Nghĩa trang Hàng Dương Huyện Côn Đảo

PhiTruong

Sáng Lập CVT
Thành viên BQT
Administrator
Tham gia
16 Tháng bảy 2007
Bài viết
8,859
Điểm tương tác
1,424
Nghĩa trang Hàng Dương là một nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Khách du lịch tớI đây thường nói với nhau : Dân số trên đảo chỉ có khoảng trên 2.000 người, nhưng trên đảo có tới 20.000 ngôi mộ, một tỷ lệ cao mà trong cả nước không đâu có.

_lnd0563.jpg

Nghĩa trang Hàng Dương rộng lớn, nằm ngay dưới chân núi được chia thành 3 khu A, B, C:

Khu A: Là khu nằm trên địa thế cao nhất, nơi có phần mộ đồng chí Lê Hồng Phong, chí sỹ yêu nước Nguyễn An Ninh. Thông thường du khách đến viếng mộ ở khu A không ai là không đến viếng thắp nhang trên hai ngôi mộ này.

Khu B: là khu gần đường vào nghĩa trang Hàng Dương hơn. Nơi đây có ngôi mộ của nữ anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu. Du khách tới đây được nghe giới thiệu nhiều mẫu chuyện về chị Sáu, một nữ tử tù sống khôn chết thiêng, đến nỗi sau khi đã bị kẻ thù giết hại chị vẫn hiển linh về phù hộ các tù nhân và trừng phạt bọn lính cai ngục về những tội ác của chúng khiến cho chúng ăn không ngon, ngủ không yên.

Khu C: là khu nghĩa trang chôn cất các tù nhân chống Mỹ cứu nước.

Sân hành lễ nằm ở trung tâm nghĩa trang với tượng đài mang biểu tượng hình ảnh người tù “Chết còn trao áo cho nhau”, dặn nhau giữ vững khí tiết, đấu tranh cho đến ngày toàn thắng.

Nghĩa trang Hàng Dương được bảo tồn như một di tích lịch sử đặc biệt của cả nước. Đó là nơi yên nghỉ của hàng vạn người con ưu tú của dân tộc ta, đã đối mặt với kẻ thù giữa lao tù, xiềng gông, xà lim, máy chém nhưng vẫn giữ vững niềm tin vào sự toàn thắng của Chủ nghĩa Anh hùng Cách mạng. Họ là những người mà tên tuổi mãi mãi được lưu danh sử sách.

Nghĩa trang Hàng Dương rộng 190.000m2, gồm 3 khu : khu A, khua B và khu C. Theo số liệu ước định có khoảng: 20.000 tù nhân đã chết ở Côn Đảo. Tuy nhiên không phải tất cả đều nằm ở Hàng Dương. Nghĩa địa tù được lập ở khu vực Chuồng Bò, sau dời lên Hàng Keo. Từ năm 1944, chế độ khủng bố trắng sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã giết hại hàng ngàn tù nhân.


Nghĩa địa Hàng Keo hầu như hết chỗ, thực dân Pháp mở nghĩa địa Hàng Dương để chôn tù. Tính đến ngày Côn Đảo hoàn toàn giải phóng (1975), nghĩa trang lịch sử này tròn 35 tuổi. Trong vòng 35 năm ấy, ước tính khoảng 6.000 tù nhân bị giết hại.

Khu A nghĩa trang, nơi có phần mộ cụ Nguyễn An Ninh và đồng chí Lê Hồng Phong là nơi chôn những ngôi mộ đầu tiên. Mỗi người tù xấu số được liệm bằng 2 chiếc bao bàng (đan bằng loại ** ống), cột 7 nút lại, rồi đưa ra vùi qua loa xuống cát. Có thời gian, mỗi ngày từ 15 đến 20 người tù chết, tất cả được chất lên xe bò chở ra hàng Dương vùi chung một hố.

Năm 1944, khu A đã chôn chật mộ, nhà tù đã mở rộng nghĩa trang về phía nam, tức khu B hiện nay. Hài cốt lớp tù nhân kháng chiến chống Pháp (1945-1954) được chôn kế tiếp từ đồi cát chạy dài xuống phía đông nam, nơi có phần mộ người thiếu nữ anh hùng Võ Thị Sáu.

Hài cốt lớp tù nhân chống Mỹ được chôn tiếp vào phần còn lại của khu B và chôn tiếp qua khu C. Gần 500 tù chính trị câu lưu chống ly khai Đảng cộng sản trong những năm 1957-1963 được chôn trong khu B.

Mỗi ngôi mộ ở nghĩa trang này không chỉ là một số phận bi hùng, một chứng tích tội ác của thực dân đế quốc mà còn âm vang những trang sử hào hùng của cuộc đấu trang trong tù, tỏa sáng chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Sân hành lễ nằm ở trung tâm nghĩa trang với một tượng đài mang một hình tượng Trao Aùo. Tượng đài cao 9m, nặng 25 tấn được khởi dựng ngày 16/7/1980. Dưới chân bức tượng có ghi hàng chữ “Vĩnh biệt các đồng chí”. Tượng đài được tái tạo từ câu chuyện “ Chết còn cởi áo cho nhau”. Người trao áo là ông Vũ Văn Hiếu, nguyên là bí thư đầu tiên của đặc khu mỏ Hòn Gai (tháng 10/1930). Người nhận áo nguyên là cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Nghĩa trang Hàng Dương được bảo tồn như một di tích lịch sử đặc biệt. Nghĩa trang hàng Dương với hàng ngàn nấm mộ có tên và không tên là bằng chứng hùng hồn về tội ác của đế quốc, thực dân đối với dân tộc ta. Đó là nơi yên nghỉ của hàng ngàn người con ưu tú của dân tộc ta, đã đối mặt với kẻ thù giữa lao tù, xiềng xích, trong cuộc đấu trang vì độc lập, tự do và chủ nghãi xã hội.
 
Cam on ban da chia se
 
Liên hệ Hotline: 0966.393.270 để được tư vấn chi tiết các dự án BĐS mới nhất, đã đang và sắp mở bán.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên