Giải đáp một số thắc mắc về nội quy công ty, nội quy lao động

hotrotinviet

Tiểu thương tích cực
Tham gia
29 Tháng mười hai 2019
Bài viết
164
Điểm tương tác
0
Trong quá trình tư vấn cho khách hàng, Tín Việt đã nhận được nhiều thắc mắc về nội quy công ty, nội quy lao động. Hãy cùng Tín Việt giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.

1. Có bắt buộc phải đăng ký nội quy công ty, nội quy lao động không?

Nội quy công ty hay cũng chính là nội quy lao động, đây là văn bản do người sử dụng lao động ban hành quy định việc tuân theo thời gian, công nghệ, trật tự trong đơn vị lao động và sự điều hành công việc của người sử dụng lao động, đồng thời quy định các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý tương ứng và quy định về trách nhiệm vật chất.



giai-dap-mot-so-thac-mac-ve-noi-quy-cong-ty-noi-quy-lao-dong.jpg

Khoản 1 Điều 119 Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ:

“1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh.”

Theo đó, công ty sử dụng từ 10 người lao động trở lên bắt buộc phải đăng ký nội quy với cơ quan chuyên môn về lao động.

Còn nếu có dưới 10 người lao động, công ty vẫn phải ban hành nội quy lao động nhưng không bắt buộc phải đăng ký với cơ quan có thẳm quyền.


2. Sửa nội quy công ty có cần phải đăng ký lại?

Trước đây, tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động năm 2012, trường hợp sửa đổi, bổ sung nội quy lao động đang có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động.

Tuy nhiên, theo quy định mới tại khoản 3 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ Luật Lao động 2019 này, khi sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Ngoài ra, Nghị định này và Bộ luật Lao động 2019 không có quy định nào đề cập đến việc phải đăng ký lại nội quy lao động khi sửa đổi.

Vì vậy, người sử dụng lao động không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký lại nội quy công ty khi sửa đổi, bổ sung.

Xem thêm: Dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh

3. Hiệu lực của nội quy công ty, nội quy lao động kéo dài trong bao lâu?

Liên quan đến hiệu lực của nội quy lao động, Điều 121 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

“Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 119 của Bộ luật này nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động.”

Như vậy, nội quy công ty phải đăng ký sẽ có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội (được ủy quyền) nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký.

Còn với nội quy lao động không phải đăng ký thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy công ty.

Có thể thấy, Bộ luật lao động chỉ quy định thời điểm bắt đầu có hiệu lực của nội quy công ty mà không quy định về thời hạn chấm dứt hiệu lực. Do đó, có thể hiểu, nội quy công ty đã được ban hành theo đúng thủ tục luật định sẽ có giá trị vô thời hạn.

Trên đây là nội dung bài viết “Giải đáp một số thắc mắc về nội quy công ty, nội quy lao động“. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Tín Việt để được giải đáp chi tiết.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên