bestonline
Tiểu thương mới
- Tham gia
- 6 Tháng mười một 2018
- Bài viết
- 30
- Điểm tương tác
- 0
Giấy nhám là 1 vật tư thiết yếu trong ngành sản xuất gỗ, chúng quyết định rất lớn đến bề mặt sản phẩm nội thất thành phẩm sau cùng. Chính vì vậy, lựa chọn giấy nhám ra sao, cỡ nhám, độ cát cũng như phải có kích thước với các loại máy làm mộc cần phải được chú ý và xem trọng.
1. Khái niệm giấy nhám
Giấy nhám tiếng Anh được gọi là Glasspaper chúng là một dạng giấy mài mòn vật liệu gắn liền với bề mặt của nó (cụ thể ở đây là bề mặt gỗ). Chúng được sử dụng để loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu thô từ bề mặt gỗ, giúp làm cho bề mặt mịn màng hơn làm nền cho các công đoạn gia công tiếp theo trong 1 quá trình sản xuất.
2. Phân loại theo chức năng của giấy nhám
Tùy theo từng chức năng của mỗi loại máy chuyên dụng để sản xuất đồ gỗ nội thất, giấy nhám được sản xuất ra tương thích với từng loại máy đó. Dưới đây là 1 số loại nhám điển hình.
Giấy nhám thùng: Là loại nhám có kích thước cỡ lớn được sản xuất ra chỉ dùng cho máy nhám thùng, đây là loại máy lớn chuyên dụng để làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Bề rộng của máy nhám thùng hiện nay có 3 kích cỡ là 600 mm, 900 mm và 1300 mm. Trong đó, công ty Mộc Chuẩn chúng tôi đang sử dụng máy nhám thùng kích thước lớn nhất (1300 mm).
Máy nhám thùng đang chà nhám khung bao cửa gỗ
Giấy nhám băng (cuộn): Là loại nhám có kích thước nhỏ thông thường có chiều rộng từ 300mm trở xuống, đóng thành băng nhỏ hay thành cuộn thường được dùng cho các loại máy cầm tay như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh hay được cắt nhỏ ra thành từng miếng nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng đặc thù.
Giấy nhám tờ: Là loại nhám có kích thước hiện nay là 230 x 280 mm, chúng được sử dụng để chà nhám mặt phẳng bằng tay một cách thủ công hoặc máy rung cầm tay chủ yếu là phục vụ quá trình xả nhám trong quá trình sơn PU là chính.
3. Phân loại độ cát của giấy nhám
Độ cát được hiểu là độ thô của tờ giấy nhám được ký hiệu chung bằng chữ P (point) phân loại từ thấp đến cao tương ứng với từng độ mịn màng của bề mặt gỗ sau khi xả nhám. Hiện nay có các số mặc định sau (lưu ý là vẫn có những số khác tùy theo cách pha của nhà sản xuất nhám).
P40: Là loại nhám phá bề mặt thô ráp của gỗ cho độ phẳng tương đối
P80: Cũng được xếp vào loại giấy nhám phá, cho bề mặt mịn màng hơn 1 chút.
P180: Là loại nhám cho bề mặn mịn để lót PU.
P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn
P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao
P400: Độ mịn lớn nhất hiện nay, thường dùng là mịn màng bề mặt đòi hỏi cao.
Lưu ý: Độ nhám càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng sẽ nhanh hết cát hơn. Ngoài ra, trên thị trường chúng tôi còn thấy các nhà sản xuất chào bán nhám có độ mịn 500, 600 nhưng thực chất độ cát vẫn dừng lại ở ngưỡng 400. Trong ngành sản xuất gỗ nói chung, chúng ta vẫn dùng đến nhám 400 là đạt yêu cầu của những khách hàng khó tính nhất.
1. Khái niệm giấy nhám
Giấy nhám tiếng Anh được gọi là Glasspaper chúng là một dạng giấy mài mòn vật liệu gắn liền với bề mặt của nó (cụ thể ở đây là bề mặt gỗ). Chúng được sử dụng để loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu thô từ bề mặt gỗ, giúp làm cho bề mặt mịn màng hơn làm nền cho các công đoạn gia công tiếp theo trong 1 quá trình sản xuất.
2. Phân loại theo chức năng của giấy nhám
Tùy theo từng chức năng của mỗi loại máy chuyên dụng để sản xuất đồ gỗ nội thất, giấy nhám được sản xuất ra tương thích với từng loại máy đó. Dưới đây là 1 số loại nhám điển hình.
Giấy nhám thùng: Là loại nhám có kích thước cỡ lớn được sản xuất ra chỉ dùng cho máy nhám thùng, đây là loại máy lớn chuyên dụng để làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Bề rộng của máy nhám thùng hiện nay có 3 kích cỡ là 600 mm, 900 mm và 1300 mm. Trong đó, công ty Mộc Chuẩn chúng tôi đang sử dụng máy nhám thùng kích thước lớn nhất (1300 mm).
Máy nhám thùng đang chà nhám khung bao cửa gỗ
Giấy nhám băng (cuộn): Là loại nhám có kích thước nhỏ thông thường có chiều rộng từ 300mm trở xuống, đóng thành băng nhỏ hay thành cuộn thường được dùng cho các loại máy cầm tay như máy chà nhám tăng, máy chà nhám cạnh hay được cắt nhỏ ra thành từng miếng nhỏ tùy theo nhu cầu sử dụng đặc thù.
Giấy nhám tờ: Là loại nhám có kích thước hiện nay là 230 x 280 mm, chúng được sử dụng để chà nhám mặt phẳng bằng tay một cách thủ công hoặc máy rung cầm tay chủ yếu là phục vụ quá trình xả nhám trong quá trình sơn PU là chính.
3. Phân loại độ cát của giấy nhám
Độ cát được hiểu là độ thô của tờ giấy nhám được ký hiệu chung bằng chữ P (point) phân loại từ thấp đến cao tương ứng với từng độ mịn màng của bề mặt gỗ sau khi xả nhám. Hiện nay có các số mặc định sau (lưu ý là vẫn có những số khác tùy theo cách pha của nhà sản xuất nhám).
P40: Là loại nhám phá bề mặt thô ráp của gỗ cho độ phẳng tương đối
P80: Cũng được xếp vào loại giấy nhám phá, cho bề mặt mịn màng hơn 1 chút.
P180: Là loại nhám cho bề mặn mịn để lót PU.
P240: Là loại nhám xả lót PU trong quá trình sơn
P320: Là loại nhám xả cho độ mịn màng cao
P400: Độ mịn lớn nhất hiện nay, thường dùng là mịn màng bề mặt đòi hỏi cao.
Lưu ý: Độ nhám càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng sẽ nhanh hết cát hơn. Ngoài ra, trên thị trường chúng tôi còn thấy các nhà sản xuất chào bán nhám có độ mịn 500, 600 nhưng thực chất độ cát vẫn dừng lại ở ngưỡng 400. Trong ngành sản xuất gỗ nói chung, chúng ta vẫn dùng đến nhám 400 là đạt yêu cầu của những khách hàng khó tính nhất.
Relate Threads