Giai đoạn sau khi sinh nở là thời kỳ hồi phục về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh sản, với thời gian 42 ngày. Thời gian để sức khỏe sản phụ hồi phục, có khả năng tham gia lao động được là 4-6 tháng
Sau khi sinh, sản phụ đầu choáng mắt hoa không ngồi dậy được, ngực tức đầy, lợm giọng, buồn nôn, đờm nhiều thở gấp; nặng thì cấm khẩu, hôn mê bất tỉnh nhân sự, gọi là huyết vựng. Đây là bệnh nguy hiểm dễ sinh chứng thoát, có thể chết ngay. Nguyên nhân là do huyết hư, tâm can huyết kém; hoặc do huyết ứ xông lên, tâm thần rối loạn; hoặc là khi đẻ khí uất hàn trệ làm huyết ứ xông lên. Sau đây là một số món ăn - bài thuốc tốt cho sản phụ bị chứng này.
Cháo thịt rùa bổ âm, ích huyết, tốt cho sản phụ sau đẻ yếu mệt, đi tiểu nhiều.
Cháo thịt rùa:
Bỏ rùa vào nước sôi một lúc, lấy ra, bỏ mai, ruột, gan, đầu chân, lột da, bỏ đuôi, thái thành miếng nhỏ, đổ nước sôi vào nấu lại một lượt, lại bỏ vào trong nước lạnh, lột bỏ màng da trên thân rùa, rửa sạch bỏ vào nồi, đổ thêm rượu vàng, hành, gừng, muối tinh, đun to lửa ninh nhừ; nhặt hành, gừng và xương rùa ra, chỉ để lại thịt và nước canh. Lại đem gạo nếp đã vo sạch thả vào nồi, tiêp đổ nước canh vào, đun to lửa cho sôi, ninh thành cháo rồi đổ thịt rùa vào nồi cho thêm bột ngọt, tiêu bột, để một lúc là được. Ngày chia ăn 2 lần. Tác dụng bổ âm, ích huyết, trừ phong thấp tê, sau khi sinh cơ thể yếu mệt, sa sinh dục, lòi dom, lỵ ra máu, đi tiểu nhiều.
Cháo lạc nhân, củ mài: Lạc nhân 45g, củ mài 30g, đường phèn 20g, gạo lức 100g. Lạc nhân, củ mài giã nát cùng gạo đã vo sạch đổ vào nồi, nước 1 lít, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa ninh nhừ thành cháo, cho đường phèn vào, để một lúc là được. Ăn trong ngày lúc cháo còn nóng. Tác dụng ích khí dưỡng huyết, kiện tỳ nhuận phế trị sau khi sinh khí huyết hư suy không có sữa.
Canh gà ác kiện tỳ bổ khí huyết, tốt cho sản phụ huyết ứ, đầu choáng mắt hoa.
Canh gà ác:
Gà trống xương đen 1 con, trần bì 3g, riềng 3g, hạt tiêu 6g, thảo quả 2 quả, đậu xị tương vừa đủ. Các vị thuốc rửa sạch cho vào túi. Gà mổ bỏ ruột, chặt miếng nhỏ cho cùng túi thuốc vào nồi đất, nước vừa đủ, đun sôi; khi thịt chín nhừ thì cho hành, đậu xị, tương là được. Chia ăn 2-3 bữa trong ngày. Tác dụng: ôn trung kiện tỳ bổ khí huyết, trị nữ giới thống kinh, băng huyết không cầm, sản phụ huyết hư đầu choáng mắt hoa.
Canh móng giò nấu đương quy: Móng giò lợn 2 cái, đương quy 30g, muối vừa đủ. Móng giò rửa sạch, đương quy cho vào túi vải, cho hai thứ vào nồi, nước vừa đủ đun nhỏ lửa tới chín nhừ, cho gia vị. Ăn thịt uống canh. Tác dụng dưỡng huyết thông sữa, trị phụ nữ sau sinh huyết hư.
Nước long nhãn thủ ô:Long nhãn 20g, hà thủ ô chế 15g, táo tàu 15g, đương quy 6g, đường phèn 50g, hà thủ ô, đương quy rửa sạch sấy khô tán bột. Táo bóc bỏ vỏ, hạt, thái nhỏ. Long nhãn cũng thái nhỏ. Bắc nồi lên bếp, cho nước 700ml và bột đương quy nấu sôi rồi cho tiếp long nhãn, táo, đường phèn, nấu cạn còn 300ml. Ngày uống 1 thang. Uống nhiều ngày, cách 2 ngày uống 1 thang. Tác dụng: trị sau sinh huyết hư thiếu máu tinh thần mệt mỏi.
- Đu đủ xanh với móng giò lợn: Đu đủ 400g, móng giò 1 cái. Gia vị vừa đủ. Rửa sạch đu đủ thái miếng, móng giò làm sạch chặt miếng nhỏ. Ninh nhừ móng giò, cho đu đủ vào đun chín, cho gia vị vào rồi bắc ra. Ăn ngay khi còn nóng hoặc dùng làm canh ăn hàng ngày. Ăn liên tục trong 7 ngày. Món ăn này có tác dụng thông sữa, rất tốt cho những sản phụ ít sữa hoặc sữa loãng.
Cần tránh:
- Tránh các loại gây ********** (rượu, cà phê, nước chè đặc và nhất là thuốc lá...) có ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh và tới sức khỏe nói chung của trẻ.
- Nên hạn chế một vài loại gia vị như ớt, tỏi, hành có thể qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.
- Tránh kiêng khem quá mức vì dẫn làm cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược vì thiếu chất dinh dưỡng. Nhiều người còn có quan niệm buộc sản phụ sau khi sinh phải kiêng đồ ăn tanh như tôm cá… Thực tế sau sinh sản phụ cần phải bổ sung nhiều loại chất dinh dưỡng, các nhóm thực phẩm chính và phụ đều cần phải đa dạng hóa, nếu chỉ thiên về một số loại nào đó sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể khiến tuyến sữa hoạt động kém hiệu quả.
- Nếu phải dùng thuốc, bạn nên cho bác sĩ biết mình đang cho bé bú để bác sĩ sẽ kê những loại thuốc thích hợp.
Chú ý:
không nên bỏ một bữa ăn nào vì cơ thể cần chất đốt liên tục.
- Bữa sáng, nên có nhiều thức ăn bổ dưỡng như thịt, cá, trứng... hoặc sữa, bơ, phomát...
- Bữa trưa, ăn nhẹ nhưng cân bằng và có thêm sữa chua, hoa quả, salat hoặc trứng.
- Chiều tối, bạn có thể làm một bữa ăn nóng, dinh dưỡng tốt với các món ăn bạn ưa thích hoặc cháo, xúp có thịt, sau đó nếu có điều kiện nên bổ sung thêm các sản phẩm từ sữa và trái cây tươi thì rất tốt.
Theo kinh nghiệm dân gian, người sinh phải kiêng nước, kiêng gió, “nằm lửa”. Ngày nay, điều kiện sống đã khác xưa nhiều, ta không nên rập khuôn đúng như thế, song vẫn cần cho người mẹ nằm ở nơi ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, tránh nơi có gió. Không kiêng nước hoàn toàn, song phải dùng nước sạch, nước ấm. Với người mẹ nuôi con bú, việc duy trì một chế độ vệ sinh, dinh dưỡng tốt (bảo đảm đủ lượng calo cần thiết); một nếp sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý là rất có lợi cho cả mẹ và con. Đó chính là điều kiện để thỏa mãn đủ nhu cầu của con. Con sẽ được khỏe mạnh, ít ốm đau bệnh tật.
Nguồn: sưu tầm
Sau khi sinh, sản phụ đầu choáng mắt hoa không ngồi dậy được, ngực tức đầy, lợm giọng, buồn nôn, đờm nhiều thở gấp; nặng thì cấm khẩu, hôn mê bất tỉnh nhân sự, gọi là huyết vựng. Đây là bệnh nguy hiểm dễ sinh chứng thoát, có thể chết ngay. Nguyên nhân là do huyết hư, tâm can huyết kém; hoặc do huyết ứ xông lên, tâm thần rối loạn; hoặc là khi đẻ khí uất hàn trệ làm huyết ứ xông lên. Sau đây là một số món ăn - bài thuốc tốt cho sản phụ bị chứng này.
Cháo thịt rùa bổ âm, ích huyết, tốt cho sản phụ sau đẻ yếu mệt, đi tiểu nhiều.
Cháo thịt rùa:
Bỏ rùa vào nước sôi một lúc, lấy ra, bỏ mai, ruột, gan, đầu chân, lột da, bỏ đuôi, thái thành miếng nhỏ, đổ nước sôi vào nấu lại một lượt, lại bỏ vào trong nước lạnh, lột bỏ màng da trên thân rùa, rửa sạch bỏ vào nồi, đổ thêm rượu vàng, hành, gừng, muối tinh, đun to lửa ninh nhừ; nhặt hành, gừng và xương rùa ra, chỉ để lại thịt và nước canh. Lại đem gạo nếp đã vo sạch thả vào nồi, tiêp đổ nước canh vào, đun to lửa cho sôi, ninh thành cháo rồi đổ thịt rùa vào nồi cho thêm bột ngọt, tiêu bột, để một lúc là được. Ngày chia ăn 2 lần. Tác dụng bổ âm, ích huyết, trừ phong thấp tê, sau khi sinh cơ thể yếu mệt, sa sinh dục, lòi dom, lỵ ra máu, đi tiểu nhiều.
Cháo lạc nhân, củ mài: Lạc nhân 45g, củ mài 30g, đường phèn 20g, gạo lức 100g. Lạc nhân, củ mài giã nát cùng gạo đã vo sạch đổ vào nồi, nước 1 lít, đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa ninh nhừ thành cháo, cho đường phèn vào, để một lúc là được. Ăn trong ngày lúc cháo còn nóng. Tác dụng ích khí dưỡng huyết, kiện tỳ nhuận phế trị sau khi sinh khí huyết hư suy không có sữa.
Canh gà ác kiện tỳ bổ khí huyết, tốt cho sản phụ huyết ứ, đầu choáng mắt hoa.
Canh gà ác:
Gà trống xương đen 1 con, trần bì 3g, riềng 3g, hạt tiêu 6g, thảo quả 2 quả, đậu xị tương vừa đủ. Các vị thuốc rửa sạch cho vào túi. Gà mổ bỏ ruột, chặt miếng nhỏ cho cùng túi thuốc vào nồi đất, nước vừa đủ, đun sôi; khi thịt chín nhừ thì cho hành, đậu xị, tương là được. Chia ăn 2-3 bữa trong ngày. Tác dụng: ôn trung kiện tỳ bổ khí huyết, trị nữ giới thống kinh, băng huyết không cầm, sản phụ huyết hư đầu choáng mắt hoa.
Canh móng giò nấu đương quy: Móng giò lợn 2 cái, đương quy 30g, muối vừa đủ. Móng giò rửa sạch, đương quy cho vào túi vải, cho hai thứ vào nồi, nước vừa đủ đun nhỏ lửa tới chín nhừ, cho gia vị. Ăn thịt uống canh. Tác dụng dưỡng huyết thông sữa, trị phụ nữ sau sinh huyết hư.
Nước long nhãn thủ ô:Long nhãn 20g, hà thủ ô chế 15g, táo tàu 15g, đương quy 6g, đường phèn 50g, hà thủ ô, đương quy rửa sạch sấy khô tán bột. Táo bóc bỏ vỏ, hạt, thái nhỏ. Long nhãn cũng thái nhỏ. Bắc nồi lên bếp, cho nước 700ml và bột đương quy nấu sôi rồi cho tiếp long nhãn, táo, đường phèn, nấu cạn còn 300ml. Ngày uống 1 thang. Uống nhiều ngày, cách 2 ngày uống 1 thang. Tác dụng: trị sau sinh huyết hư thiếu máu tinh thần mệt mỏi.
- Đu đủ xanh với móng giò lợn: Đu đủ 400g, móng giò 1 cái. Gia vị vừa đủ. Rửa sạch đu đủ thái miếng, móng giò làm sạch chặt miếng nhỏ. Ninh nhừ móng giò, cho đu đủ vào đun chín, cho gia vị vào rồi bắc ra. Ăn ngay khi còn nóng hoặc dùng làm canh ăn hàng ngày. Ăn liên tục trong 7 ngày. Món ăn này có tác dụng thông sữa, rất tốt cho những sản phụ ít sữa hoặc sữa loãng.
Cần tránh:
- Tránh các loại gây ********** (rượu, cà phê, nước chè đặc và nhất là thuốc lá...) có ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh và tới sức khỏe nói chung của trẻ.
- Nên hạn chế một vài loại gia vị như ớt, tỏi, hành có thể qua sữa gây mùi khó chịu, trẻ dễ bỏ bú.
- Tránh kiêng khem quá mức vì dẫn làm cho cơ thể mệt mỏi, suy nhược vì thiếu chất dinh dưỡng. Nhiều người còn có quan niệm buộc sản phụ sau khi sinh phải kiêng đồ ăn tanh như tôm cá… Thực tế sau sinh sản phụ cần phải bổ sung nhiều loại chất dinh dưỡng, các nhóm thực phẩm chính và phụ đều cần phải đa dạng hóa, nếu chỉ thiên về một số loại nào đó sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể khiến tuyến sữa hoạt động kém hiệu quả.
- Nếu phải dùng thuốc, bạn nên cho bác sĩ biết mình đang cho bé bú để bác sĩ sẽ kê những loại thuốc thích hợp.
Chú ý:
không nên bỏ một bữa ăn nào vì cơ thể cần chất đốt liên tục.
- Bữa sáng, nên có nhiều thức ăn bổ dưỡng như thịt, cá, trứng... hoặc sữa, bơ, phomát...
- Bữa trưa, ăn nhẹ nhưng cân bằng và có thêm sữa chua, hoa quả, salat hoặc trứng.
- Chiều tối, bạn có thể làm một bữa ăn nóng, dinh dưỡng tốt với các món ăn bạn ưa thích hoặc cháo, xúp có thịt, sau đó nếu có điều kiện nên bổ sung thêm các sản phẩm từ sữa và trái cây tươi thì rất tốt.
Theo kinh nghiệm dân gian, người sinh phải kiêng nước, kiêng gió, “nằm lửa”. Ngày nay, điều kiện sống đã khác xưa nhiều, ta không nên rập khuôn đúng như thế, song vẫn cần cho người mẹ nằm ở nơi ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, tránh nơi có gió. Không kiêng nước hoàn toàn, song phải dùng nước sạch, nước ấm. Với người mẹ nuôi con bú, việc duy trì một chế độ vệ sinh, dinh dưỡng tốt (bảo đảm đủ lượng calo cần thiết); một nếp sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, hợp lý là rất có lợi cho cả mẹ và con. Đó chính là điều kiện để thỏa mãn đủ nhu cầu của con. Con sẽ được khỏe mạnh, ít ốm đau bệnh tật.
Nguồn: sưu tầm
Relate Threads