Lại chuyện chất độc trong các bình nhựa

QuangSon

Tiểu thương tích cực
Tham gia
14 Tháng bảy 2007
Bài viết
223
Điểm tương tác
0
Rắc rối bisphenol A
TT - Bisphenol A (BPA) là một hóa chất độc hại. Đó là một thành phần trong nhựa cứng và trong lớp lót của nhiều loại thùng chứa thực phẩm. Và rắc rối là BPA có mặt trong cả đĩa CD lẫn bình sữa nhựa cho em bé, lớp lót của các chai nhựa và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác.
Một báo cáo năm 2007 của Tổ chức môi trường California cho thấy khi đun nóng bình sữa nhựa có chứa BPA của năm nhãn hiệu thông dụng thì đã tiết ra lượng khá cao BPA.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm về tác hại của BPA lên chuột cho thấy một lượng thấp BPA cũng đủ làm thay đổi khả năng sinh sản và sự phát triển của não bộ. Và những thay đổi này có thể góp phần gia tăng rủi ro đối với các bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt, ung thư ngực, u nang buồng trứng, viêm màng trong dạ con và bị dậy thì sớm. Ngoài ra, một lượng rò rỉ cao BPA sẽ gia tăng rủi ro đối với bệnh tim, tiểu đường, ảnh hưởng khả năng phát triển trí não của trẻ em; thậm chí làm giảm độ nhạy cảm đối với các bệnh nhân đang sử dụng biện pháp hóa học trị liệu.
Giới khoa học tức giận
Những người phản đối - hầu hết thuộc ngành công nghiệp hóa học - lại cho rằng một lượng BPA nhỏ sẽ khó đạt mức thành độc hại. Cho dù họ cố gắng bảo vệ luận điểm của mình thế nào đi nữa, khả năng FDA rút lại tuyên bố BPA là chất hóa học không gây hại là điều có thể xảy ra vào đầu năm 2009.
Tuy nhiên, sau khi xem xét các báo cáo về kết quả thí nghiệm, tháng tám vừa qua Cục Quản lý thuốc và an toàn thực phẩm của Mỹ (FDA) đã đưa ra kết luận hàm lượng BPA có trong các sản phẩm tiêu dùng là rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Kết luận dễ dàng của FDA đã làm nhiều nhà nghiên cứu và khoa học khác lên tiếng, thậm chí nhiều người trong tổ chức chính phủ cũng không đồng ý. Như các thành viên của Chương trình chất độc quốc gia Mỹ đã có nghiên cứu về “một số liên quan của BPA với sự phát triển não của bào thai và trẻ nhỏ” công bố vào tháng chín.
Ngày 31-10 qua, một hội thảo quy tụ nhiều nhà khoa học từ các đại học ở Mỹ đã chính thức yêu cầu FDA phải xem lại kết luận được đưa ra tháng 8-2008. Họ đã gửi cho ban cố vấn khoa học của FDA bản báo cáo chi tiết dài 17 trang với các chứng minh cho sự không đồng tình về kết luận sai lầm của FDA. Họ mong muốn FDA phải có cảnh báo với người tiêu dùng về hợp chất có BPA chứa trong các sản phẩm chai, lọ đựng thực phẩm hay nước giải khát.
Vì hầu hết nghiên cứu về tác dụng của BPA chỉ được thử nghiệm trên động vật và sau đó ngoại suy ra kết quả đối với con người, nên ban cố vấn khoa học của FDA cho rằng kết luận của FDA về tác hại của BPA là quá hấp tấp, “đang tự làm mất sự tín nhiệm đối với công chúng”. Các thành viên trong cuộc hội thảo cho rằng FDA đã không liên kết đủ những mẫu thí nghiệm có liên quan đến trẻ em trong kết quả đánh giá của mình. Đến tháng 2-2009 tới đây, ban cố vấn của FDA sẽ tái nhóm họp để đưa ra kết luận chính thức về kết quả báo cáo phản đối của các nhà khoa học.
Nhà phân phối nhanh nhạy
Trong khi ban cố vấn khoa học của FDA còn đang lưỡng lự trong việc khuyến cáo người tiêu dùng đối với BPA, thì Chính phủ Canada đã tuyên bố chính thức vào tháng mười vừa qua BPA là chất độc hại.
Thực tế từ nhiều năm qua, số nhóm nhà khoa học quan tâm đến tác hại của BPA đối với sức khỏe con người ngày càng nhiều. Các nhà khoa học nghiên cứu độc lập này đã phát hiện BPA có thể “di cư” một cách dễ dàng vào máu con người. Điều này có nghĩa bản thân mỗi chúng ta có thể thải ra một lượng nhỏ BPA. Một khảo sát tại Mỹ cho thấy 93% người được thử nghiệm đều cho kết quả dương tính với BPA.
Các nhà khoa học cũng chứng minh bằng các kết quả thí nghiệm trên động vật rằng dù một lượng nhỏ BPA tồn tại trong cơ thể vẫn có thể liên quan tới nhiều loại bệnh khác nhau gồm ung thư và các vấn đề về khả năng sinh sản.
Ngoài ra, nhóm khoa học do tiến sĩ David Meltzer (ĐH Exeter, Anh) dẫn dắt, trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA) ngày 16-9-2008, khẳng định hàm lượng cao BPA trong nước tiểu - cách đơn giản nhất để test đối với chất hóa học - có liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và sự khác thường enzyme gan. Kết quả công bố trên tạp chí này là kết quả của nghiên cứu trên diện rộng về tác động của BPA với con người.
Các tác giả cũng muốn nhấn mạnh rằng nghiên cứu của họ không phải để chứng minh BPA gây ra các loại bệnh trên, mà muốn chỉ rõ những chứng bệnh trên sẽ xuất hiện hay xảy ra thường hơn và ở mức độ cao hơn trong những cơ thể có lượng BPA cao.
Hiện nay, một số hệ thống siêu thị bán lẻ ở Mỹ như Wal-Mart đã ngưng lưu trữ các loại bình sữa có BPA, hoặc như Tập đoàn Whole Foods đã dọn các bình sữa có chứa BPA ra khỏi các kệ hàng. Còn các nhà sản xuất bình sữa nhựa như Born Free đã cho quảng cáo rầm rộ các sản phẩm của họ không chứa BPA.
GIANG ANH (Theo Time)
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên