HÀ NỘI Hướng dẫn lắp đặt trung tâm báo cháy Hochiki thường

anh Thư 2017

Tiểu thương mới
Tham gia
19 Tháng sáu 2018
Bài viết
72
Điểm tương tác
1

  • PCCC Hải Phát là công ty chuyên thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cách lắp đặt tủ trung tâm báo cháy Hochiki thường:

    Hệ thống báo báo cháy hochiki thường cháy gồm nhiều khu vực. Mỗi khu vực tương ứng với một Zone của Trung tâm báo cháy. Tên của khu vực được ghi trên mặt Tủ báo cháy. Khi có cháy hoặc có sự cố ở khu vực nào, đèn của khu vực đó sẽ sáng.

    1. TRẠNG THÁI HOẠT ĐỘNG BÌNH THƯỜNG: Đèn “AC. ON” sáng màu xanh : Hệ thống hoạt động với nguồn 220 VAC.

    2. TRẠNG THÁI CÁC ĐÈN HIỂN THỊ: %name


    Hướng dẫn lắp đặt trung tâm báo cháy Hochiki thường

    Đèn “ ZONE”: – Sáng màu đỏ : Báo động khu vực bị cháy. – Đèn vàng nhấp nháy : Chỉ sự cố báo lỗi đứt dây tín hiệu hoặc hở mạch Zone. Cần kiểm tra và xử lý gấp để hệ thống hoạt động lại bình thường.

    Đèn “COMMON ALARM”: sáng màu đỏ. Báo động cháy.

    Đèn “COMMON SUPERVISORY”: sáng màu vàng (nếu một Zone được cài đặt chế độ giám sát Superviory)

    Đèn “COMMON TROUBLE”: sáng nhấp nháy màu vàng. Bo lỗi sự cố chung. Có một hoặc nhiều lỗi cần phải xử lý.

    Đèn “BATTERY TROUBLE”: sáng màu vàng. Bình điện dự phòng không được kết nối hoặc bị hư.

    Đèn “GROUND FAULT”: sáng màu vàng. Báo có sự cố nối đất, chạm max.

    Đèn “SIGNAL SILENCE”: sáng nhấp nháy màu vàng. Ngắt chuông còi báo động.

    Đèn “AUXILIARY DISC.”: sáng nhấp nháy màu vàng. Ngắt Relay kích hoạt ngỏ ra ( Supervisory và Alarm).

    Đèn “SIG.ZONE TROUBLE”: sáng nhấp nháy màu vàng. Ngõ kết nối chuông bị lỗi.

    I. THAO TÁC KHI CÓ CHÁY
    Khi có cháy Hệ thống trung tâm báo cháy hochiki thường thể hiện như sau:

    Đèn Zone tương ứng với khu vực có cháy: sáng

    Còi chính bên trong tủ báo cháy và chuông khu vực kêu.

    1. Quan sát đèn trên Tủ báo cháy để xác định chính xác khu vực có cháy.

    2. Khẩn trương tới khu vực có báo động để xác định vị trí cháy.

    3. Báo CS PCCC (số: 114) và thực hiện chữa cháy bằng phương tiện tại chỗ.

    II. THAO TÁC SAU KHI CHỮA CHÁY
    Sau khi chắc chắn công tác chữa cháy đã hoàn tất, tiến hành khôi phục (RESET) HTBC trở về điều kiện hoạt động bình thường. Nếu báo cháy bằng nhấn Hộp báo cháy bằng tay, thì phải Reset Hộp báo cháy trước khi Reset trung tâm báo cháy. Nếu Reset Trung tâm báo cháy trước khi Reset Hộp báo cháy, TTBC sẽ tiếp tục báo động trở lại.


    khi chắc chắn công tác chữa cháy đã hoàn tất, tiến hành khôi phục

    Kéo nút “System Reset” theo chiều mũi tên để khôi phục (Reset) hệ thống
    Sau khi đã RESET xong, phải chắc chắn hệ thống trở về trạng thái hoạt động bình thường: – Đèn báo nguồn điện xoay chiều “A.C. ON” sáng – Các đèn khác tắt.

    III. THAO TÁC KHI BÁO SỰ CỐ
    Tham khảo tài liệu kèm theo TTBC để biết cách phân biệt sự cố.

    Đề nghị thông báo với đơn vị lắp đặt tới kiểm tra, sửa chữa khi Hệ thống có sự cố.
    Tắt còi báo động chính và chuông:
    1. Tắt còi báo động chính: (còi gắn bên trong Tủ báo cháy)

    Khi còi báo động chính kêu.

    – Nếu nhấn vào công tắc “Buzzer Silence”, còi báo động tắt. Và đèn “Common Alarm” sáng.

    – Còi báo động sẽ kêu lại nếu TTBC nhận được tín hiệu báo cháy khác.

    2. Tắt tiếng chuông/còi
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên