knacert123
Tiểu thương mới
- Tham gia
- 22 Tháng sáu 2021
- Bài viết
- 31
- Điểm tương tác
- 0
Trồng và phát triển rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC đang dần trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam. Trong các tỉnh, thành phố thì Tuyên Quang hiện là địa phương đứng thứ 2 cả nước về diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC với hơn 35.000 ha rừng.
Tuyên Quang là một trong những địa phương đẩy mạnh quy trình trồng, chăm sóc rừng theo tiêu chuẩn FSC. Các chủ rừng tại đây được phổ biến và hướng dẫn cụ thể về từng công đoạn nhỏ, từ đào hố, chọn cây giống, bón phân, bảo vệ và theo dõi quá trình sinh trưởng của cây trồng cho đến khi cây trồng đủ điều điện để khai thác và tiêu thụ. Những cánh rừng đạt chứng nhận FSSC có tốc độ phát triển nhanh hơn những cánh rừng trồng tự do. So với việc chỉ chú trọng vào các loại cây gỗ nhỏ, người dân Tuyên Quang đã tập trung trồng rừng gỗ lớn có độ tuổi khai thác dài từ 7 đến 10 năm, nhờ vậy mà thu được giá trị gỗ cao gấp 2 lần so với trước kia.
Nhận thức của người dân tham gia trồng rừng được nâng cao là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những thay đổi tích cực trong tư duy trồng và phát triển rừng tại Tuyên Quang. Người dân ở thôn Đa Năng, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương chia sẻ: “Trước đây thường áp dụng phương pháp dùng lửa đốt để xử lý thực bì sau mỗi mùa thu hoạch vì phương pháp này tiện lợi, đỡ tốn công sức và thời gian. Tuy nhiên sau khi được huấn luyện về Tiêu chuẩn rừng FSC thì đã nhận ra đốt thực bì ảnh hưởng xấu tới môi trường, gây nguy cơ cháy rừng, phá vỡ cấu trúc đất, ảnh hưởng tới hệ sinh thái”. Ý thức được vấn đề này, người dân đã chuyển từ phương pháp dùng lửa đốt sang trực tiếp làm **, phát vén thực bì để 1 – 2 năm sau, khi lớp thực bì đó hoại mục sẽ khiến đất tơi xốp và giúp cho cây cối phát triển tốt hơn. Không chỉ vậy, việc sử dụng thuốc diệt **, thuốc bảo vệ thực vật hóa học cũng ngày càng được hạn chế, thay vào đó ưu tiên những loại thuốc có nguồn gốc sinh học. Ngoài ra, địa phương còn khuyến khích người dân thu gom rác thải nhựa sau khi sử dụng để bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp.
Thôn Đa Năng, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương có hơn 189 ha rừng sản xuất được chứng nhận FSC chia thành 3 nhóm là: Nhóm chủ rừng – Chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác rừng; Nhóm giám sát - Kiểm tra việc thực hiện của các thành viên theo những yêu cầu của tiêu chuẩn FSC; Nhóm khai thác – Được trang bị đầy đủ bảo hộ đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình khai thác.
Kết quả là có những gia đình tại Tuyên Quang sau khi khai thác hơn 2 ha rừng trồng keo theo tiêu chuẩn FSC thì thu lãi tới 160 triệu đồng, cao hơn khai thác rừng thông thường 30 triệu đồng. Thực tế rừng trồng được công nhận FSC cho sản lượng gỗ cao hơn rừng thông thường từ 10-15% và giá bán gỗ cũng tăng từ 15-20% nên rất nhiều gia đình tin tưởng vào việc áp dụng tiêu chuẩn FSC để gia tăng hiệu quả.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chiêm Hóa bày tỏ, chứng nhận FSC đóng vai trò quan trọng trong quản lý, bảo vệ rừng và nâng cao giá trị gỗ. Tiêu chuẩn FSC không chỉ nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo và các bên liên quan đến sản xuất lâm nghiệp mà còn thúc đẩy trách nhiệm bảo vệ môi trường của những người trồng rừng. Chính vì vậy mà các xã trên địa bàn đã chủ chương nghiên cứu, lập kế hoạch và triển khai thực hiện việc phổ biến tiêu chuẩn rừng quốc tế rộng rãi cho người dân và cấp chứng chỉ FSC cho rừng trồng đạt tiêu chuẩn.
