vattuxd
Tiểu thương mới
- Tham gia
- 18 Tháng một 2021
- Bài viết
- 31
- Điểm tương tác
- 1
Các tuyến đường vành đai có vai trò quan trọng để giải toả áp lực giao thông nội đô. Tuy nhiên, tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh chính các tuyến đường vành đai này đang rất cần được “giải cứu”. Với Hà Nội là tình trạng ùn tắc thường xuyên, nhất là khu vực cầu Thanh Trì và đường vành đai 3. Còn ở TPHCM lại là câu chuyện chậm tiến độ, khó triển khai để thực hiện các dự án trọng điểm.
Tình trạng ùn tắc thường diễn ra trên tuyến đường Vành đai 3 (Hà Nội), cả trên cao và dưới đất. Ảnh: Hải Nguyễn
Hà Nội cần gấp rút triển khai nhiều dự án
Gánh chịu lưu lượng xe di chuyển hàng ngày gấp tới nhiều lần lưu lượng thiết kế là nguyên nhân hàng đầu khiến tuyến đường Vành đai 3 - cầu Thanh Trì liên tục chứng kiến tình trạng ùn tắc trong thời gian gần đây. Trong khi các giải pháp phân làn, phân luồng chỉ có tác dụng giảm tải trong ngắn hạn, giải pháp cần được Hà Nội triển khai gấp rút ngay ở thời điểm hiện nay là thúc đẩy sớm việc hoàn thiện các tuyến đường vành đai có tác dụng bổ trợ, giảm tải.
Lưu lượng quá lớn, ùn tắc là dễ hiểu
Anh Bảo Thắng (trú tại khu đô thị Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, hằng ngày, anh phải qua cầu Thanh Trì - Vành đai 3 vào làm việc tại nội thành Hà Nội. Hầu như ngày nào khu vực này cũng bị tắc đường. Nếu tai nạn giao thông xảy ra còn có thể gây kẹt cứng hàng giờ đồng hồ. Mặc dù đã lường trước việc tắc đường nhưng anh vẫn bị muộn giờ làm.
Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) Hà Nội cho hay, nguyên nhân lớn nhất của việc ùn tắc trên cây cầu huyết mạch này là do lưu lượng phương tiện qua cầu đã vượt gấp nhiều lần lưu lượng thiết kế. Theo thống kê, có khoảng 122.600 lượt xe/ngày đêm lưu thông qua cầu, vượt gấp 8,1 lần so với lưu lượng thiết kế. Trong khi đó, kết quả kiểm đếm lưu lượng phương tiện giao thông di chuyển trên tuyến đường Vành đai 3 trên cao đoạn từ cầu Dậu đến cầu Mai Dịch và ngược lại do Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội (Sở GTVT) thực hiện cũng cho thấy, mật độ lưu thông trên tuyến đường rất lớn, gấp khoảng 2,5 lần so với lưu lượng tiêu chuẩn.
Lưu lượng phương tiện di chuyển lớn gấp nhiều lần lưu lượng thiết kế tiêu chuẩn nên chỉ cần xảy ra một sự cố nhỏ có thể dẫn đến ùn tắc kéo dài và nghiêm trọng trên tuyến đường Vành đai 3 - cầu Thanh Trì. Từ thực tế này, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông từng kiến nghị xem xét điều chỉnh giảm tốc độ khai thác trên tuyến đường Vành đai 3 trên cao đoạn từ nút giao Pháp Vân đến cầu vượt Mai Dịch và ngược lại từ 80km/h xuống 60km/h nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và hạn chế tai nạn giao thông cũng như ảnh hưởng đến kết cấu của tuyến cầu cạn Vành đai 3.
Đại diện đội Cảnh sát giao thông số 14 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP.Hà Nội) nói rằng, khi xảy ra ùn tắc trên cầu Thanh Trì, lực lượng cảnh sát giao thông nhiều khi phải đi bộ len qua dòng xe để tới hiện trường làm nhiệm vụ. Để giải quyết ùn tắc khu vực cầu Thanh Trì, hằng ngày vào các khung giờ cao điểm, đội Cảnh sát giao thông số 5 và số 14 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP.Hà Nội) phụ trách 2 đầu phía bắc và phía nam cầu Thanh Trì đều tổ chức ứng trực, tăng cường tuần tra.
Phó Chủ tịch UBND phường Trần Phú (quận Hoàng Mai) - ông Nghiêm Xuân Hùng - cho biết, để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên cầu Thanh Trì, UBND phường phải thường xuyên chỉ đạo lực lượng chức năng xử lý hàng quán lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; đồng thời công an phường cũng huy động cán bộ, chiến sĩ phối hợp với Cảnh sát giao thông phân luồng phương tiện trong giờ cao điểm.
Cần giải pháp căn cơ và dài hạn
Đại diện Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông (Sở GTVT Hà Nội) - ông Nguyễn Đức Toàn - cho hay, cùng với việc nghiên cứu giải pháp giảm tốc độ tối đa xuống dưới 80km/giờ để hạn chế tai nạn giao thông, sở sẽ triển khai phương án tổ chức giao thông tại khu vực này nhằm giảm lưu lượng phương tiện lưu thông trên cầu Thanh Trì sau khi dự án nút giao đường Vành đai 3 với đường Cổ Linh thuộc quận Long Biên hoàn thành đưa vào khai thác.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia giao thông cũng như thực tế hiện nay, các giải pháp nói trên không thể giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc thường xuyên xuất hiện trên tuyến đường Vành đai 3 - cầu Thanh Trì bởi gốc rễ vấn đề là tuyến đường này đang phải gánh một lưu lượng xe lớn gấp rất nhiều lưu lượng thiết kế ban đầu. Nên về dài hạn, TP.Hà Nội cần nghiên cứu triển khai các phương án giao thông mới. Trong đó, giải pháp căn cơ về lâu dài là cần triển khai ngay việc xây dựng hoàn thiện 7 tuyến đường vành đai theo quy hoạch nhằm giảm tải cho tuyến đường Vành đai 3 - cầu Thanh Trì.
Thực tế theo Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 7 tuyến đường vành đai, là những trục chính, định hình mạng lưới giao thông đường bộ của Hà Nội cũng như Vùng Thủ đô. Nhưng cho đến nay, ngoài tuyến đường Vành đai 3 được đầu tư triển khai đồng bộ, bao gồm cả đường trên cao và đường phía dưới, các tuyến đường vành đai còn lại đều đang còn trong tình trạng dang dở hoặc chưa thể triển khai như tuyến Vành đai 4, Vành đai 5. Thực trạng này khiến áp lực giao thông dồn nặng lên tuyến Vành đai 3. Điều đáng nói, trong số này, các tuyến như Vành đai 2,5 và 3,5 ngay từ ban đầu được quy hoạch xây dựng với mục tiêu bổ trợ, giảm tải, lần lượt nằm giữa Vành đai 2 và 3, Vành đai 3 và 4.
Dù việc hoàn thiện các tuyến đường vành đai đòi hỏi nguồn vốn lớn và thời gian thi công rất dài, người dân đang kỳ vọng các đoạn tuyến vành đai dự kiến được Hà Nội hoàn thành trong 5 năm tới 2021-2025 sẽ có tác động giảm tải áp lực giao thông rất lớn cho khu vực nội đô.
Mới đây nhất, Sở GTVT TP.Hà Nội đề xuất đầu tư một loạt dự án giao thông trọng điểm trong giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có thêm 3 đoạn tuyến Vành đai 2 (từ Khu đô thị mới Dịch Vọng - đường Dương Đình Nghệ dài 720m; đoạn Trung Kính - Trần Duy Hưng dài 580m; đoạn Ngụy Như Kon Tum - Đầm Hồng dài 1.890m) và 2 đoạn tuyến Vành đai 3 (từ cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến trục Nhật Tân - Nội Bài dài 9,8km; từ trục Nhật Tân - Nội Bài Quang Minh dài 5km). Đáng chú ý, tuyến Vành đai 3,5 cũng được đề xuất đầu tư 2 đoạn (từ cầu Thượng Cát - Quốc lộ 32 dài 3,8km; đoạn từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 10,8km).
Ở thời điểm hiện nay, các dự án trên được đánh giá có vai trò quan trọng và ngay khi hoàn thiện sẽ mang lại hiệu quả giảm ùn tắc giao thông rất lớn cũng như tăng cường khả năng thông thương, liên kết trong nội bộ Thủ đô cũng như với các địa phương lân cận. Với việc có thêm nhiều tuyến đường mới có tác dụng bổ trợ, khả năng giảm tải và giảm ùn tắc cho tuyến Vành đai 3 cũng sẽ tăng lên.
