Hướng dẫn chọn mua sàn gỗ công nghiệp

Songthang

Tiểu thương mới
Tham gia
5 Tháng tám 2016
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
Sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu lót sàn phổ biến tới ngưỡng trên thị trường hiện nay có hơn 100 thương hiệu, hơn 1000 mã sản phẩm đến từ nhiều nước như Thuỵ Sỹ, Pháp, Bỉ tới Việt Nam, Trung Quốc. Lựa chọn được sàn gỗ công nghiệp ưng ý, theo bạn có dễ dàng không? Theo chúng tôi, đều đó thực sự không dễ dàng chút nào, có quá nhiều thương hiệu (hơn 100), có quá nhiều mẫu mã (hơn 1000) và có quá nhiều màu sắc, tông màu để chọn lựa. Bạn sẽ phải làm sao đây? Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời sẽ hướng dẫn chọn mua sàn gỗ công nghiệp một cách đầy đủ và chi tiết nhất, nhằm giúp bạn ra quyết định một cách đúng đắn và nhanh chóng.

Đầu tiên, chúng ta cần phải hiểu sàn gỗ công nghiệp là gì? Bạn nào biết có thể lướt qua phần sau nhé.

Sàn gỗ công nghiệp là gì?
Sàn gỗ công nghiệp là loại sàn gỗ được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, cấu tạo từ bột gỗ, hạt nhựa, keo dính, và phụ gia. Sàn gỗ công nghiệp cấu tạo gồm 4 lớp:

Lớp đáy sàn gỗ: Là một lớp nhựa tổng hợp, có tác dụng chống ẩm, chống sự thâm nhập của hơi nước cũng như bệ đỡ chịu lực cho sàn gỗ công nghiệp. Ở lớp đáy này, thông thường sẽ in nổi logo hoặc tên thương hiệu, cũng như mã sản phẩm.

Lớp cốt gỗ (hay còn gọi là lõi sàn gỗ công nghiệp): Đây là phần cấu tạo dày nhất của sàn gỗ công nghiệp được tạo ra từ bột gỗ kết dính bằng keo và nén lại thành một khối chắc chắn. Lớp cốt gỗ quyết định tới khả năng chống chịu nước, khả năng chịu lược nên lớp cốt gỗ là lớp quan trọng nhất. Giá cả cao hay thấp, bền hay không bền là do lớp cốt gỗ nhé.

Lớp vân: Đây là một lớp nhựa giả vân gỗ được phủ lên bề mặt lớp cốt gỗ. Lớp này có tác dụng thẩm mỹ thể hiện vân gỗ, màu sắc. Lớp này có thể tạo ra vân gỗ Căm Xe, vân gỗ Gõ Đỏ hoặc bất kỳ loại vân gỗ, tông màu nào mà bạn mong muốn.

Lớp phủ bề mặt: Là một lớp nhựa cứng, trong suốt có kèm thêm oxyt nhôm nhằm tăng cường khả năng chống mài mòn, chống trầy xước cũng như khả năng chống nước thầm vào bề mặt gỗ.

Do cấu tạo là bột gỗ ép và kết dính bằng keo dính, phụ gia nên sàn gỗ công nghiệp chịu nước kém, chịu lực kém hơn so với các loại vật liệu lót sàn khác. Đồng thời, với một số nhãn hiệu thì tỷ lệ chất kết dính, phụ gia có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, do sử dụng Forman Dehit để kết dính.

Cau-tao-san-go-cong-nghiep.jpg


Ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp
Ưu điểm nổi trội nhất của sàn gỗ công nghiệp là Giá cả và độ đồng đều về màu sắc. Không loại sàn gỗ nào có giá tốt như sàn gỗ công nghiệp, không có loại sàn gỗ nào đồng đều màu và vân như sàn gỗ công nghiệp. Giá sàn gỗ tự nhiên cao hơn từ 3 – 5 lần giá sàn gỗ công nghiệp, giá sàn gỗ Engineer cao hơn từ 2- 3 lần giá sàn gỗ công nghiệp. Giá sàn gỗ công nghiệp trung bình từ 200.000 – 300.000 đ/m2. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá sàn gỗ công nghiệp, chúng ta sẽ bàn ở phần dưới.

Ưu điểm tiếp theo của sàn gỗ công nghiệp là độ ổn định cao. Độ ổn định ở đây chúng ta chỉ xét tới khả năng giãn nở, cong vênh, co ngót. Hầu như sàn gỗ công nghiệp trong quá trình sử dụng không bị giãn nở, cong vênh hay co ngót. Điều này khác biệt so với sàn gỗ tự nhiên hay sàn gỗ kỹ thuật.

huong-dan-chon-san-go-cong-nghiep.jpg


Dễ dàng thi công: Ở phương Tây, hầu như chủ nhà đều tự thi công sàn gỗ công nghiệp. Còn ở Việt Nam, chủ yếu chúng ta thuê thợ thi công. Tuy nhiên, việc thuê thợ không đồng nghĩa với sự khó khăn trong thi công. Thi công sàn gỗ công nghiệp rất dễ dàng và nhanh chóng. Do đó giá thợ thi công sàn gỗ công nghiệp trên thị trường chỉ dao động từ 30.000 – 50.000 đ/m2

Nhược điểm sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp giá rẻ nên bù lại nó có một số nhược điểm chính sau đây

Độ bền thấp hơn so với các loại sàn gỗ khác

Sàn gỗ công nghiệp có tuổi thọ trung bình từ 7 – 10 năm, không thể so được với trên 30 năm của sàn gỗ tự nhiên. Để tăng độ bền sàn gỗ công nghiệp, bạn nên chú trọng tới quá trình sử dụng, bảo dưỡng sàn gỗ công nghiệp nhé.

Khả năng chịu nước kém

Dù là sàn gỗ công nghiệp siêu chịu nước (Các nhãn hàng thường quảng cáo) thì khả năng chịu nước của sàn gỗ công nghiệp đều rất kém. Khi bị ngập nước hoặc bị lau chùi quá ướt thường xuyên, lượng nước ngấm dần vào lớp cốt gỗ làm bột gỗ nở ra, làm phồng nộp lớp vân gỗ dẫn tới hiện tượng sàn gỗ bị phồng rộp, giãn nở, cong vênh.

Một điều lưu ý bạn rằng, hầu như thời gian bảo hành của sàn gỗ công nghiệp đều rất cao từ 15 đến 25 năm hoặc vĩnh viễn, nhưng có điều khoản loại trừ không bảo hành là: Sàn gỗ công nghiệp bị ngập nước hoặc tiếp xúc với nước.

Khả năng tái sử dụng thấp

Sàn gỗ tự nhiên có thể tái sử dụng từ 5 – 7 lần (Việc dịch chuyển sàn gỗ từ phòng này qua phòng khác hoặc nhà này qua nhà khác), sàn gỗ engineer thì từ 3 – 5 lần, còn với sàn gỗ công nghiệp khả năng tái sử dụng rất thấp từ 1 tới 2 lần hoặc có thể không tái sử dụng được. Trong quá trình sử dụng, sàn gỗ công nghiệp bị hấp hơi ẩm, bị lau chùi dẫn tới bị phồng rộp, giãn nở cạnh, hèm nên khi tháo ra và lắp lại ở công trình mới thường không kín hèm khoá hoặc không đồng đều.

Tiêu chuẩn sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp được sản xuất hàng loạt, theo dây chuyền công nghệ nên tuân thủ nghiêm ngặt một số quy định, tiêu chuẩn chất lượng đặt ra. Hiện nay, các tiêu chuẩn áp dụng đối với sàn gỗ công nghiệp phổ biến nhất là Hệ số mài mòn (AC), tiêu chuẩn thân thiện môi trường (E), tiêu chuẩn chống cháy (B) và độ dày.

