Hãy tự bảo vệ mình Teen nhé

dvbvcom

Tiểu thương mới
Tham gia
14 Tháng ba 2011
Bài viết
6
Điểm tương tác
0
Teen phải làm gì để tự bảo vệ mình?

Giữ im lặng không phải là cách để bạn tránh khỏi ngược đãi – nó chỉ càng khiến những hành vi này gia tăng thôi.

Nếu bạn hoặc bạn của bạn đang bị ngược đãi, hãy nói với người mà bạn hoặc bạn ấy thực sự tin tưởng – một thành viên trong gia đình, thầy cô giáo, bác sỹ, hoặc bạn học …Các thầy cô và những chuyên gia tư vấn sẽ cho bạn biết làm thế nào để nhận ra và tố cáo hành vi ngược đãi.

Nếu người ngược đãi bạn lại chính là một người trong gia đình thì bạn nên tìm một nơi an toàn để sống tạm thời. Việc rời khỏi nhà không bao giờ là việc đơn giản nhưng điều đó là cần thiết đề giúp bạn tránh những hành vi ngược đãi có thể càng ngày càng đi xa hơn. Bạn có thể đến nhà bạn bè hoặc họ hàng.

Những bạn bị ngược đãi thường cảm thấy lo sợ, thẫn thờ hoặc cô đơn. Thái độ giúp đỡ và ủng hộ là bước đầu tiên cần làm để giúp các bạn í từng bước thoát khỏi tình trạng trên.

Nhiều teen từng là nạn nhân của ngược đãi nói rằng những tổn thương về tình cảm vẫn cứ theo các bạn í ngay cả khi bạo hành chấm dứt. Những lúc ấy teen nên tìm đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn, lấy lại sự thăng bằng trong tâm lý và hàn gắn lại những vết thương do bạo hành gây nên. Sau một thời gian “điều trị” tâm lý, những nạn nhân từng bị ngược đãi sẽ tìm lại cảm giác an toàn và tự tin vào cuộc sống.

“Điểm danh” các kiểu ngược đãi

Ngược đãi tình cảm là ngược đãi dễ nhận thấy nhất. Nạn nhân có thể bị đá, đấm, đánh, đập, cấu, véo, rụng, lắc, bóp cổ, tát, đốt… và những hành động khác nhằm gây nên đau đớn về thể chất. Hậu quả và có thể để lại dấu vết trên thương tích trên cơ thể.

Ngược đãi về ********: Bất kỳ một hành vi “XXX” nào với trẻ em từ 18 tuổi trở xuống đều bị coi là ngược đãi ********.

Ngược đãi tình cảm là dạng ngược đãi khó nhận biết, vì nó thường không để lại dấu vết trên cơ thể. Ngược đãi tình cảm cũng có thể gây đau đớn và tác hại như ngược đãi thể chất.

Sự thờ ơ lại là dạng ngược đãi khó nhận biết nhất. Khi trẻ em không được đáp ứng đầy đủ về đồ ăn, nhà ở, quần áo, thuốc men hoặc người chăm sóc, giám sát nghĩa là các bạn í đang là nạn nhân của sự thờ ơ. Thờ ơ tình cảm xảy ra khi phụ huynh không dành đủ tình cảm hoặc không chú ý đến con cái.

Bắt nạt cũng là một dạng của hành vi ngược đãi. Bắt nạt người khác bằng cách dọa dẫm, đe dọa hoặc xúc phạm, làm nhục được coi là hành vi ngược đãi ngang với đánh đập.

“Nhận diện” ngược đãi

Nghe có vẻ lạ lùng nhưng thực tế vẫn có không ít bạn ý thức được chính mình đang là nạn nhân của ngược đãi. Nhận ra ngược đãi có thể đặc biệt khó khăn với những bạn đã “sống chung” với nó nhiều năm. Các bạn í có thể nghĩ rằng mình bị đối xử như thế vì đã làm sai hoặc không đáp ứng được sự mong đợi của người ngược đãi mình.

Một số bạn lớn lên trong những gia đình mà bạo lực và bạo hành là cách duy nhất các thành viên trong gia đình đối xử với nhau. Sống trong môi trường như vậy, các bạn í có thể có ý nghĩa sai lầm là đánh, đập, xô, đẩy thô bạo hoặc gọi tên nhau một cách cáu kỉnh, thô tục là cách đối xử rất bình thường. Hoặc đôi khi các bạn í chứng kiến nhiều cảnh bạo hành của cha mẹ đến mức nghĩ đó là mối quan hệ bình thường. Nhưng thực tế, ngược đãi là không bình thường tẹo nào và gây tổn hại đến cả thể chất cũng như tinh thần.

Tại sao ngược đãi lại xảy ra?

Nếu bạn là một trong hàng nghìn người đang sống trong tình trạng bị ngược đãi, bạn có thể hiểu tại sao mình bị ngược đãi.

Không có câu trả lời duy nhất cho câu hỏi tại sao một số người lại trở thành “thủ phạm” bạo hành. Nhưng cũng có một vài lý do giải thích cho điều đó, trong đó lớn lên trong một gia đình bạo hành là một lý do. Nhiều người trở thành “thủ phạm” bạo hành bởi vì họ không có khả năng kiểm soát những cảm xúc, cảm giác của mình.


Hậu quả của ngược đãi

Ngược đãi ảnh hưởng tới mọi mặt của cuộc sống, đặc biệt là lòng tự trọng. Nhưng ảnh hưởng tới mức nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và hành vi bạo hành.

Khi teen là nạn nhân của ngược đãi, các bạn í thường gặp những rắc rối trong chuyện ăn, ngủ và tập trung. Các bạn í cũng không tin vào người khác mà luôn cảm thấy giận dữ với người khác và với chính mình. Một số teen còn có những hành động tự hủy hoại bản thân, như “self cut” hoặc nghiện rượu, ma túy. Thậm chí họ còn nghĩ đến hay tìm cách tự tử.

Biểu hiện thường thấy của những bạn bị ngược đãi là lo lắng, cáu gắt hay lẫn lộn và bối rối. Họ còn cảm thấy tội lỗi, xấu ** và thường tự trách bản thân. Nhưng người bị ngược đãi không có lỗi mặc dù những kẻ ngược đãi thường cố gắng đổ lỗi cho họ.

Im lặng không phải là cách bao ve mình!

79164995cr8-thumb.jpg


cong ty bao ve
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên