Hậu quả lâu dài là thấp khớp, xuất hiện nhiều u cục quanh khớp

trangthuyvf

Tiểu thương mới
Tham gia
14 Tháng tư 2014
Bài viết
29
Điểm tương tác
0
Để điều trị có hiệu quả bệnh gout, người bệnh cần phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ sau:

- Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc purin như: hải sản, các loại thịt có màu đỏ như: thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê...phủ tạng động vật như: Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc,... trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn...
Bệnh gout là một trong những bệnh thấp khớp gây đau đớn nhất, do ứ đọng những tinh thể uric acid nhọn

- Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như: đạm động vật nói chung như: thịt lợn, thịt gà, thịt vịt... ; cá và cá loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch... Đạm thực vật: đậu hạt nói chung nhất là các loại dậu ăn cả hạt như: đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh...; các chế phẩm từ đậu nành như: Đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ... nhìn chung ít làm tăng axit uric hơn các loại đậu chưa chế biến.

- Kiêng tất các các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, dọc mùng vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể. Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như: Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm giàu chất béo no như: mì tôm, thức ăn nhanh.
Bệnh gout là một trong những bệnh thấp khớp gây đau đớn nhất, do ứ đọng những tinh thể uric acid nhọn như kim ở tổ chức liên kết, ở ổ khớp hay cả hai. Sự ứ đọng này dẫn tới thấp khớp với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp.



Bệnh nhân gout thường thừa cân và mắc thêm một hay nhiều bệnh như xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, tiểu đường, rối loạn lipid máu....

Chỉ gọi là bệnh gout khi tình trạng tăng axit uric máu gây những hậu quả xấu cho cơ thể (gây các đợt viêm khớp gout cấp). Bệnh thường gặp ở nam giới (trên 95%) khỏe mạnh, mập mạp, thường bắt đầu từ tuổi 30-40. Phụ nữ nếu bị thường ở tuổi trên 60. Ở giai đoạn đầu, các đợt viêm thường không kéo dài,

Không thường xuyên và rất dễ chữa. Nếu không điều trị đủ và đúng, các đợt viêm sẽ xuất hiện thường xuyên, kéo dài hơn, khó chữa hơn. Hậu quả lâu dài là viêm nhiều khớp, xuất hiện nhiều u cục quanh khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, tàn phế, sỏi thận, nguy hiểm là suy thận.

774gut.jpg



- Tránh dùng chung hải sản và bia. Bởi vì, trong lúc ăn đồ ăn hải sản mà uống nhiều bia, sẽ làm sản sinh ra quá nhiều axit uric. Một khi axit uric trong cơ thể dư thừa sẽ lắng đọng lại ở trong khớp, gây tổn hại cho khớp, khiến bệnh gout bột phát nặng nề hơn.
Bệnh nhân gout nên ăn và uống gì?
Hậu quả lâu dài là thấp khớp, xuất hiện nhiều u cục quanh khớp, cứng khớp, biến dạng khớp, tàn phế, sỏi thận, nguy hiểm là suy thận

Ăn: Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua… giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.

Uống: Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày). Nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận.
Nguyên nhân gây bệnh gout

- Di truyền có thể có vai trò gây ra nguy cơ vì có tới 18% bệnh nhân gout có tiền sử gia đình có bệnh.

- Giới và tuổi tác có liên quan đến nguy cơ phát sinh bệnh, nam dễ bị bệnh hơn nữ và thường gặp ở người trưởng thành hơn là ở trẻ em.

- Người quá cân dễ bị tăng uric acid trong máu và dễ bị gout hơn vì các mô chuyển hóa và phân hủy nhiều hơn dẫn đến sự sản sinh quá nhiều uric acid.

- Uống quá nhiều rượu có thể gây tăng uric acid trong máu vì cản trở sự đào thải uric acid ra khỏi cơ thể.

- Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin có thể làm nặng thêm bệnh ở một số người.

- Thiếu hụt enzym tham gia vào phân hủy purine gây ra bệnh gout ở một số ít người, nhiều người trong số này có tiền sử gia đình bị bệnh gout.

- Có người dùng một số thuốc hay có một số bệnh nào đó có nguy cơ bị tăng uric acid trong dịch cơ thể: thuốc lợi tiểu, salicylat hay các thuốc chống viêm tạo ra từ salicylate như aspirin, vitamin niacin còn gọi là nicotinic acid, thuốc ức chế hệ miễn dịch cyclosporine và kiểm soát sự đào thải mảnh ghép của cơ thể, thuốc levodopa hỗ trợ dẫn truyền thần kinh dùng cho bệnh Parkinson.
 
