- Tới đây mà thông qua đề án biên soạn SGK mới thì còn nhiều bài toán "hay" hơn thế này nữa.
- Ý kiến của mình: người ra đề toán này là người sai. Vì lớp 3 chưa được học cái 2(1+2) mà chỉ học 2x(1+2).
- Kể cả ý kiến của Ông TS Thống Nhất là sau khi thực hiện phép tính trong ngoặc, rồi chỉ còn phép nhân chia thì thực hiện từ trái qua phải (KQ là 9), thì theo quy tắc "dấu nhân" ẩn (viết như trong đề toán trên) vẫn ưu tiên hơn (KQ là 1).
- Nhưng đây là bài toán lớp 3 nên phải đứng trên cương vị học sinh lớp 3 để giải, thì kết quả là 9 mới phù hợp. Còn các Bạn có thắc mắc rằng ở cấp II có bài học về phân tích đa thức thành nhân tử (thời chúng tôi học gọi là thừa số) thì trong ngoặc chí ít cũng phải có biến x hoặc y, chứ trong ngoặc không thể chỉ có một phép cộng hai số tự nhiên (1+2).
- Đề toán nêu trên nếu viết đúng phải là 6:2x(1+2) kết quả là 9
- Hoặc 6 / 2x(1+2) kết quả là 1.
Nhân tiện giới thiệu với các Bạn yêu thích Toán (tìm trên Google) một số đề toán thi vào Trường chuyên Ams Hà Nội từ năm 2005 đến 2010, nhiều bài cũng "hài" vãi.