Xu hướng ăn chay thuần đang bùng nổ trong những năm gần đây, với nhiều người quan tâm đến cách chọn thức ăn hoàn toàn chay tịnh, do quan tâm về sức khỏe, bảo vệ thú vật và môi sinh.
Người ăn chay thuần (vegan), không được ăn thịt, gia cầm, cá hoặc bất kỳ sản phẩm nào có nguồn gốc từ động vật, bao gồm trứng, sản phẩm sữa và gelatin.
Hiện tại số người ăn chay thuần ở Anh cao gấp bốn lần con số bốn năm trước đây.
Chuyển từ ăn mặn đến ăn chay thuần khó khăn như thế nào, và những lợi ích có thể mang đến cho sức khỏe là gì?
Trong loạt bài mới nhất của chương trình 'Trust Me I'm A Doctor,' Tiến sĩ Giles Yeo quyết định thử ăn chay thuần trong một tháng để xem đó có phải là lối sống mà ông có thể hình dung cho mình được không.
Và như Tiến sĩ Yeo nhanh chóng khám phá ra, một trong những điều khó khăn về việc ăn chay thuần là nhiều sản phẩm tưởng rằng không liên quan đến động vật thực sự là có.
Trứng, pho mát và thịt là là những món rõ ràng nhưng những món như mì ống (có trứng), mayonnaise (cũng thế) và rượu vang (một số đồ uống có cồn sử dụng xương cá hoặc chất đám từ các động vật khác trong quá trình sản xuất).
Cùng với việc đảm bảo không vô tình tiêu thụ sản phẩm có động vật, một trong những thách thức chính của việc ăn chay thuần là đảm bảo bạn không bỏ lỡ bất kỳ chất dinh dưỡng quan trọng nào.
Theo chế độ ăn chay thuần khiến bạn có nguy cơ bị thiếu sinh tố D cần thiết cho sức khỏe của xương.
Để có được sinh tố D qua chế độ ăn uống, người ăn chay có thể cần phải dựa vào những thực phẩm tăng cường, bao gồm một số loại sữa đậu nành, sữa gạo, nước cam hữu cơ và ngũ cốc ăn sáng.
Bạn cũng có thể phải uống thêm sinh tố D.
Hiện tượng thiếu i-ốt rất phổ biến ở Anh, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ.
Sữa bò là nguồn i-ốt chính, và chất iốt thay thế trong những sản phẩm không phải là sữa, chẳng hạn như sữa hạnh nhân, có mức độ i-ốt thấp hơn nhiều. Bạn cũng có thể lấy i-ốt từ rong biển (mặc dù số lượng không thể đoán trước được) nhưng bạn có lẽ sẽ cần phải uống thêm sinh tố D.
Mối quan tâm lớn khác là có đủ sinh tố B12. Sinh tố này không có trong các loại hạt, hoặc rau củ, vì vậy người ăn chay và người ăn chay thuần sẽ cần phải tiêu thụ thêm ngũ cốc ăn sáng được tăng cường hoặc men dinh dưỡng.
Ăn chay có hữu hiệu không?
Vậy ăn chay có giúp cho bạn khỏe mạnh?
Một phân tích gần đây, tập hợp kết quả của 10 nghiên cứu trước đó, so sánh sức khỏe của người ăn chay và người ăn chay thuần với người ăn tạp [ăn mặn], cho thấy câu trả lời là có.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy ăn chay hoặc chay thuần liên quan đến việc nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh ung thư giảm đáng kể, mặc dù không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
Nói một cách khác, ăn chay hoặc chay thuần có lợi cho sức khỏe nhưng không nhất thiết khiến con người sống được lâu hơn.
Tôi dùng cụm từ "liên quan đến" bởi vì đây không phải là nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát theo tiêu chuẩn vàng, nơi bạn có một nhóm rất đông người và phân bổ ngẫu nhiên họ thành nhóm ăn chay hay chay thuần và ăn tạp rồi theo dõi xem điều gì xảy ra. Những nghiên cứu như vậy rất khó thực hiện.
Thay vào đó, họ so sánh những người ăn chay với những người ăn thịt và tìm **** sự khác biệt.
Vì người ăn chay thường là người quan tâm nhiều hơn về sức khỏe so với dân số nói chung, rất có thể là những khác biệt về sức khỏe không liên quan gì đến chế độ ăn kiêng của họ.
Vậy chương trình ăn chay của bác sĩ Yeo tiến triển ra sao?Sau khi ăn chay thuần trong một tháng, ông bị tụt mất 4kg và thắt lưng nhỏ lại được một nấc. Cùng với việc giảm mỡ bụng, cholesterol của ông cũng giảm được 12%.
Vậy ông có tiếp tục không? "Tôi thấy ngạc nhiên một cách lý thú," ông nói, "và mặc dù không có kế hoạch ăn chay thuần toàn thời gian, từ bây giờ tôi sẽ cố gắng ăn chay ít nhất một vài ngày mỗi tháng."
"Phải thừa nhận rằng tôi cảm thấy e ngại về việc phải ăn chay thuần trong suốt một tháng, nhưng một khi tôi đã học được một vài công thức nấu ăn, tôi thấy ổn và thực sự thích kiểu ăn này. Với tôi, điều then chốt là không biến các món ăn mặn với thịt thành món chay, mà là chọn những công thức nấu món chay thuần ngay từ đầu."
