Máy Trợ thính Nam Định
Tiểu thương tích cực
- Tham gia
- 27 Tháng mười 2017
- Bài viết
- 145
- Điểm tương tác
- 0
Khi nào cần đo thính lực và tại sao phải đo thính lực cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của chúng mình nhé.
1. Vì sao cần phải đo thính lực cho trẻ em?
Tổ chức chăm sóc sức nghe thế giới ước tính cứ 3 trong số 1000 trẻ sinh ra sẽ bị nghe kém ở mức độ nhẹ hay nặng hơn. Nghe kém có thể dẫn đến chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ và gây ra sự chậm trễ học tập cũng như các vấn đề xã hội và hành vi của con sau này. Vì thế việc đo thính lực cho trẻ sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu mất thính giác để điều trị và giảm thiểu những ảnh hưởng sức khỏe do mất thính lực gây ra.
2. Khi nào cần đo thính lực?
Trẻ sơ sinh nghe bình thường sẽ phản ứng với tiếng động và tiếng thì thầm, tiếng cười hay tiếng nói ríu rít. Khi các bé lớn hơn, chúng biết nhìn và quay đầu cũng như nói bi bô khi nghe thấy bố mẹ gọi hay âm thanh lớn.
Trẻ ở tuổi tập đi khi nhận ra tên các đồ chơi, các bộ phận cơ thể và các đồ vật quen thuộc khác, chúng sẽ cố gắng lặp lại các từ hoặc lắc lư theo nhạc. Đến 18 tháng tuổi, các bé có một ít vốn từ vựng, chúng sử dụng để nói các câu có 2 từ và âm thanh tiếng nói của chúng bình thường. Các bé có thể làm theo các hướng dẫn đơn giản từ mẹ như: “Đưa cho mẹ cái hộp kia”.
Nếu con của bạn không đạt được các giai đoạn quan trọng này, đừng hoảng sợ. Con của bạn có thể chỉ phát triển ở một mức khác hơn so với các trẻ cùng tuổi.
Bố mẹ nên đưa con của mình đi đo thính lực nếu bé:
- Không có bất kỳ đáp ứng nào với tiếng động lớn bất ngờ.
- Không quay đầu theo hướng giọng nói của bạn.
- Không bập bẹ hay cố gắng bắt chước âm thanh.
- Không hiểu các cụm từ đơn giản lúc 12 tháng tuổi.
- Không đáp ứng với âm thanh hoặc tên của mình và không thể xác định vị trí nơi âm thanh được phát ra.
- Không bắt chước nói hoặc sử dụng những từ đơn giản đối với những người và các đồ vật quen thuộc.
- Không nghe tivi ở các mức bình thường.
- Không sử dụng tiếng nói hay cho thấy sự phát triển ngôn ngữ như các trẻ cùng tuổi.
- Trẻ chậm nói, nói không rõ.
3. Hai cách đo thính lực phổ biến hiện nay
Để có kết quả về sức nghe hay còn gọi là kết quả đo thính lực có 2 cách để thực hiện.
* Với trẻ em nhỏ dưới 5 tuổi
Trẻ chưa biết hợp tác nên sẽ sử dụng phương pháp đo thính lực đơn âm khách quan. Quy trình đo thính lực đơn âm khách quan được thực hiện khi bé ngủ say và môi trường đo phải yên tĩnh. Phép đo này được mô tả như sau: khi đo sẽ sử dụng âm thanh kiểu đơn âm ********** vào tai của trẻ, các kỹ thuật viên sẽ gắn các đầu điện cực lên trán và sau tai của trẻ giúp thu nhận và ghi lại các phản hồi của thần kinh thính giác. Phép đo sẽ kéo dài khoảng 30 - 45 phút, phép đo an toàn và không gây đau đớn gì cho trẻ.
* Với trẻ trên 5 tuổi
Áp dụng phép đo thính lực đơn âm chủ quan. Quy trình đo thính lực đơn âm chủ quan được thực hiện như sau: người bệnh sẽ đeo chụp tai chuyên dụng và chú ý lắng nghe các âm thanh loại đơn âm do máy đo thính lực phát ra đưa thẳng vào tai. Nếu người được đo nghe được tín hiệu âm thanh thì phải bấm máy báo cho kỹ thuật viên biết. Việc đo thính lực sẽ thực hiện trên 8 tần số với các mức cường độ âm thanh khác nhau. Thời gian đo sẽ mất khoảng từ 10 đến 30 phút hoặc có thể hơn tùy vào sự hợp tác của người bệnh khi đo.
4. Ý nghĩa của kết quả đo thính lực
Kết quả đo thính lực (thính lực đồ) sẽ cho ta biết khả năng nghe của trẻ hoặc của chính mình ở mức độ khác biệt so với mức bình thường là bao nhiêu? Trẻ sẽ gặp khó khăn ở những môi trường âm thanh nào trong cuộc sống và học tập hàng ngày? Cần phải áp dụng các thiết bị hỗ trợ như máy trợ thính hay chưa? Hoặc máy trợ thính thì đã đủ đáp ứng nhu cầu nghe của trẻ để học nói và phát triển ngôn ngữ chưa hay sẽ phải cấy điện cực ốc tai?
Việc kiểm tra đo thính lực cho trẻ là cực kỳ quan trọng, những biểu hiện của việc trẻ chậm nói, không tương tác với bố mẹ cũng có thể nguyên nhân do thính giác của trẻ có vấn đề. Bố mẹ hãy chú ý đến những biểu hiện của con mà chúng mình liệt kê ở trên để sớm can thiệp khi con có những dấu hiệu thính giác bất thường nhé.
-----------------------------
Đặc biệt hiện tại Trung tâm trợ thính Cát Tường cung cấp dịch vụ đo thính lực cho tất cả các đối tượng, nếu nhận thấy trẻ có các biểu hiện trên hãy đưa trẻ đến cơ sở Cát Tường gần nhất để được đo khám nhé!
-----------------------------
Trung tâm Trợ thính Cát Tường - Nam Định
Địa chỉ: 06 Thái Bình – P.Trần Tế Xương – Thành phố Nam Định.
Điện thoại: 0228.3719.888
Hotline: 0978.377.629 / 036.21.21.904
Giờ làm việc: 08:00 - 18.00 tất cả các ngày
Facebook: Trợ Thính Cát Tường – Nam Định
Website: cattuonghearing.vn / maytrothinh.com
1. Vì sao cần phải đo thính lực cho trẻ em?
Tổ chức chăm sóc sức nghe thế giới ước tính cứ 3 trong số 1000 trẻ sinh ra sẽ bị nghe kém ở mức độ nhẹ hay nặng hơn. Nghe kém có thể dẫn đến chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ và gây ra sự chậm trễ học tập cũng như các vấn đề xã hội và hành vi của con sau này. Vì thế việc đo thính lực cho trẻ sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu mất thính giác để điều trị và giảm thiểu những ảnh hưởng sức khỏe do mất thính lực gây ra.
2. Khi nào cần đo thính lực?
Trẻ sơ sinh nghe bình thường sẽ phản ứng với tiếng động và tiếng thì thầm, tiếng cười hay tiếng nói ríu rít. Khi các bé lớn hơn, chúng biết nhìn và quay đầu cũng như nói bi bô khi nghe thấy bố mẹ gọi hay âm thanh lớn.
Trẻ ở tuổi tập đi khi nhận ra tên các đồ chơi, các bộ phận cơ thể và các đồ vật quen thuộc khác, chúng sẽ cố gắng lặp lại các từ hoặc lắc lư theo nhạc. Đến 18 tháng tuổi, các bé có một ít vốn từ vựng, chúng sử dụng để nói các câu có 2 từ và âm thanh tiếng nói của chúng bình thường. Các bé có thể làm theo các hướng dẫn đơn giản từ mẹ như: “Đưa cho mẹ cái hộp kia”.
Nếu con của bạn không đạt được các giai đoạn quan trọng này, đừng hoảng sợ. Con của bạn có thể chỉ phát triển ở một mức khác hơn so với các trẻ cùng tuổi.
Bố mẹ nên đưa con của mình đi đo thính lực nếu bé:
- Không có bất kỳ đáp ứng nào với tiếng động lớn bất ngờ.
- Không quay đầu theo hướng giọng nói của bạn.
- Không bập bẹ hay cố gắng bắt chước âm thanh.
- Không hiểu các cụm từ đơn giản lúc 12 tháng tuổi.
- Không đáp ứng với âm thanh hoặc tên của mình và không thể xác định vị trí nơi âm thanh được phát ra.
- Không bắt chước nói hoặc sử dụng những từ đơn giản đối với những người và các đồ vật quen thuộc.
- Không nghe tivi ở các mức bình thường.
- Không sử dụng tiếng nói hay cho thấy sự phát triển ngôn ngữ như các trẻ cùng tuổi.
- Trẻ chậm nói, nói không rõ.
3. Hai cách đo thính lực phổ biến hiện nay
Để có kết quả về sức nghe hay còn gọi là kết quả đo thính lực có 2 cách để thực hiện.
* Với trẻ em nhỏ dưới 5 tuổi
Trẻ chưa biết hợp tác nên sẽ sử dụng phương pháp đo thính lực đơn âm khách quan. Quy trình đo thính lực đơn âm khách quan được thực hiện khi bé ngủ say và môi trường đo phải yên tĩnh. Phép đo này được mô tả như sau: khi đo sẽ sử dụng âm thanh kiểu đơn âm ********** vào tai của trẻ, các kỹ thuật viên sẽ gắn các đầu điện cực lên trán và sau tai của trẻ giúp thu nhận và ghi lại các phản hồi của thần kinh thính giác. Phép đo sẽ kéo dài khoảng 30 - 45 phút, phép đo an toàn và không gây đau đớn gì cho trẻ.
* Với trẻ trên 5 tuổi
Áp dụng phép đo thính lực đơn âm chủ quan. Quy trình đo thính lực đơn âm chủ quan được thực hiện như sau: người bệnh sẽ đeo chụp tai chuyên dụng và chú ý lắng nghe các âm thanh loại đơn âm do máy đo thính lực phát ra đưa thẳng vào tai. Nếu người được đo nghe được tín hiệu âm thanh thì phải bấm máy báo cho kỹ thuật viên biết. Việc đo thính lực sẽ thực hiện trên 8 tần số với các mức cường độ âm thanh khác nhau. Thời gian đo sẽ mất khoảng từ 10 đến 30 phút hoặc có thể hơn tùy vào sự hợp tác của người bệnh khi đo.
4. Ý nghĩa của kết quả đo thính lực
Kết quả đo thính lực (thính lực đồ) sẽ cho ta biết khả năng nghe của trẻ hoặc của chính mình ở mức độ khác biệt so với mức bình thường là bao nhiêu? Trẻ sẽ gặp khó khăn ở những môi trường âm thanh nào trong cuộc sống và học tập hàng ngày? Cần phải áp dụng các thiết bị hỗ trợ như máy trợ thính hay chưa? Hoặc máy trợ thính thì đã đủ đáp ứng nhu cầu nghe của trẻ để học nói và phát triển ngôn ngữ chưa hay sẽ phải cấy điện cực ốc tai?
Việc kiểm tra đo thính lực cho trẻ là cực kỳ quan trọng, những biểu hiện của việc trẻ chậm nói, không tương tác với bố mẹ cũng có thể nguyên nhân do thính giác của trẻ có vấn đề. Bố mẹ hãy chú ý đến những biểu hiện của con mà chúng mình liệt kê ở trên để sớm can thiệp khi con có những dấu hiệu thính giác bất thường nhé.
-----------------------------
Đặc biệt hiện tại Trung tâm trợ thính Cát Tường cung cấp dịch vụ đo thính lực cho tất cả các đối tượng, nếu nhận thấy trẻ có các biểu hiện trên hãy đưa trẻ đến cơ sở Cát Tường gần nhất để được đo khám nhé!
-----------------------------
Trung tâm Trợ thính Cát Tường - Nam Định
Địa chỉ: 06 Thái Bình – P.Trần Tế Xương – Thành phố Nam Định.
Điện thoại: 0228.3719.888
Hotline: 0978.377.629 / 036.21.21.904
Giờ làm việc: 08:00 - 18.00 tất cả các ngày
Facebook: Trợ Thính Cát Tường – Nam Định
Website: cattuonghearing.vn / maytrothinh.com
Relate Threads