Nguồn: Theo ĐẶNG TIẾN - VĂN NGUYỄN/Laodong.vn
Người sưu tầm: https://vattuxd.com/
Tình trạng ùn tắc thường diễn ra trên tuyến đường Vành đai 3 (Hà Nội), cả trên cao và dưới đất. Ảnh: Hải Nguyễn
Hà Nội cần gấp rút triển khai nhiều dự án
Gánh chịu lưu lượng xe di chuyển hàng ngày gấp tới nhiều lần lưu lượng thiết kế là nguyên nhân hàng đầu khiến tuyến đường Vành đai 3 - cầu Thanh Trì liên tục chứng kiến tình trạng ùn tắc trong thời gian gần đây. Trong khi các giải pháp phân làn, phân luồng chỉ có tác dụng giảm tải trong ngắn hạn, giải pháp cần được Hà Nội triển khai gấp rút ngay ở thời điểm hiện nay là thúc đẩy sớm việc hoàn thiện các tuyến đường vành đai có tác dụng bổ trợ, giảm tải.
Lưu lượng quá lớn, ùn tắc là dễ hiểu
Anh Bảo Thắng (trú tại khu đô thị Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, hằng ngày, anh phải qua cầu Thanh Trì - Vành đai 3 vào làm việc tại nội thành Hà Nội. Hầu như ngày nào khu vực này cũng bị tắc đường. Nếu tai nạn giao thông xảy ra còn có thể gây kẹt cứng hàng giờ đồng hồ. Mặc dù đã lường trước việc tắc đường nhưng anh vẫn bị muộn giờ làm.
Sở Giao thông - Vận tải (GTVT) Hà Nội cho hay, nguyên nhân lớn nhất của việc ùn tắc trên cây cầu huyết mạch này là do lưu lượng phương tiện qua cầu đã vượt gấp nhiều lần lưu lượng thiết kế. Theo thống kê, có khoảng 122.600 lượt xe/ngày đêm lưu thông qua cầu, vượt gấp 8,1 lần so với lưu lượng thiết kế. Trong khi đó, kết quả kiểm đếm lưu lượng phương tiện giao thông di chuyển trên tuyến đường Vành đai 3 trên cao đoạn từ cầu Dậu đến cầu Mai Dịch và ngược lại do Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông Hà Nội (Sở GTVT) thực hiện cũng cho thấy, mật độ lưu thông trên tuyến đường rất lớn, gấp khoảng 2,5 lần so với lưu lượng tiêu chuẩn.
Lưu lượng phương tiện di chuyển lớn gấp nhiều lần lưu lượng thiết kế tiêu chuẩn nên chỉ cần xảy ra một sự cố nhỏ có thể dẫn đến ùn tắc kéo dài và nghiêm trọng trên tuyến đường Vành đai 3 - cầu Thanh Trì. Từ thực tế này, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông từng kiến nghị xem xét điều chỉnh giảm tốc độ khai thác trên tuyến đường Vành đai 3 trên cao đoạn từ nút giao Pháp Vân đến cầu vượt Mai Dịch và ngược lại từ 80km/h xuống 60km/h nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và hạn chế tai nạn giao thông cũng như ảnh hưởng đến kết cấu của tuyến cầu cạn Vành đai 3.
Đại diện đội Cảnh sát giao thông số 14 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP.Hà Nội) nói rằng, khi xảy ra ùn tắc trên cầu Thanh Trì, lực lượng cảnh sát giao thông nhiều khi phải đi bộ len qua dòng xe để tới hiện trường làm nhiệm vụ. Để giải quyết ùn tắc khu vực cầu Thanh Trì, hằng ngày vào các khung giờ cao điểm, đội Cảnh sát giao thông số 5 và số 14 (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP.Hà Nội) phụ trách 2 đầu phía bắc và phía nam cầu Thanh Trì đều tổ chức ứng trực, tăng cường tuần tra.
Phó Chủ tịch UBND phường Trần Phú (quận Hoàng Mai) - ông Nghiêm Xuân Hùng - cho biết, để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên cầu Thanh Trì, UBND phường phải thường xuyên chỉ đạo lực lượng chức năng xử lý hàng quán lấn chiếm hành lang an toàn giao thông; đồng thời công an phường cũng huy động cán bộ, chiến sĩ phối hợp với Cảnh sát giao thông phân luồng phương tiện trong giờ cao điểm.
Cần giải pháp căn cơ và dài hạn
Đại diện Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông (Sở GTVT Hà Nội) - ông Nguyễn Đức Toàn - cho hay, cùng với việc nghiên cứu giải pháp giảm tốc độ tối đa xuống dưới 80km/giờ để hạn chế tai nạn giao thông, sở sẽ triển khai phương án tổ chức giao thông tại khu vực này nhằm giảm lưu lượng phương tiện lưu thông trên cầu Thanh Trì sau khi dự án nút giao đường Vành đai 3 với đường Cổ Linh thuộc quận Long Biên hoàn thành đưa vào khai thác.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia giao thông cũng như thực tế hiện nay, các giải pháp nói trên không thể giải quyết triệt để tình trạng ùn tắc thường xuyên xuất hiện trên tuyến đường Vành đai 3 - cầu Thanh Trì bởi gốc rễ vấn đề là tuyến đường này đang phải gánh một lưu lượng xe lớn gấp rất nhiều lưu lượng thiết kế ban đầu. Nên về dài hạn, TP.Hà Nội cần nghiên cứu triển khai các phương án giao thông mới. Trong đó, giải pháp căn cơ về lâu dài là cần triển khai ngay việc xây dựng hoàn thiện 7 tuyến đường vành đai theo quy hoạch nhằm giảm tải cho tuyến đường Vành đai 3 - cầu Thanh Trì.
Thực tế theo Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ có 7 tuyến đường vành đai, là những trục chính, định hình mạng lưới giao thông đường bộ của Hà Nội cũng như Vùng Thủ đô. Nhưng cho đến nay, ngoài tuyến đường Vành đai 3 được đầu tư triển khai đồng bộ, bao gồm cả đường trên cao và đường phía dưới, các tuyến đường vành đai còn lại đều đang còn trong tình trạng dang dở hoặc chưa thể triển khai như tuyến Vành đai 4, Vành đai 5. Thực trạng này khiến áp lực giao thông dồn nặng lên tuyến Vành đai 3. Điều đáng nói, trong số này, các tuyến như Vành đai 2,5 và 3,5 ngay từ ban đầu được quy hoạch xây dựng với mục tiêu bổ trợ, giảm tải, lần lượt nằm giữa Vành đai 2 và 3, Vành đai 3 và 4.
Dù việc hoàn thiện các tuyến đường vành đai đòi hỏi nguồn vốn lớn và thời gian thi công rất dài, người dân đang kỳ vọng các đoạn tuyến vành đai dự kiến được Hà Nội hoàn thành trong 5 năm tới 2021-2025 sẽ có tác động giảm tải áp lực giao thông rất lớn cho khu vực nội đô.
Mới đây nhất, Sở GTVT TP.Hà Nội đề xuất đầu tư một loạt dự án giao thông trọng điểm trong giai đoạn 2021 - 2025, trong đó có thêm 3 đoạn tuyến Vành đai 2 (từ Khu đô thị mới Dịch Vọng - đường Dương Đình Nghệ dài 720m; đoạn Trung Kính - Trần Duy Hưng dài 580m; đoạn Ngụy Như Kon Tum - Đầm Hồng dài 1.890m) và 2 đoạn tuyến Vành đai 3 (từ cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến trục Nhật Tân - Nội Bài dài 9,8km; từ trục Nhật Tân - Nội Bài Quang Minh dài 5km). Đáng chú ý, tuyến Vành đai 3,5 cũng được đề xuất đầu tư 2 đoạn (từ cầu Thượng Cát - Quốc lộ 32 dài 3,8km; đoạn từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 10,8km).
Ở thời điểm hiện nay, các dự án trên được đánh giá có vai trò quan trọng và ngay khi hoàn thiện sẽ mang lại hiệu quả giảm ùn tắc giao thông rất lớn cũng như tăng cường khả năng thông thương, liên kết trong nội bộ Thủ đô cũng như với các địa phương lân cận. Với việc có thêm nhiều tuyến đường mới có tác dụng bổ trợ, khả năng giảm tải và giảm ùn tắc cho tuyến Vành đai 3 cũng sẽ tăng lên.
Nguồn: Theo ĐẶNG TIẾN - VĂN NGUYỄN/Laodong.vn
Người sưu tầm: https://vattuxd.com/
Relate Threads