Những bản rap cổ vũ tinh thần Việt của giới trẻ

Gió

<b>Cựu BQT</b>
Tham gia
1 Tháng một 2011
Bài viết
314
Điểm tương tác
0
Dưới đây là 4 bản rap, xuất hiện ở những thời điểm khác nhau, với phong cách thể hiện khác nhau, nhưng tất cả có cùng điểm chung là khẳng định và truyền tải một cách sâu sắc lòng yêu quê hương, khí phách dân tộc của những người trẻ trong dòng chảy của cuộc sống hiện nay. Nó như một minh chứng rằng, dù ở thời điểm nào, thì ngọn lửa yêu nước vẫn sáng bừng trong trái tim những người Việt trẻ.

Bản sắc Việt Nam


Hiện tượng của giới trẻ Việt năm 2010 - Mr T (tên thật là Tằng Quốc Anh) quả thực sẽ còn được nhắc đến nhiều với ca khúc rap Bản sắc Việt Nam.

Giữa thời điểm mà nền nghệ thuật đường phố của phương Tây du nhập vào nước ta ngày càng rầm rộ, với hiphop, rock, grafiti, beatbox.... người ta thực sự băn khoăn về cái hồn dân tộc trong đó thì Bản sắc Việt Nam đã chứng tỏ giới trẻ luôn biết cách thổi hồn nguồn cội vào nhịp sống hiện đại.

Trong Bản sắc Việt Nam, Tằng Quốc Anh đã khéo léo lồng ghép ngôn từ đơn giản, âm nhạc sôi động với hình ảnh đượm màu đất nước quê hương.

1000 năm qua người dân Việt Nam bên nhau dựng xây và giữ nước... Lịch sử hào hùng ghi trong tâm người con của đất Việt....

I love Việt Nam


Không dựng clip hoành tráng như Bản sắc Việt Nam của Mr.T nhưng bản rap I love Việt Nam của Hiếu Bon và các bạn của mình thực sự là một cách truyền tải tình yêu đất nước đầy xúc cảm của giới trẻ Việt.

"Yêu nước": 2 từ mà thầy cô cha mẹ dạy tôi ngay từ lúc còn nhỏ. Dù có đi xa thì tôi vẫn luôn khắc ghi 2 từ thân thương đó. Tôi sẽ tự hào giới thiệu cho mọi người rằng: Đất nước tôi đẹp tuyệt vời".

Hiếu Bon đã hát như vậy, với giọng điệu vừa mạnh mẽ vừa ấm áp, gợi lên một cảm xúc khó tả, nhất là khi chàng trai thốt lên hai từ "Yêu nước" một cách đầy thân thương và trân trọng.

So với Bản sắc Việt Nam thì bản rap này có nền nhạc nhẹ hơn, nhưng lại da diết hơn. Đặc biệt là các đoạn cao trào của giọng nữ: "Đất nước tôi ơi với những chiếc áo dài lả lướt đẹp rạng ngời, cùng những chiếc nón lá đậm chất dân tộc Việt Nam. Và rồi mọi người hát cùng tôi, tiến lên cùng tôi, một đất nước của chúng ta đây".

Bình Ngô đại cáo


5 năm trước, giới học đường Việt Nam nổi lên một hiện tượng về việc học lịch sử và văn học nước nhà khi clip rap Bình Ngô đại cáo xuất hiện. Clip này có độ dài, hình ảnh minh họa và danh nhân Nguyễn Trãi, ngoài ra không thêm một hình nào.

So với nhiều bản rap hiện nay, bản rap này không cầu kỳ trong việc phối. Thế nhưng, sự chuyển tải một tác phẩm có giá trị lớn lao về lịch sử, văn học dưới hình thức âm nhạc nghệ thuật đường phố đã giúp ca khúc này nhanh chóng được yêu thích trong giới trẻ.

Thuở học sinh, ai cũng từng được học Bình Ngô đại cáo, nhưng không phải bất kỳ một học sinh nào cũng cảm nhận được sự hào hùng, khí phách về một thời kỳ vinh quang của dân tộc. Bởi, cách giảng dạy của giáo viên còn cứng nhắc, hoặc đơn giản và học sinh chưa "thẩm thấu" được tinh thần của tác phẩm.

Chính vì thế, qua những giai điệu dồn dập, sôi nổi của chàng trai trẻ trong clip, những "Đánh một trận sạch không kình ngạc/Đánh hai trận tan tác chim muông..." đã nhanh chóng đi vào lòng người nghe. Hàng chục ngàn bạn trẻ đã khẳng định: "Nhờ có bản rap này mà mình hiểu thêm về lịch sử nước ta".

Quê hương Việt Nam


Ngay dưới clip rap Quê hương Việt Nam của Anh Khang và Suboi (hai rapper tên tuổi của Sài thành), nhiều người đã phản hồi rằng: "Sau khi nghe bài hát này tôi chỉ muốn thốt lên rằng Tôi yêu Việt Nam".

Không hào hùng như Bình Ngô đại cáo, không sống động như Bản sắc Việt Nam, cũng không có những đoạn cao trào đến da diết như I love Việt Nam, bản rap của Anh Khang và Suboi khiến người nghe như trôi đi trong yên bình của miền đất hình chữ S, và từ đó, một tình cảm dạt dào về đất nước tuôn trào.

Trong bản rap này, cô gái trẻ Suboi hát: "Sài Gòn Việt Nam tôi vẫn ở đây. Hà Nội anh em bao nhiêu bạn bè... Dù đi nơi nào cũng chẳng thấy mình như xa thật xa. Qua bao nhiêu năm qua bao nhiêu kiếp người. Bao nhiêu con người đã qua. Bao nhiêu nụ cười trẻ thơ như hoa mới nở. Bao nhiêu con người tắt thở. Bao nhiêu con người tiếp nối. Hạt gạo ông tôi gieo xuống đất. Bao con người được nuôi nấng. Hơn bốn ngàn năm giờ đây ta về đây".
(VietBao)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Bình luận bằng Facebook

Bên trên