Lần đầu tiên công bố kết quả điều tra về gia đình:
Phụ nữ chịu nhiều áp lực hơn nam giới
* Mô hình "vợ chăm con, chồng sở hữu tài sản"
(TNO) Ngày 26.6, kết quả điều tra quốc gia về gia đình đã chính thức được công bố. Cuộc điều tra này do Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (cũ), Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) thực hiện lần đầu tiên tại Việt Nam.
Các thành viên của hơn 9300 hộ gia đình thuộc các vùng, miền đã tham gia trả lời phỏng vấn điều tra. Kết quả cho thấy, tuổi kết hôn lần đầu của người sống khu vực thành phố cao hơn 3 tuổi cả với nam giới và nữ giới so với khu vực nông thôn. Nhóm người có chuyên môn kỹ thuật kết hôn muộn hơn 4,5 tuổi so với nhóm lao động giản đơn.
Điều tra cũng cho thấy tỷ lệ ly hôn hiện chiếm 2,6% trong nhóm người người 18-60 tuổi.
Tỷ lệ này ở thành thị cao hơn nông thôn (3,3% so với 2,4%). Tỷ lệ phụ nữ đứng đơn ly hôn cao gấp 2 lần nam giới. Nguyên nhân ly hôn chủ yếu do mâu thuẫn về lối sống (27,7%); ngoại tình (25,9%).
Phân tích về nguyên nhân dẫn đến ly hôn, TS. Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Viện Gia đình và giới cho biết: "Kỹ năng ứng xử trong gia đình là một trong những nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Các thành viên có thể quá đề cao cái tôi của mình, khẳng định mình và chưa thực sự coi trọng sự lắng nghe chia sẻ. Nó làm cho ranh giới về sự khác biệt và lối sống cũng ngày càng lớn lên, dẫn đến mâu thuẫn". Say rượu ở nam giới, các quyết định kinh doanh sai lầm, mâu thuẫn trong sinh hoạt, vấn đề tiền bạc, ngoại tình, cờ bạc là những nguyên nhân của mâu thuẫn và xung đột.
TS.Nguyễn Hữu Minh cũng lưu ý: "Trẻ em và phụ nữ dễ bị tổn thương hơn trong các gia đình ly hôn. Sau ly hôn, con cái thường ở với mẹ và nhiều người cha không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đầy đủ. Điều này để lại gánh nặng và thiệt thòi cho cuộc sống của người mẹ và trẻ em sau ly hôn. Vì vậy, cần có những chính sách thích hợp để giúp đỡ các gia đình không đầy đủ này, tạo điều kiện cho trẻ em các gia đình thiếu bố hoặc mẹ có cơ hội phát triển ngang bằng những trẻ em khác".
Một điều khá bất ngờ với các nhà điều tra khi kết quả cho thấy "tỷ lệ bạo lực gia đình xảy ra ở thành phố cao hơn so với nông thôn". Ông Nguyễn Hữu Minh lý giải: "Chúng tôi chưa khẳng định đâu là nguyên nhân của sự khác biệt này. Tuy nhiên, có thể do cư dân thành phố đã có ý thức nhiều hơn về bạo lực gia đình. Không chỉ là chồng đánh vợ mà còn là: cưỡng ép quan hệ ********, mắng chửi, bạo lực về tinh thần".
Bà Maniza Zaman, Phó đại diện UNICEF tại VN nhấn mạnh: "Cuộc điều tra cho thấy,
Phụ nữ phải dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc con cái so với nam giới
Quan niệm "gia đình nhất thiết phải có con trai" vẫn được một bộ phận đáng kể người dân ủng hộ (gần 37% với những người từ 18-60 tuổi). Nhóm dân số nghèo có nhu cầu sinh con trai nhiều hơn nhóm dân số giàu (45% so với 26%). Lý do cao nhất - 85% ý kiến cho rằng phải có con trai "để có người nối dõi tông đường".
hành vi bạo lực gia đình vẫn tồn tại ở 1/5 các cặp vợ chồng. Nạn nhân chủ yếu là người phụ nữ và con cái nhưng vẫn được coi là vấn đề nội bộ gia đình và chưa có sự can thiệp thích đáng. Vì vậy, một trong các biện pháp chính là làm thay đổi thái độ, quan niệm của xã hội đối với hành vi bạo lực gia đình để hành vi đó không thể được coi là bình thường hay có thể được chấp nhận trong cuộc sống gia đình như vẫn thường diễn ra".
Theo TS. Nguyễn Hữu Minh, "mặc dù quyền tự quyết của phụ nữ đã được tôn trọng hơn nhưng rất nhiều người trong số họ vẫn phải gánh vác công việc nội trợ và chăm con cái. Trong khi hơn 80% số nam giới được khảo sát đứng tên quyền sử dụng đất, nhà ở, đất rừng thì tỷ lệ phụ nữ đứng tên chỉ khoảng 10%". Tại thành phố, 75% ông chồng đứng tên sở hữu ô tô, 61% chồng đứng tên sở hữu nhà/đất ở. Tại nông thôn, tỷ lệ này là 77,7% và 88,6%.
Đáng lưu ý, qua điều tra cũng cho thấy, thời gian phụ nữ dành cho chăm sóc con cái dưới 15 tuổi cao gấp 6 lần nam giới. Vẫn còn tỷ lệ không nhỏ cha mẹ không có thời gian chăm sóc con cái (6,8% ở bà mẹ và 21,5% ông bố), nguyên nhân chủ yếu do gánh nặng **** sống.
Phụ nữ chịu nhiều áp lực hơn nam giới
* Mô hình "vợ chăm con, chồng sở hữu tài sản"
(TNO) Ngày 26.6, kết quả điều tra quốc gia về gia đình đã chính thức được công bố. Cuộc điều tra này do Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (cũ), Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) thực hiện lần đầu tiên tại Việt Nam.
Các thành viên của hơn 9300 hộ gia đình thuộc các vùng, miền đã tham gia trả lời phỏng vấn điều tra. Kết quả cho thấy, tuổi kết hôn lần đầu của người sống khu vực thành phố cao hơn 3 tuổi cả với nam giới và nữ giới so với khu vực nông thôn. Nhóm người có chuyên môn kỹ thuật kết hôn muộn hơn 4,5 tuổi so với nhóm lao động giản đơn.
Điều tra cũng cho thấy tỷ lệ ly hôn hiện chiếm 2,6% trong nhóm người người 18-60 tuổi.
Tỷ lệ này ở thành thị cao hơn nông thôn (3,3% so với 2,4%). Tỷ lệ phụ nữ đứng đơn ly hôn cao gấp 2 lần nam giới. Nguyên nhân ly hôn chủ yếu do mâu thuẫn về lối sống (27,7%); ngoại tình (25,9%).
Phân tích về nguyên nhân dẫn đến ly hôn, TS. Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Viện Gia đình và giới cho biết: "Kỹ năng ứng xử trong gia đình là một trong những nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Các thành viên có thể quá đề cao cái tôi của mình, khẳng định mình và chưa thực sự coi trọng sự lắng nghe chia sẻ. Nó làm cho ranh giới về sự khác biệt và lối sống cũng ngày càng lớn lên, dẫn đến mâu thuẫn". Say rượu ở nam giới, các quyết định kinh doanh sai lầm, mâu thuẫn trong sinh hoạt, vấn đề tiền bạc, ngoại tình, cờ bạc là những nguyên nhân của mâu thuẫn và xung đột.
TS.Nguyễn Hữu Minh cũng lưu ý: "Trẻ em và phụ nữ dễ bị tổn thương hơn trong các gia đình ly hôn. Sau ly hôn, con cái thường ở với mẹ và nhiều người cha không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đầy đủ. Điều này để lại gánh nặng và thiệt thòi cho cuộc sống của người mẹ và trẻ em sau ly hôn. Vì vậy, cần có những chính sách thích hợp để giúp đỡ các gia đình không đầy đủ này, tạo điều kiện cho trẻ em các gia đình thiếu bố hoặc mẹ có cơ hội phát triển ngang bằng những trẻ em khác".
Một điều khá bất ngờ với các nhà điều tra khi kết quả cho thấy "tỷ lệ bạo lực gia đình xảy ra ở thành phố cao hơn so với nông thôn". Ông Nguyễn Hữu Minh lý giải: "Chúng tôi chưa khẳng định đâu là nguyên nhân của sự khác biệt này. Tuy nhiên, có thể do cư dân thành phố đã có ý thức nhiều hơn về bạo lực gia đình. Không chỉ là chồng đánh vợ mà còn là: cưỡng ép quan hệ ********, mắng chửi, bạo lực về tinh thần".
Bà Maniza Zaman, Phó đại diện UNICEF tại VN nhấn mạnh: "Cuộc điều tra cho thấy,
Phụ nữ phải dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc con cái so với nam giới
Quan niệm "gia đình nhất thiết phải có con trai" vẫn được một bộ phận đáng kể người dân ủng hộ (gần 37% với những người từ 18-60 tuổi). Nhóm dân số nghèo có nhu cầu sinh con trai nhiều hơn nhóm dân số giàu (45% so với 26%). Lý do cao nhất - 85% ý kiến cho rằng phải có con trai "để có người nối dõi tông đường".
hành vi bạo lực gia đình vẫn tồn tại ở 1/5 các cặp vợ chồng. Nạn nhân chủ yếu là người phụ nữ và con cái nhưng vẫn được coi là vấn đề nội bộ gia đình và chưa có sự can thiệp thích đáng. Vì vậy, một trong các biện pháp chính là làm thay đổi thái độ, quan niệm của xã hội đối với hành vi bạo lực gia đình để hành vi đó không thể được coi là bình thường hay có thể được chấp nhận trong cuộc sống gia đình như vẫn thường diễn ra".
Theo TS. Nguyễn Hữu Minh, "mặc dù quyền tự quyết của phụ nữ đã được tôn trọng hơn nhưng rất nhiều người trong số họ vẫn phải gánh vác công việc nội trợ và chăm con cái. Trong khi hơn 80% số nam giới được khảo sát đứng tên quyền sử dụng đất, nhà ở, đất rừng thì tỷ lệ phụ nữ đứng tên chỉ khoảng 10%". Tại thành phố, 75% ông chồng đứng tên sở hữu ô tô, 61% chồng đứng tên sở hữu nhà/đất ở. Tại nông thôn, tỷ lệ này là 77,7% và 88,6%.
Đáng lưu ý, qua điều tra cũng cho thấy, thời gian phụ nữ dành cho chăm sóc con cái dưới 15 tuổi cao gấp 6 lần nam giới. Vẫn còn tỷ lệ không nhỏ cha mẹ không có thời gian chăm sóc con cái (6,8% ở bà mẹ và 21,5% ông bố), nguyên nhân chủ yếu do gánh nặng **** sống.
Liên Châu
Relate Threads