tintucsao99
Tiểu thương mới
- Tham gia
- 4 Tháng một 2021
- Bài viết
- 26
- Điểm tương tác
- 0
Nhiều người ở xứ chùa Vàng tham gia đám tang giả của chính mình để giải tỏa áp lực trong mùa dịch Covid-19 và đuổi bớt vận xui.
Ngôi đền Wat Bangna Nai ở ngoại ô Bangkok (Thái Lan) thu hút hơn 100 người đến đây mỗi ngày để thực hiện lễ tang giả của chính họ với hy vọng cầu vận may hoặc mang lại một khởi đầu mới, theo Reuters.
Với một số người, những áp lực nặng nề trong thời kỳ đại dịch đã khiến họ xem nghi lễ này là quan trọng và cần thiết.
“Tôi phải thừa nhận rằng bản thân đang rất căng thẳng vì **** được ít tiền hơn do đại dịch. Tôi chắc chắn mọi người ở đây cũng cảm thấy như vậy”, Nutsarang Sihard (52 tuổi), một chủ quán ăn, cho biết.
Mỗi người tham gia phải trả 100 baht (khoảng 3,33 USD) cho hoa, nến và quần áo để dự buổi lễ.
Sau đó, họ làm theo hướng dẫn của các nhà sư, nằm xuống quan tài, hướng đầu về phía tây, rồi đổi bên nhằm tượng trưng cho sự tái sinh.
Nhiều người tham gia đám tang giả của chính mình để giải tỏa căng thẳng.
“Tôi thấy mình như được sinh ra lần nữa, sống lại và trở thành một con người mới”, Nutsarang nói với Reuters.
Chonlathit Nim Samplewai (23 tuổi) đến tham dự lễ tang vì thầy bói nói rằng tính mạng của cô đang gặp nguy hiểm.
“Lời tiên đoán khiến tôi thấy căng thẳng. Tôi ở đây hôm nay vì muốn cảm thấy tốt hơn”, Chonlathit chia sẻ.
Nhiều ngôi chùa ở Thái Lan cũng tổ chức các nghi lễ tương tự. Prakru Prapath Waranukij, một nhà sư thực hiện đám tang giả, nói rằng mặc dù hình thức này tạo ra một số ý kiến trái chiều trên mạng, ông vẫn cảm thấy việc suy ngẫm về cái chết là điều quan trọng.
“Nó nhắc nhở mọi người rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ chết. Vì vậy, ai cũng phải cẩn thận về cách sống của mình”, Prakru nói.
Người tham dự phải nằm xuống quan tài, phủ một tấm khăn lên người trong khi các nhà sư tụng kinh.
Không chỉ xứ chùa Vàng, nhiều quốc gia khác như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng rộ lên xu hướng làm đám tang giả. Ở Mỹ, trường trung học Frederick Doulass nằm ở phía tây Atlanta tổ chức hoạt động này hàng năm như một phần của chương trình giáo dục cảm xúc xã hội cho học sinh.
Điều này được cho là nhằm ngăn ngừa những trường hợp học sinh tự tử vì áp lực học tập, bắt nạt học đường và rắc rối trong cuộc sống.
Tại xứ sở hoa anh đào, các hoạt động chết thử, chuẩn bị hậu sự cho bản thân ngày càng trở nên phổ biến. Người tham gia sẽ được dán ảnh, dự lễ tang và lễ rắc tro cốt của chính họ.
Nhiều người già ở Nhật muốn tự chuẩn bị cho cái chết của họ khi sức khỏe vẫn còn tốt để giảm gánh nặng lên con cái.
Ngôi đền Wat Bangna Nai ở ngoại ô Bangkok (Thái Lan) thu hút hơn 100 người đến đây mỗi ngày để thực hiện lễ tang giả của chính họ với hy vọng cầu vận may hoặc mang lại một khởi đầu mới, theo Reuters.
Với một số người, những áp lực nặng nề trong thời kỳ đại dịch đã khiến họ xem nghi lễ này là quan trọng và cần thiết.
“Tôi phải thừa nhận rằng bản thân đang rất căng thẳng vì **** được ít tiền hơn do đại dịch. Tôi chắc chắn mọi người ở đây cũng cảm thấy như vậy”, Nutsarang Sihard (52 tuổi), một chủ quán ăn, cho biết.
Mỗi người tham gia phải trả 100 baht (khoảng 3,33 USD) cho hoa, nến và quần áo để dự buổi lễ.
Sau đó, họ làm theo hướng dẫn của các nhà sư, nằm xuống quan tài, hướng đầu về phía tây, rồi đổi bên nhằm tượng trưng cho sự tái sinh.
Nhiều người tham gia đám tang giả của chính mình để giải tỏa căng thẳng.
“Tôi thấy mình như được sinh ra lần nữa, sống lại và trở thành một con người mới”, Nutsarang nói với Reuters.
Chonlathit Nim Samplewai (23 tuổi) đến tham dự lễ tang vì thầy bói nói rằng tính mạng của cô đang gặp nguy hiểm.
“Lời tiên đoán khiến tôi thấy căng thẳng. Tôi ở đây hôm nay vì muốn cảm thấy tốt hơn”, Chonlathit chia sẻ.
Nhiều ngôi chùa ở Thái Lan cũng tổ chức các nghi lễ tương tự. Prakru Prapath Waranukij, một nhà sư thực hiện đám tang giả, nói rằng mặc dù hình thức này tạo ra một số ý kiến trái chiều trên mạng, ông vẫn cảm thấy việc suy ngẫm về cái chết là điều quan trọng.
“Nó nhắc nhở mọi người rằng một ngày nào đó chúng ta sẽ chết. Vì vậy, ai cũng phải cẩn thận về cách sống của mình”, Prakru nói.
Người tham dự phải nằm xuống quan tài, phủ một tấm khăn lên người trong khi các nhà sư tụng kinh.
Không chỉ xứ chùa Vàng, nhiều quốc gia khác như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng rộ lên xu hướng làm đám tang giả. Ở Mỹ, trường trung học Frederick Doulass nằm ở phía tây Atlanta tổ chức hoạt động này hàng năm như một phần của chương trình giáo dục cảm xúc xã hội cho học sinh.
Điều này được cho là nhằm ngăn ngừa những trường hợp học sinh tự tử vì áp lực học tập, bắt nạt học đường và rắc rối trong cuộc sống.
Tại xứ sở hoa anh đào, các hoạt động chết thử, chuẩn bị hậu sự cho bản thân ngày càng trở nên phổ biến. Người tham gia sẽ được dán ảnh, dự lễ tang và lễ rắc tro cốt của chính họ.
Nhiều người già ở Nhật muốn tự chuẩn bị cho cái chết của họ khi sức khỏe vẫn còn tốt để giảm gánh nặng lên con cái.
Relate Threads