"Những gì tôi nhớ nhất trong khi ăn kiêng là trứng - trước đó tôi tưởng là mình sẽ nhớ thịt nhiều hơn."
Người ăn chay thuần (vegan), không được ăn thịt, gia cầm, cá hoặc bất kỳ sản phẩm nào có nguồn gốc từ động vật, bao gồm trứng, sản phẩm sữa và gelatin.
Hiện tại số người ăn chay thuần ở Anh cao gấp bốn lần con số bốn năm trước đây.
Chuyển từ ăn mặn đến ăn chay thuần khó khăn như thế nào, và những lợi ích có thể mang đến cho sức khỏe là gì?
Trong loạt bài mới nhất của chương trình 'Trust Me I'm A Doctor,' Tiến sĩ Giles Yeo quyết định thử ăn chay thuần trong một tháng để xem đó có phải là lối sống mà ông có thể hình dung cho mình được không.
Và như Tiến sĩ Yeo nhanh chóng khám phá ra, một trong những điều khó khăn về việc ăn chay thuần là nhiều sản phẩm tưởng rằng không liên quan đến động vật thực sự là có.
Trứng, pho mát và thịt là là những món rõ ràng nhưng những món như mì ống (có trứng), mayonnaise (cũng thế) và rượu vang (một số đồ uống có cồn sử dụng xương cá hoặc chất đám từ các động vật khác trong quá trình sản xuất).
Cùng với việc đảm bảo không vô tình tiêu thụ sản phẩm có động vật, một trong những thách thức chính của việc ăn chay thuần là đảm bảo bạn không bỏ lỡ bất kỳ chất dinh dưỡng quan trọng nào.
Theo chế độ ăn chay thuần khiến bạn có nguy cơ bị thiếu sinh tố D cần thiết cho sức khỏe của xương.
Để có được sinh tố D qua chế độ ăn uống, người ăn chay có thể cần phải dựa vào những thực phẩm tăng cường, bao gồm một số loại sữa đậu nành, sữa gạo, nước cam hữu cơ và ngũ cốc ăn sáng.
Bạn cũng có thể phải uống thêm sinh tố D.
Hiện tượng thiếu i-ốt rất phổ biến ở Anh, đặc biệt là ở phụ nữ trẻ.
Sữa bò là nguồn i-ốt chính, và chất iốt thay thế trong những sản phẩm không phải là sữa, chẳng hạn như sữa hạnh nhân, có mức độ i-ốt thấp hơn nhiều. Bạn cũng có thể lấy i-ốt từ rong biển (mặc dù số lượng không thể đoán trước được) nhưng bạn có lẽ sẽ cần phải uống thêm sinh tố D.
Mối quan tâm lớn khác là có đủ sinh tố B12. Sinh tố này không có trong các loại hạt, hoặc rau củ, vì vậy người ăn chay và người ăn chay thuần sẽ cần phải tiêu thụ thêm ngũ cốc ăn sáng được tăng cường hoặc men dinh dưỡng.
Ăn chay có hữu hiệu không?
Vậy ăn chay có giúp cho bạn khỏe mạnh?
Một phân tích gần đây, tập hợp kết quả của 10 nghiên cứu trước đó, so sánh sức khỏe của người ăn chay và người ăn chay thuần với người ăn tạp [ăn mặn], cho thấy câu trả lời là có.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy ăn chay hoặc chay thuần liên quan đến việc nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh ung thư giảm đáng kể, mặc dù không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân.
Nói một cách khác, ăn chay hoặc chay thuần có lợi cho sức khỏe nhưng không nhất thiết khiến con người sống được lâu hơn.
Tôi dùng cụm từ "liên quan đến" bởi vì đây không phải là nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát theo tiêu chuẩn vàng, nơi bạn có một nhóm rất đông người và phân bổ ngẫu nhiên họ thành nhóm ăn chay hay chay thuần và ăn tạp rồi theo dõi xem điều gì xảy ra. Những nghiên cứu như vậy rất khó thực hiện.
Thay vào đó, họ so sánh những người ăn chay với những người ăn thịt và tìm **** sự khác biệt.
Vì người ăn chay thường là người quan tâm nhiều hơn về sức khỏe so với dân số nói chung, rất có thể là những khác biệt về sức khỏe không liên quan gì đến chế độ ăn kiêng của họ.
Vậy chương trình ăn chay của bác sĩ Yeo tiến triển ra sao?Sau khi ăn chay thuần trong một tháng, ông bị tụt mất 4kg và thắt lưng nhỏ lại được một nấc. Cùng với việc giảm mỡ bụng, cholesterol của ông cũng giảm được 12%.
Vậy ông có tiếp tục không? "Tôi thấy ngạc nhiên một cách lý thú," ông nói, "và mặc dù không có kế hoạch ăn chay thuần toàn thời gian, từ bây giờ tôi sẽ cố gắng ăn chay ít nhất một vài ngày mỗi tháng."
"Phải thừa nhận rằng tôi cảm thấy e ngại về việc phải ăn chay thuần trong suốt một tháng, nhưng một khi tôi đã học được một vài công thức nấu ăn, tôi thấy ổn và thực sự thích kiểu ăn này. Với tôi, điều then chốt là không biến các món ăn mặn với thịt thành món chay, mà là chọn những công thức nấu món chay thuần ngay từ đầu."
"Những gì tôi nhớ nhất trong khi ăn kiêng là trứng - trước đó tôi tưởng là mình sẽ nhớ thịt nhiều hơn."
Relate Threads