Nhìn chung việc thực hiện FSC đang diễn ra khá suôn sẻ. Diện tích rừng trồng theo FSC phát triển nhanh, rừng keo 5 năm tuổi FSC phát triển tương đương với rừng keo 7 năm tuổi thông thường, nhờ vậy mà thu nhập của các hộ trồng rừng tại địa phương được cải thiện đáng kể. Quản lý rừng theo tiêu chuẩn FSC giúp mở ra cơ hội lớn trong phát triển lâm nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường trong việc đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và sản phẩm gỗ hợp pháp vừa thỏa mãn nhu cầu sản xuất lớn của các doanh nghiệp trên địa bàn.
xem thêm: tài liệu FSC cho bạn tham khảo
Tuyên Quang là một trong những địa phương đẩy mạnh quy trình trồng, chăm sóc rừng theo tiêu chuẩn FSC. Các chủ rừng tại đây được phổ biến và hướng dẫn cụ thể về từng công đoạn nhỏ, từ đào hố, chọn cây giống, bón phân, bảo vệ và theo dõi quá trình sinh trưởng của cây trồng cho đến khi cây trồng đủ điều điện để khai thác và tiêu thụ. Những cánh rừng đạt chứng nhận FSSC có tốc độ phát triển nhanh hơn những cánh rừng trồng tự do. So với việc chỉ chú trọng vào các loại cây gỗ nhỏ, người dân Tuyên Quang đã tập trung trồng rừng gỗ lớn có độ tuổi khai thác dài từ 7 đến 10 năm, nhờ vậy mà thu được giá trị gỗ cao gấp 2 lần so với trước kia.
Nhận thức của người dân tham gia trồng rừng được nâng cao là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những thay đổi tích cực trong tư duy trồng và phát triển rừng tại Tuyên Quang. Người dân ở thôn Đa Năng, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương chia sẻ: “Trước đây thường áp dụng phương pháp dùng lửa đốt để xử lý thực bì sau mỗi mùa thu hoạch vì phương pháp này tiện lợi, đỡ tốn công sức và thời gian. Tuy nhiên sau khi được huấn luyện về Tiêu chuẩn rừng FSC thì đã nhận ra đốt thực bì ảnh hưởng xấu tới môi trường, gây nguy cơ cháy rừng, phá vỡ cấu trúc đất, ảnh hưởng tới hệ sinh thái”. Ý thức được vấn đề này, người dân đã chuyển từ phương pháp dùng lửa đốt sang trực tiếp làm **, phát vén thực bì để 1 – 2 năm sau, khi lớp thực bì đó hoại mục sẽ khiến đất tơi xốp và giúp cho cây cối phát triển tốt hơn. Không chỉ vậy, việc sử dụng thuốc diệt **, thuốc bảo vệ thực vật hóa học cũng ngày càng được hạn chế, thay vào đó ưu tiên những loại thuốc có nguồn gốc sinh học. Ngoài ra, địa phương còn khuyến khích người dân thu gom rác thải nhựa sau khi sử dụng để bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp.
Thôn Đa Năng, xã Tú Thịnh, huyện Sơn Dương có hơn 189 ha rừng sản xuất được chứng nhận FSC chia thành 3 nhóm là: Nhóm chủ rừng – Chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác rừng; Nhóm giám sát - Kiểm tra việc thực hiện của các thành viên theo những yêu cầu của tiêu chuẩn FSC; Nhóm khai thác – Được trang bị đầy đủ bảo hộ đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình khai thác.
Kết quả là có những gia đình tại Tuyên Quang sau khi khai thác hơn 2 ha rừng trồng keo theo tiêu chuẩn FSC thì thu lãi tới 160 triệu đồng, cao hơn khai thác rừng thông thường 30 triệu đồng. Thực tế rừng trồng được công nhận FSC cho sản lượng gỗ cao hơn rừng thông thường từ 10-15% và giá bán gỗ cũng tăng từ 15-20% nên rất nhiều gia đình tin tưởng vào việc áp dụng tiêu chuẩn FSC để gia tăng hiệu quả.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chiêm Hóa bày tỏ, chứng nhận FSC đóng vai trò quan trọng trong quản lý, bảo vệ rừng và nâng cao giá trị gỗ. Tiêu chuẩn FSC không chỉ nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo và các bên liên quan đến sản xuất lâm nghiệp mà còn thúc đẩy trách nhiệm bảo vệ môi trường của những người trồng rừng. Chính vì vậy mà các xã trên địa bàn đã chủ chương nghiên cứu, lập kế hoạch và triển khai thực hiện việc phổ biến tiêu chuẩn rừng quốc tế rộng rãi cho người dân và cấp chứng chỉ FSC cho rừng trồng đạt tiêu chuẩn.
Nhìn chung việc thực hiện FSC đang diễn ra khá suôn sẻ. Diện tích rừng trồng theo FSC phát triển nhanh, rừng keo 5 năm tuổi FSC phát triển tương đương với rừng keo 7 năm tuổi thông thường, nhờ vậy mà thu nhập của các hộ trồng rừng tại địa phương được cải thiện đáng kể. Quản lý rừng theo tiêu chuẩn FSC giúp mở ra cơ hội lớn trong phát triển lâm nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường trong việc đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và sản phẩm gỗ hợp pháp vừa thỏa mãn nhu cầu sản xuất lớn của các doanh nghiệp trên địa bàn.
xem thêm: tài liệu FSC cho bạn tham khảo
Relate Threads