Hệ thống chữa cháy Nitơ

anh Thư 2017

Tiểu thương mới
Tham gia
19 Tháng sáu 2018
Bài viết
72
Điểm tương tác
1

  • Khái niệm và tính chất vật lý, hóa học của khí Nito áp dụng cho công tác phòng cháy chữa cháy


    – Nito là một chất khí tồn tại dưới dạng phân tử, gồm 2 nguyên tử Nito liên kết với nhau bởi liên kết 3 đơn công hóa trị, có công thức hóa học là N2, có số nguyên tử bằng 7. Khi ở điều kiện bình thường, khí Nito là một chất khí không màu, không mùi, không vị, khá trơ, còn được gọi là đạm khí.

    – Nito chiếm khoảng 78% khí quyển Trái Đất và là thành phần của mọi cơ thể sống. Nitơ tạo ra nhiều hợp chất quan trọng như các axít amin, amôniắc, axít nitric và các xyanua.
    Nito tinh khiết chỉ tham gia phản ứng hóa học ở nhiệt độ phòng khi nó phản ứng với Liti. Khí Nito hóa lỏng ở nhiệt độ 77 K (-196 °C) trong điều kiện áp suất khí quyển và đóng băng ở 63 K (-210 °C) thành dạng thù hình có tinh thể sáu phương đóng kín. Dưới 35,4 K (−237.6 °C) nitơ được cho là có thù hình của hệ lập phương (được gọi là pha alpha). Nito lỏng có dạng giống như nước, nhưng có tỷ trọng chỉ bằng 80,8% (tỷ trọng nito lỏng ở điểm sôi là 0,808 g/mL), là chất làm lạnh phổ biến.

    – Nito lỏng có thể dễ dàng được chuyển đổi thành các chất rắn bằng cách đặt nó trong một khoang bơm chân không bằng một máy bơm chân không quay. Nito lỏng đóng băng ở 63 K (-210 °C, -346 °F). Khí Nito đóng vai trò quan trọng trong việc làm lạnh, hiệu quả của nito lỏng là chất làm mát bị hạn chế bởi thực tế là nó sôi ngay lập tức khi tiếp xúc với một đối tượng ấm lên, bao quanh các đối tượng trong cách điện khí nito. Hiệu ứng này, được gọi là hiệu ứng Leidenfrost.

    – Nito được ứng dụng nhiều trong cuộc sống cũng như trong sản xuất thuốc ****, ******** và trong công tác chữa cháy. Nito tồn tại trong vật chất, cá thể sống, các đồ vật, vật thể tồn tại dưới dạng muối, axit amin…với thành phần nồng độ khác nhau.



    Nguyên lý làm việc của hệ thống chữa cháy bằng khí Nito(N2)


    Hệ thống xả khí được thực hiện tự động hoặc bằng tay. Về nguyên tắc xả khí ở chế độ tự động phải được nhận tín hiệu từ hai đầu báo mang khác nhau trên cùng một kênh hoặc hai kênh báo cháy khác nhau và phải đảm bảo nguyên tắc:

    + Khi một đầu báo làm việc: trung tâm sẽ hiển thị kênh báo động và phát tín hiệu báo động bằng chuông như hệ thống báo cháy.

    + Khi cả hai đầu báo từ hai kênh khác nhau làm việc: Trung tâm sẽ ra lệnh xả khí bằng còi, thời gian ra lệnh xả khí cho phép cài đặt từ 0-3 phút, khi xả khí trung tâm sẽ thông báo bằng còi, đèn báo xả khí để tránh mọi người không vào khu vực đang xả khí. Ngoài ra chúng ta cũng có thể chủ động xả khí bằng tay bằng cách ấn nút xả khí.

    Với việc chữa cháy bằng khí N2 và được thực hiện trên nguyên tắc trên thì sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người, máy móc thiết bị, điện, điện tử trong phòng.



    Xem thêm: Tư vấn thiết kế hệ thống PCCC
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên