niemtin259
Tiểu thương tích cực
- Tham gia
- 14 Tháng mười hai 2012
- Bài viết
- 232
- Điểm tương tác
- 1
Quy định mới nhất về Ly hôn thuận tình không cần ra Tòa - Gọi ngay 0969 603 030
1. Ly hôn thuận tình không cần ra tòa được không?
Ly hôn thuận tình cần phải ra toà hay nói cách khác là cần được thực hiện tại Toà án. Bởi vì:
- Các điều kiện để được giải quyết thuận tình ly hôn do Tòa án xem xét. Tòa án công nhận thuận tình ly hôn khi hai bên đã thoả thuận về tài sản, con cái và tự nguyện ký vào đơn ly hôn. Trường hợp không thoả thuận được cần toà án giải quyết. Căn cứ theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thuận tình ly hôn:
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
- Toà án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu về hôn nhân và gia đình. Vì vậy muốn thuận tình ly hôn, vợ và chồng phải nộp đơn ly hôn tại Tòa án. Tòa án sẽ tiếp nhận đơn ly hôn, giải quyết theo thủ tục dân sự và ra Quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn trong trường hợp đáp ứng đủ điều kiện luật định. Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con và chia tài sản khi ly hôn.
- Chỉ khi Quyết định công nhận thuận tình ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quan hệ hôn nhân mới chấm dứt. Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Ly hôn thuận tình có được vắng mặt trong phiên toà?
Ly hôn thuận tình không được vắng mặt trong phiên toà, vợ chồng cần có mặt tại phiên tòa để giải quyết việc ly hôn thuận tình. Nếu một trong hai bên vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp. Tiếp tục vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án sẽ đình chỉ việc giải quyết ly hôn.Thuận tình ly hôn sẽ được giải quyết theo trình tự luật định với 02 giai đoạn quan trọng cần thiết có mặt của cả hai bên là: giai đoạn hoà giải và phiên họp giải quyết việc ly hôn.
Đối với giai đoạn hoà giải
Tòa án phải tổ chức hòa giải đoàn tụ. Nếu hòa giải đoàn tụ không thành thì Toà án mới xem xét công nhận thuận tình ly hôn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định. Trong đó, muốn hòa giải đoàn tụ thì phải có mặt cả hai bên đương sự, Tòa án không thể tiến hành hòa giải nếu đương sự vắng mặt thuộc các trường hợp quy định tại Điều 397 Bộ luật dân sự năm 2015:
- Vợ hoặc chồng đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
- Vợ hoặc chồng không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
Đối với phiên họp giải quyết yêu cầu ly hôn:
Các chủ thể phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án bao gồm: vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tuy nhiên đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Do đó, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 367 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, đối với việc vắng mặt:
- Vợ hoặc chồng không có yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết việc dân sự vắng mặt họ mà vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp.
- Vợ hoặc chồng đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.
Như vậy, ly hôn thuận tình không được vắng mặt đương sự. Vợ chồng muốn thuận tình ly hôn phải có mặt đầy đủ để quá trình giải quyết được nhanh chóng và hiệu quả.
3. Ly hôn thuận tình mất bao lâu?
Ly hôn thuận tình thường mất từ 2 – 3 tháng tuỳ từng trường hợp. Đối với các trường hợp nếu phát sinh sự kiện bất khả kháng thì thời gian có thể kéo dài hơn.
Cụ thể các mốc thời gian để Tòa án giải quyết thuận tình ly hôn được xác định như sau:
- Tòa án thông báo thụ lý giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình với thời gian tối đa là 10 ngày.
- Thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Nếu có tình tiết phức tạp thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng. Và sau khi ra quyết định mở phiên họp thì Tòa án phải mở phiên họp trong thời hạn 15 ngày.
- Sau 7 ngày kể từ khi hoà giải không thành, nếu các bên không thay đổi ý kiến, Tòa sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
4. Ly hôn thuận tình mất bao nhiêu tiền?
Chi phí để thực hiện thuận tình ly hôn là 300.000 đồng. Đây là mức án phí mà các bên có nghĩa vụ nộp lại cho Toà án để yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, được quy định và áp dụng theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
Căn cứ quy định hiện hành nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm. Do đó, khi hai vợ chồng cùng yêu cầu thuận tình ly hôn thì mỗi người phải chịu một nửa mức án phí sơ thẩm trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
5. Dịch vụ tư vấn ly hôn thuận tình uy tín tại Hà Nội
Ly hôn thuận tình là một trong những vấn đề pháp lý quen thuộc nhưng không ít phức tạp. Để được giải quyết nhanh chóng cũng như đảm bảo chặt chẽ các hồ sơ tài liệu, Luật Hoàng Phú với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ giải quyết ly hôn cam kết sẽ đồng hành cùng bạn trong trọn quá trình. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ mang đến chất lượng phục vụ lý tưởng cùng các cam kết:- Dịch vụ được cung cấp với chi phí hợp lý;
- Quy trình làm việc rõ ràng, hiệu quả, đảm bảo tiến độ;
- Hỗ trợ thường trực và nhanh chóng các vấn đề phát sinh;
- Khả năng nghiên cứu và báo phí nhanh hơn so với thị trường;
- Luôn đặt lợi ích của khách hàng lên đầu.
Relate Threads