Những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi bị viêm phế quản


Tránh hoặc hạn chế tối đa các món rán, xào như: khoai tây chiên, bánh rán, thịt rán,… Những món ăn giàu chất béo kể cả sữa chứa hàm lượng chất béo cao, calo cao cũng không được khuyến khích đối với bệnh nhân viêm phế quản, bởi nó là thủ phạm làm tăng triệu chứng khó thở ở bệnh nhân viêm phế quản.

Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày. Thừa muối sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể tích lũy chất lỏng. Khi đó các mô phế quản cũng hấp thụ chất lỏng, làm tình trạng viêm phế quản gia tăng, đồng thời quá trình sản xuất chất nhầy cũng tăng theo. Muối có nhiều trong các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh, đồ ăn đóng hộp. Vì thế bệnh nhân viêm phế quản không nên tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đông lạnh, chế biến sẵn.

Nên giảm lượng đường tinh luyện trong chế độ ăn đối với bệnh nhân viêm phế quản, bởi nếu bệnh nhân viêm phế quản thường xuyên tiêu thụ các loại đồ ăn như bánh kẹo, nước ngọt,… gây tình trạng đường tinh luyện trong cơ thể bị thừa, làm gia tăng hiện tượng khó thở.

Kiêng ăn các đồ cay nóng như ớt, hạt tiêu,… dễ gây ********** niêm mạc phế quản gây hiện tượng ho.
Nên tránh các loại hoa quả chua, chát như: mận, táo chua vì những thực phẩm này sẽ khó long đờm.

Không nên uống rượu vì rượu làm gia tăng tình trạng viêm phế quản.

Đặc biệt không nên uống rượu trước khi đi ngủ vì khả năng thông khí của phổi người bệnh vốn đã kém. Nếu uống rượu trước khi đi ngủ se làm liệt trung khu hô hấp, dễ gây loạn nhịp thở hoặc ngừng thở dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng.
Khi trẻ bị viêm phế quản thì chế độ ăn uống nâng đỡ chính là tác nhân hàng đầu giúp trẻ mau chóng hồi phục và khỏi bệnh. Cho trẻ bị viêm phế quản ăn gì và kiêng ăn gì là thắc mắc chung của các bậc cha mẹ. Sau đây, các bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa sẽ gợi ý thực đơn cho trẻ đồng thời hướng dẫn phụ huynh cách dùng điều hòa hợp lý giúp trẻ không mắc bệnh viêm phế quản.
Hướng dẫn chế độ ăn uống cho trẻ khi bị viêm phế quản phổi

Cũng giống như những chứng bệnh viêm khác, viêm phế quản chịu tác động rất nhiều của cách ăn uống. Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia y tế hàng đầu trên thế giới đã chỉ ra rằng: có mối quan hệ mật thiết giữa ăn uống và sự tăng lên hay giảm nhẹ của tình trạng viêm phế quản.





Những thực phẩm cần thiết cho trẻ bị viêm phế quản

Chế độ ăn nhiều trái cây và rau xanh sẽ cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra các loại vitamin như vitamin C, E, A, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm ở phế quản, tình trạng khó thở của trẻ. Các loại hoa quả, rau xanh giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt tốt cho bệnh nhân viêm phế quản được bác sĩ khuyên dùng: dâu tây, các loại quả mọng, bông cải xanh, rau bina và cà rốt.

Nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu như gạo, bột mì, ngũ cốc, các thực phẩm khác như đậu Hà Lan, sữa bò, sữa đậu nành, đậu phụ, trứng gà.



Các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, canxi, và protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Bệnh nhân viêm phế quản nên tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa (tuy nhiên cần chú ý các sản phẩm sữa đó phải có hàm lượng chất béo thấp). Tốt nhất nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn thân thiện có lợi cho hệ thống tiêu hóa và cũng có tác dụng tốt đối với bệnh nhân viêm phế quản.

Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải các độc tố khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn. Trẻ em bị viêm phế quản thường dễ bị mất nước hơn so với những người bình thường, uống nhiều nước sẽ giúp giảm tình trạng viêm, tình trạng khô họng của bệnh nhân.

Như vậy đối với trẻ em bị viêm phế quản thì chế độ ăn uống cũng là một phương pháp góp phần điều trị bệnh viêm phế quản.
Món ăn phòng viêm phế quản cho trẻ

Viêm phế quản ở trẻ có thể điều trị bằng thuốc, Tây y hoặc Đông y; bên cạnh đó, dùng các món ăn bài thuốc vẫn là cách an toàn hơn. Một số món ăn có thể dùng cho trẻ em mắc bệnh như dưới đây:

Cháo hành: Hành lá, hành củ vừa đủ, gạo nếp 60g, vài lát gừng tươi. Chế biến: hành cắt đoạn dài 2-3 cm, hành củ cắt nhỏ, rồi đem nấu cháo với gạo nếp, gừng, nêm nếm vừa dùng. Ăn lúc cháo còn nóng, ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi. Những người ho do táo nhiệt, người hay ra nhiều mồ hôi thì không nên dùng.



Cháo hạnh nhân: Hạnh nhân 15g, gạo trắng 50g. Chế biến: hạnh nhân bỏ vỏ, nghiền với nước, rồi gạn lấy nước này đem nấu cháo với gạo, nêm ít gia vị. Ăn lúc cháo nóng, vào sáng sớm và chiều tối. Món cháo này có công dụng giảm ho, khó thở, ngực bứt rứt.

Cháo sa sâm: Sa sâm 15-30g, gạo tẻ 100g, một ít đường phèn vừa đủ. Chế biến: nấu chín vị thuốc sa sâm, bỏ bã chắt lấy nước, cho thêm gạo, ninh thành cháo chín, cho thêm đường phèn, nước rồi lại nấu tiếp thành cháo loãng. Món này có công dụng nhuận phế, dưỡng vị, khử đờm, chỉ khái, dùng thích hợp với người phế nhiệt phế táo, ho khan, ít đờm hoặc phế khí bất túc, phế vị âm hư sinh ra ho lâu ngày không có đờm, hang khô khát sau khi sốt. Nhưng với người thương phong cảm mạo, ho nhiều thì không nên dùng.

Cháo bối mẫu: Vị thuốc bối mẫu 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn vừa đủ. Chế biến: lấy gạo và đường phèn đem nấu cháo. Cháo sôi chưa đặc thì thêm bối mẫu, rồi nấu tiếp với lửa nhỏ cho sôi lại, và cháo đặc là được. Dùng cháo lúc sáng sớm và chiều tối, ăn lúc cháo ấm nóng. Có công dụng tiêu đờm, giảm ho, thanh nhiệt tán kết. Chữa viêm phế quản, cấp và mãn tính.


Chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi tại nhà

Trẻ bị viêm phế quản phổi vẫn phải bú mẹ, nếu trẻ không tự bú thì phải vắt sữa ra bình, cốc hoặc cho trẻ ăn sữa ngoài nếu mẹ không có sữa.

Bù lại lượng nước đã mất do sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy cho trẻ bằng cách cho uống nhiều nước hơn (tốt nhất cho uống orezol).

Không nên chườm ấm hay chườm lạnh, tránh làm tăng nhu cầu ôxy.

Bảo đảm chế độ dinh dưỡng: các bà mẹ vẫn duy trì chế độ ăn bình thường cho con (bú mẹ, ăn sữa bằng thìa cốc nếu trẻ không bú được, ăn tăng cường nếu trẻ trong thời kỳ ăn dặm…).

Trong khi trẻ bị viêm phế quản phổi, bố mẹ không hút thuốc lá trong nhà, tránh cho trẻ ra ngoài vì bụi và các ô nhiễm khác khiến bệnh sẽ nặng hơn.



Trẻ bị viêm phế quản có nên tắm không?

Nhiều bà mẹ thường mắc sai lầm trầm trọng, đó là, khi thấy con ho, sổ mũi, sợ con nhiễm lạnh nên càng không tắm. Không tắm thì vệ sinh của trẻ kém, lại càng dễ nhiễm bệnh nặng hơn.

Hãy nhớ rằng với trẻ bị viêm đường hô hấp, việc vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ là tối quan trọng. Có điều, bạn không nên để trẻ bị nhiễm lạnh thêm. Phải chọn chỗ tắm kín gió, nước vừa đủ ấm, tắm từng phần chứ không cởi hết quần áo trẻ ra tắm một lần. Tắm xong phần nào nên lau khô cho trẻ ngay phần ấy, quấn khăn vào càng tốt. Xong hết thì thay quần áo cho sạch sẽ.


Cách dùng điều hòa để trẻ không mắc bệnh viêm phế quản

Việc lạm dụng quá nhiều và sử dụng điều hòa không đúng cách sẽ làm cho trẻ mắc các bệnh về hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng… trẻ có cơ địa thường bị hen suyễn. Nếu để trẻ nằm lâu trong phòng có điều hoà khiến cơ thể dễ mất nước, khô da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công và gây ra các bệnh về đường hô hấp.

Điều hòa dễ làm khô tuyến hô hấp, dẫn đến khó thở, trẻ nhỏ còn có thể sốt và dẫn đến các bệnh tiêu chảy… Đặc biệt, khi sử dụng điều hòa, nếu trẻ không được chú ý và chăm sót tốt, trẻ có thể bị những biến chứng nguy hiểm. Vậy sử dụng điều hòa thế nào là đúng cách?
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên