TOÀN QUỐC Kinh Nghiệm Để Thành Lập Công Ty Riêng Thành Công

Doan Du

Tiểu thương mới
Tham gia
15 Tháng sáu 2021
Bài viết
25
Điểm tương tác
0
Thành lập công ty được xem là một trong những bước đầu tiên để thực hiện công việc kinh doanh của các nhà khởi nghiệp. Vậy thủ tục thành lập công ty có khó không? Muốn thành lập công ty cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Trong bài viết này, Luật Hùng Thắng sẽ cung cấp cho bạn những lưu ý khi thành lập công ty.
I. Căn cứ pháp lý

- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định và các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2020.

II. Nội dung

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp, trong bài viết này Luật Hùng Thắng sẽ chia sẻ cho bạn về kinh nghiệm khi thành lập công ty và những lưu ý khi làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Để việc thành lập công ty được diễn ra một cách nhanh chóng và suôn sẻ thì bạn cần các yếu tố sau:

1. Chuẩn bị thông tin liên quan đến công ty


Thứ nhất, lựa chọn loại hình công ty:

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì có các loại hình công ty như sau: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, Công ty cổ phần. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những đặc điểm pháp lý khác nhau nên tùy thuộc vào mục đích và điều kiện của từng nhà đầu tư mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp.
  • Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp phải có ít nhất 02 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, các thành viên hợp danh tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Công ty TNHH 1 thành viên là loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
  • Công ty TNHH 2 thành viên là loại hình doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên tham gia góp vốn vào công ty và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Thành viên công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức theo quy định của pháp luật.
  • Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp phải có ít nhất từ 3 cổ đông trở lên và không giới hạn số lượng tối đa cổ đông tham gia. Các cổ đông công ty có thể là cá nhân hoặc tổ chức theo quy định của pháp luật và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Hiện nay, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên, Công ty cổ phần là những loại hình doanh nghiệp được lựa chọn nhiều nhất bởi tính ưu việt và sự linh hoạt của nó so với những loại hình doanh nghiệp còn lại.

Thứ hai, cách đặt tên công ty

Tên công ty được xem là dấu hiệu để nhận biết giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Sau khi lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp thì bạn thể nghĩ đến việc đặt tên công ty. Vì theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2020 thì tên doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố là “Loại hình doanh nghiệp” và “Tên riêng”. Khi đặt tên doanh nghiệp các bạn cần lưu ý về các trường hợp bị cấm khi đặt tên doanh nghiệp và những trường hợp đặt tên trùng, tên gây nhầm lẫn với những doanh nghiệp khác được quy định tại Điều 38, Điều 41 Luật doanh nghiệp 2020.

Xem thêm:
Thức ba, lựa chọn địa điểm trụ sở công ty

Theo Điều 42 Luật doanh nghiệp thì trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Khi đặt trụ sở công ty, các bạn nên lựa chọn những địa chỉ rõ ràng và lưu ý không chọn đặt trụ sở công ty tại các chung cư hoặc tập thể.

Thứ tư, lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp

Hiện nay, Luật doanh nghiệp không quy định cụ thể về mức vốn điều lệ cho từng loại hình công ty nên tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích hay ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn cho mình một mức vốn phù hợp. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần lưu ý một số quy định về thời hạn góp vốn của các cổ đông/thành viên và quy định về tăng, giảm vốn điều lệ cho mỗi loại hình công ty để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1, Điều 7 Luật doanh nghiệp thì Doanh nghiệp được tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cầm. Tuy nhiên trước khi kinh doanh thì doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan Nhà nước quản lý và tùy từng lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện trước khi đăng ký và/hoặc sau khi đăng ký kinh doanh, ví dụ như: kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải chứng minh số vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh.

Thứ sáu, lựa chọn người đại diện theo pháp luật và chức danh của người đại diện theo pháp luật.

Người đại diện theo pháp luật là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, và đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, với các cá nhân hoặc tổ chức khác. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp mà chức danh của người đại diện theo pháp luật có thể là: Giám đốc, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị,….

2. Hồ sơ thành lập công ty

Sau khi chuẩn bị xong các thông tin để thành lập công ty thì bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ thành lập công ty được thực hiện theo quy định tại Luật doanh nghiệp và Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Đối với Doanh nghiệp tư nhân

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

(2) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Đối với Công ty hợp danh

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

(2) Điều lệ công ty.

(3) Danh sách thành viên.

(4) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.

(5) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
...
Đối với Công ty Cổ phần
...

Mời bạn vào nguồn bài viết bên dưới để xem chi tiết bài viết. Xin cảm ơn !!!

Nguồn bài viết: https://luathungthang.com/tu-van-ph...nghiem-de-thanh-lap-cong-ty-rieng-thanh-cong/
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên