- Tham gia
- 1 Tháng mười hai 2010
- Bài viết
- 1,753
- Điểm tương tác
- 65
Người dân thành phố thường ít có kinh nghiệm trong việc ứng phó với bão do khí hậu ôn hòa, ít thiên tai bão lũ… Vì vậy, việc tự trang bị những kiến thức như dưới đây là vô cùng cần thiết.
1. Ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới
Không ra ngoài khi có mưa to, gió mạnh để tránh bị cây ngã đổ đè lên người, gió quật ngã hay tôn bay chém vào người. Cần chú ý, khi tâm bão, áp thấp nhiệt đới đến thì gió và mưa ngừng hẳn, trời quang mây tạnh, nhưng ngay sau đó gió, mưa lại nổi lên với hướng ngược lại, vì vậy sau vài giờ bão, áp thấp nhiệt đới đi qua mới nên rời khỏi nhà.
Đang đi trên đường: nhanh chóng chọn một nơi an toàn như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… để trú ẩn; tránh núp dưới bóng cây, nhà tạm bợ, những nơi có nhiều bảng hiệu quảng cáo… dễ gây tai nạn.
Dự trữ thức ăn, nước uống cho gia đình tối thiểu 07 đến 10 ngày; chuẩn bị các loại đảm bảo ánh sáng như đèn dầu, đèn pin, hộp gaz, vì khi bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng có thể gây mất điện; chuẩn bị thuốc chữa bệnh thông thường để sử dụng, vì bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ sẽ gây mưa to, có thể gây ngập lụt làm nguồn nước bị ô nhiễm gây dịch bệnh…
2. Giải pháp chống tốc mái
Đối với các ngôi nhà có nhiều lỗ thông hơi, lỗ thoáng trên cửa sổ hoặc trên các mảng tường trước khi có bão đến cần phải tìm cách bịt kín để tránh gió vào nhà. Đối với nhà chưa có trần cho hiên và diềm mái, dùng tôn hoặc ván gỗ đóng che phía dưới xà gồ.
Dùng liếp chắn mái ngói với các thanh dưới nhỏ hơn nhưng phân bố dày hơn thanh trên, neo các thanh trên xuống đất hoặc có thể đặt thêm bao cát lên liếp tùy theo độ cứng của mái.
3. Gia cố cửa nẻo
Cửa càng kín gió chống bão càng tốt. Tốt nhất là dùng bản lề chôn sâu vào tường hoặc dùng loại cửa đẩy, cửa lật.
Khung cửa phải có thép đuôi cá và cửa phải được chèn cẩn thận vào tường. Cửa liếp, cửa gỗ nên gia cường thêm các thanh chữ Z buộc hoặc đóng đinh cẩn thận.
Đối với cửa kính phải chốt chặt, dùng vật liệu (gỗ hoặc xốp) chèn chặt khoảng giữa tấm kính và song cửa. Có thể dùng băng keo dán 1 phần hoặc toàn bộ tấm kính.
Như vậy, để giảm thiểu ảnh hưởng của gió bão và lốc xoáy tới nhà cửa, ngoài việc chủ động lựa chọn giải pháp kĩ thuật thích hợp với địa hình, điều kiện nguyên vật liệu xây dựng tại địa phương, đối với nhà ở đã xây dựng có thể sử dụng các biện pháp chống đỡ tạm thời chống tốc mái và tăng ổn định cho ngôi nhà.
4. Kinh nghiệm đi xe ở vùng ngập nước do bão lũ
– Nếu nước ngập quá ống bô khuyến cáo không nên đi.
– Trong trường hợp bắt buộc phải vượt qua, hãy đi xe ở số 1, hoặc cùng lắm số 2.
– Không nên giảm ga khi đi trong vùng ngập nước. Nếu gặp chướng ngại vật, sử dụng phanh chứ không nên giảm ga.
– Trong trường hợp bị tắt máy giữa chừng, không cố nổ máy lại mà dắt ra ngoài vùng ngập.
– Trong trường hợp xe bị chết máy mà nổ mãi không được cách khắc phục như sau:
Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, dự kiến tối ngày 24 đến sáng 25/11, bão số 9 Usagi sẽ vào bờ ở khu vực giữa tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu, với cường độ gió mạnh cấp 8. Tại khu vực từ Phú Yên đến Trà Vinh, gió mạnh cấp 6.
1. Ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới
- Đang ở trong nhà kiên cố
Không ra ngoài khi có mưa to, gió mạnh để tránh bị cây ngã đổ đè lên người, gió quật ngã hay tôn bay chém vào người. Cần chú ý, khi tâm bão, áp thấp nhiệt đới đến thì gió và mưa ngừng hẳn, trời quang mây tạnh, nhưng ngay sau đó gió, mưa lại nổi lên với hướng ngược lại, vì vậy sau vài giờ bão, áp thấp nhiệt đới đi qua mới nên rời khỏi nhà.
- Đang ở trong nhà không kiên cố
Đang đi trên đường: nhanh chóng chọn một nơi an toàn như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… để trú ẩn; tránh núp dưới bóng cây, nhà tạm bợ, những nơi có nhiều bảng hiệu quảng cáo… dễ gây tai nạn.
- Đang ở trên tàu thuyền
Dự trữ thức ăn, nước uống cho gia đình tối thiểu 07 đến 10 ngày; chuẩn bị các loại đảm bảo ánh sáng như đèn dầu, đèn pin, hộp gaz, vì khi bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng có thể gây mất điện; chuẩn bị thuốc chữa bệnh thông thường để sử dụng, vì bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ sẽ gây mưa to, có thể gây ngập lụt làm nguồn nước bị ô nhiễm gây dịch bệnh…
2. Giải pháp chống tốc mái
Đối với các ngôi nhà có nhiều lỗ thông hơi, lỗ thoáng trên cửa sổ hoặc trên các mảng tường trước khi có bão đến cần phải tìm cách bịt kín để tránh gió vào nhà. Đối với nhà chưa có trần cho hiên và diềm mái, dùng tôn hoặc ván gỗ đóng che phía dưới xà gồ.
Dùng liếp chắn mái ngói với các thanh dưới nhỏ hơn nhưng phân bố dày hơn thanh trên, neo các thanh trên xuống đất hoặc có thể đặt thêm bao cát lên liếp tùy theo độ cứng của mái.
3. Gia cố cửa nẻo
Cửa càng kín gió chống bão càng tốt. Tốt nhất là dùng bản lề chôn sâu vào tường hoặc dùng loại cửa đẩy, cửa lật.
Khung cửa phải có thép đuôi cá và cửa phải được chèn cẩn thận vào tường. Cửa liếp, cửa gỗ nên gia cường thêm các thanh chữ Z buộc hoặc đóng đinh cẩn thận.
Đối với cửa kính phải chốt chặt, dùng vật liệu (gỗ hoặc xốp) chèn chặt khoảng giữa tấm kính và song cửa. Có thể dùng băng keo dán 1 phần hoặc toàn bộ tấm kính.
Như vậy, để giảm thiểu ảnh hưởng của gió bão và lốc xoáy tới nhà cửa, ngoài việc chủ động lựa chọn giải pháp kĩ thuật thích hợp với địa hình, điều kiện nguyên vật liệu xây dựng tại địa phương, đối với nhà ở đã xây dựng có thể sử dụng các biện pháp chống đỡ tạm thời chống tốc mái và tăng ổn định cho ngôi nhà.
4. Kinh nghiệm đi xe ở vùng ngập nước do bão lũ
– Nếu nước ngập quá ống bô khuyến cáo không nên đi.
– Trong trường hợp bắt buộc phải vượt qua, hãy đi xe ở số 1, hoặc cùng lắm số 2.
– Không nên giảm ga khi đi trong vùng ngập nước. Nếu gặp chướng ngại vật, sử dụng phanh chứ không nên giảm ga.
– Trong trường hợp bị tắt máy giữa chừng, không cố nổ máy lại mà dắt ra ngoài vùng ngập.
– Trong trường hợp xe bị chết máy mà nổ mãi không được cách khắc phục như sau:
- Tháo xăng trong bộ chế hòa khí ra hết.
- Vặn vít này ra cho nước trong chế hòa khí chảy ra hết (ở phía bên trái của đa phần xe số). Khi nào ngửi thấy mùi xăng là bộ chế hòa khi đã hết nước. Sau đó vặn chặt vào như cũ.
- Tháo bugi lau bugi khô, cả tẩu bugi.
- Nhét giẻ khô vào trong xi-lanh, rồi đạp máy vài lần cho nước trong xi-lanh thấm hết vào giẻ trước khi lắp bugi lại.
- Đạp nổ máy và giữ cho động cơ nổ đều (nếu khó nổ nên kéo le gió. Giữ cho đều tiếng trở lại rồi đóng le gió, vẫn không đều thì mút ở lọc gió ướt hết sạch, phải tháo ra sấy khô rồi lắp lại).
Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, dự kiến tối ngày 24 đến sáng 25/11, bão số 9 Usagi sẽ vào bờ ở khu vực giữa tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu, với cường độ gió mạnh cấp 8. Tại khu vực từ Phú Yên đến Trà Vinh, gió mạnh cấp 6.
Relate Threads