Độ dày

Sàn gỗ công nghiệp có 3 quy cách về độ dày phổ biến nhất: 8mm, 12 mm và 10mm. Dòng sản phẩm 10mm chủ yếu là dòng sản phẩm của 1 số nhãn hiệu xuất xứ từ Châu Âu như Hornitex, Egger, hay Pergo.

Độ chịu lực cũng như khả năng hấp thu tiếng ồn, giảm tiếng ồn của sàn gỗ công nghiệp 12mm tốt hơn nhiều so với sàn gỗ công nghiệp 8mm.

Tiêu chuẩn chống mài mòn – AC Rating

Tiêu chuẩn chống mài mòn là tiêu chuẩn nhằm đo lường khả năng chịu lực, chịu mài mòn cũng như khả năng chống trầy xước của sàn gỗ công nghiệp. Tiêu chuẩn này được các nhà khoa học sử dụng chỉ số Abrasion Class viết tắt là AC để đo lường. Tiêu chuẩn AC được phân thành 5 mức từ AC1 tới AC5. Chỉ số AC càng cao đồng nghĩa với việc khả năng chống mài mòn, khả năng chịu lực cũng như chống trầy xước càng cao, nghĩa là sàn gỗ công nghiệp càng tốt. Tiêu chuẩn AC cao đi kèm với giá cao.

Dựa vào tiêu chuẩn AC người ta cũng có thể giúp bạn hoạch định được loại sàn gỗ công nghiệp nào phù hợp với việc lắp đặt không gian nào. Ví dụ: Sàn gỗ công nghiệp có tiêu chuẩn AC3 thì phù hợp hầu như mọi loại công trình từ không gian hộ gia đình tới trung tâm thương mại nhỏ, có lưu lượng người qua lại tương đối vừa phải. Còn với trung tâm thương mai với hàng nghìn lượt người qua lại mỗi này, thì bạn phải sử dụng sàn gỗ công nghiệp có tiêu chuẩn AC5.

Tiêu chuẩn thân thiện môi trường (E)

Đây là tiêu chí nhằm hạn chế tỷ lệ thành phần các chất có thể gây độc hại cho sức khoẻ con người, gây ảnh hưởng tới môi trường trong cấu tạo sàn gỗ công nghiệp. Đạt tiêu chuẩn môi trường E, nghĩa là sàn gỗ công nghiệp có hàm lượng Formaldehyde ở ngưỡng an toàn, có hàm lượng phụ gia ở ngưỡng cho phép. Với sàn gỗ công nghiệp hiện nay tiêu chuẩn tối thiểu là E1. Khi chọn mua sàn gỗ, bạn nên kiểm tra cẩn thận tiêu chí này nhé, để bảo đảm an toàn cho gia đình bạn.

Tiêu chuẩn chống cháy (B)

Nhiều vụ cháy chung cư, nhà phố xảy ra và sàn gỗ nhà bạn có thể là nơi bắt nguồn cơn hoả hoạn không? Để an tâm và đảm bảo khả năng sàn gỗ nhà bạn khó bị cháy, bạn nên kiểu tra kỹ tiêu chuẩn chống cháy (B). Tiêu chuẩn B1 là tiêu chuẩn tối thiểu bắt buộc mọi loại sàn gỗ công nghiệp phải đạt được

Các thương hiệu sàn gỗ công nghiệp trên thị trường
Hiện nay, thị trường có hơn 100 thương hiệu sàn gỗ công nghiệp, có nguồn gốc từ hàng chục quốc gia từ Châu Âu tới Châu Á. Sàn gỗ tự nhiên ngoài trời sẽ cùng bạn điểm qua những thương hiệu sàn gỗ công nghiệp này cùng với xuất xứ của nó nhé.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên