Máy bay Su-T-50, câu trả lời dành cho F-22 của Mỹ

khoahoc

Tiểu thương mới
Tham gia
16 Tháng mười một 2008
Bài viết
21
Điểm tương tác
0
Máy bay Su-T-50, câu trả lời dành cho F-22 của Mỹ
Su-T-50 là máy bay tiêu biểu cho thế hệ chiến đấu cơ thứ 5 của Nga, được kỳ vọng là vũ khí áp đảo hoàn toàn các chiến đấu cơ tương đương của Mỹ.

Từ những năm 1980, Nga luôn song hành với Mỹ trong cuộc đua chế tạo loại máy bay thế hệ thứ 5, thế hệ máy bay tối tân, có khả năng áp đảo các loại máy bay khác mà các quốc gia trên thế giới đang sở hữu.

Thăng trầm dự án máy bay thế hệ thứ năm của Nga

Tuy nhiên, năm 1991, khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, hầu hết kinh phí cấp cho các dự án nghiên cứu vũ khí hiện đại bị cắt giảm tối đa. Nhờ vậy, Mỹ đã vượt Nga trong cuộc đua và sớm ra cho ra đời chiếc F-22 Raptor (mệnh danh "chim ăn thịt") vào năm 1997.
a02.jpg
Một mẫu thiết kế của Sukhoi T-50 với bề ngoài rất giống F-22 Raptor.
Bất chấp việc các nguồn kinh phí bị cắt giảm, viện nghiên cứu và các công ty chế tạo máy bay của Nga không từ bỏ dự án của mình, trong đó, có hai “ông lớn” là công ty Mikoyan-Gurevich và công ty Sukhoi. Hai công ty này tiếp tục các dự án, vượt qua khó khăn chồng chất về tài chính.

Năm 1997, công ty Sukhoi ra mắt mẫu thiết kế đầu tiên về chiếc máy bay thế hệ thứ 5: Chiếc Su-47 Berkut - Đại bàng vàng (Định danh NATO: Firkin). Ba năm sau, tháng 2/2000, công ty Mikoyan-Gurevich cho ra đời chiếc Mig 1.44 (còn có tên khác là Mig-39, định danh NATO là Flatpack).
a07.jpg
Mig 1.44, sản phẩm thử nghiệm máy bay thế hệ thứ 5 đầu tiên của Mikoyan Gurevich.
a06.jpg
Su-47 Berkut, sản phẩm thử nghiệm máy bay thế hệ thứ 5 đầu tiên của Sukhoi.
Hai chiếc Su-47 và Mig 1.44 đều có những đặc điểm ưu việt so với các thế hệ máy bay trước đó. Chiếc Su-47 nổi bật với cặp cánh ngược về phía trước (swept wing), được làm gần như hoàn toàn bằng vật liệu composite và phủ lớp sơn giảm phản xạ sóng radar. Còn Mig 1.44 được cho là ứng dụng công nghệ tàng hình plasma mới nhất trong chế tạo.

Tuy nhiên, cả hai loại máy bay Su-47 và Mig-1.44 đều chưa đáp ứng những yêu cầu của Bộ quốc phòng Nga về một chiếc máy bay thế hệ thứ 5, có sức mạnh áp đảo trước các loại máy bay tương tự của Mỹ là F-22 Raptor và F-35 Lightning-II. Vì thế, một dự án mới hơn được lên kế hoạch, có tên là PAK-FA (Perspektivnyi Aviatsionnyi Kompleks Frontovoi Aviatsyi - Máy bay chiến thuật của tương lai).
a01.jpg
Mẫu thiết kế Sukhoi T-50 với cánh ngược (swept-wing), tương tự Su-47 Berkut.
Năm 2002, dưới thời của tổng thống Putin, dự án PAK-FA được mang ra đấu thầu và lần này Sukhoi được lựa chọn. Chiếc máy bay thuộc dự án PAK-FA, sau đó đặt tên là Sukhoi T50. Theo kế hoạch, mẫu thử nghiệm của chiếc T-50 cất cánh vào năm 2006, đi vào sản xuất vào năm 2010 và sẽ được trang bị cho quân đội hoặc xuất khẩu vào năm 2012.

Các đặc điểm nổi bật của Su-T-50

Chiếc máy bay Sukhoi T-50 được thừa hưởng tất cả đặc tính ưu việt của hai loại máy bay Mig 1.44 và Su-47. Theo đó, nó sẽ được trang bị động cơ chỉnh hướng phụt 3D AL-41F với miệng xả có thể quay về mọi hướng, có khả năng thao diễn vượt mọi loại máy bay hiện có. Nhờ vậy, loại máy bay này có thể cất cánh ở ngay những đường băng cực ngắn. Thêm vào đó, khả năng tàng hình cao áp làm giảm khả năng bị phát hiện bởi radar và hồng ngoại.
a04.jpg
Mẫu thiết kế này của Sukhoi T-50 tương tự Mig 1.44 với cánh delta và một cặp cánh canard cỡ lớn.

Ngoài những đặc tính bắt buộc phải có của một chiếc máy bay thế hệ thứ 5 như hệ thống điện tử ưu việt, "thân thiện" với phi công, có thể bay tuần tiễu ở tốc độ siêu âm mà không cần đốt nhiên liệu lần hai, Sukhoi T-50 còn được hứa hẹn có giá thành sản xuất và chi phí vận hành rất rẻ.

Theo một số nguồn tin từ giới truyền thông Nga, vào năm 2009, ba chiếc Sukhoi T-50 được chế tạo và hoàn thành các thử nghiệm cuối cùng trước khi được sản xuất hàng loạt.

Mặc dù chưa ai biết hình dáng của Sukhoi T-50 nhưng đã có rất nhiều mẫu thiết kế của nó được công bố, bao gồm cả kiểu có cánh truyền thống; cánh ngược như Su-47 hoặc sở hữu cánh delta và cặp cánh canard rất lớn như Mig-1.44.

Hệ thống vũ khí

Còn theo các thông tin chính thức, Sukhoi T-50 có khối lượng rỗng 18,5 tấn, có thể mang theo 7,5 tấn vũ khí các loại và 10,3 tấn nhiên liệu. Như vậy, về kích thước, Sukhoi T-50 sẽ nhỏ hơn F-22 (nặng 22 tấn) nhưng lại lớn hơn khá nhiều so với F-35 (nặng 17 tấn).

Sukhoi T-50 được trang bị hai **** 30 mm, với mỗi **** 150 viên đạn, có thể sử dụng các loại đạn nổ mảnh hay xuyên giáp để diệt mục tiêu.
a05.jpg
Sơ đồ bố trí vũ khí phía trong thân Sukhoi T-50.
Vũ khí chính của Sukhoi T-50 gồm các loại tên lửa không đối không mới nhất của Nga như R-73, R-77, R-37; các loại tên lửa đối đất chống radar như Kh-31P hay tên lửa chống hạm như Kh-35 Ural, Kh-41 Moskit; thậm chí là loại tên lửa hành trình đối đất Kh-55S với tầm bắn 3.000 km và có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.

Ngoài ra, Sukhoi T-50 còn có 8 mấu cứng gắn trên cánh để trang bị các thiết bị trinh sát điện tử hay thùng nhiên liệu phụ cho các nhiệm vụ tuần tiễu.

Để dẫn bắn cho các loại vũ khí tối tân trên, Sukhoi T-50 được trang bị radar N050 BRLS AFAR/AESA cực mạnh, với khả năng phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách lên tới 400 km, theo dõi cùng lúc 32 mục tiêu và tấn công 8 mục tiêu.
a03.jpg
Mẫu thiết kế mới nhất của Sukhoi T-50 với cánh ngược kiểu Su-47.
Hiện việc sản xuất hàng loạt Sukhoi T-50 vẫn chưa được tiến hành. Dù đã thực hiện các chuyến bay thử nhưng nhiều thông tin quan trọng khác của Sukhoi T-50 vẫn nằm trong vòng bí mật.

Giá thành của chương trình sản xuất Sukhoi T-50 chỉ khoảng ba tỷ USD ( thấp hơn rất nhiều so với chi phí 65 tỷ USD của dự án sản xuất F-22) nhưng dự án này vẫn vấp phải rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế.

Mới đây, công ty Sukhoi ký một hợp đồng liên kết với công ty chế tạo máy bay HAL của Ấn Độ. Việc chia sẻ công nghệ và trợ giúp nguồn vốn này sẽ sớm mang Sukhoi T-50- đối thủ thực sự của F-22 - lên bầu trời.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên