực hiện, doanh nghiệp bị phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng và buộc phải gắn tên doanh nghiệp theo quy định. Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể hình thức và nội dung của biển công ty, tuy nhiên các doanh nghiệp thường lựa chọn biển có các nội dung sau: Tên công ty, địa chỉ trụ sở, mã số thuế/mã số doanh nghiệp, logo công ty, số điện thoại, Website, email (nếu có),….

4. Đăng ký chữ ký số và nộp tờ khai thuế ban đầu

Theo Điểm 4 Luật số 21/2012/QH13 bổ sung thêm Khoản 10 vào Điều 7 của Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, kể từ ngày 1/7/2013, các doanh nghiệp đóng trụ sở tại các tỉnh/thành phố có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin bắt buộc kê khai thuế qua mạng. Chính vì vậy mà việc đăng ký sử dụng chữ ký số là việc làm rất cần thiết sau khi thành lập doanh nghiệp. Chữ ký số được hiểu là một thiết bị kê khai thuế điện tử của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để kê khai thuế qua mạng, kê khai hải quan điện tử; ký email, văn bản điện tử hoặc đăng ký giao dịch ngân hàng điện tử, chứng khoán điện tử. Đây được xem là thiết bị không thể thiếu để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc kê khai thuế.

5 .Mở tài khoản ngân hàng và Đăng ký nộp thuế điện tử

...
6. Đăng ký sử dụng hóa đơn
.....
7. Thực hiện góp vốn theo cam kết
.....

Mời quý đọc giả đọc thêm bài viết chi tiết tại: luathungthang.com/tu-van-phap-luat/luat-doanh-nghiep/nhung-dieu-can-luu-y-sau-khi-thanh-lap-cong-ty
(Hướng dẫn: mọi người copy link bài viết và dán link vào trình duyệt là sẽ ra bài viết chi tiết )

Nguồn bài viết: luathungthang.com/tu-van-phap-luat/luat-doanh-nghiep/nhung-dieu-can-luu-y-sau-khi-thanh-lap-cong-ty/
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên