anh Thư 2017
Tiểu thương mới
- Tham gia
- 19 Tháng sáu 2018
- Bài viết
- 72
- Điểm tương tác
- 1
Điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy
Nghị định 79/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).
1, Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ tại Phụ lục II của Nghị định 79 (trường học, bệnh viện, chợ,…)
– Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở;
– Quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ PCCC trong cơ sở;
– Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về PCCC;
– Có quy trình kỹ thuật an toàn về PCCC phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
– Có lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;
– Có phương án chữa cháy, thoát nạn;
– Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện PCCC khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC;
– Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC đối với công trình quy định tại Phụ lục IV của Nghị định 79;
– Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC theo quy định của Bộ Công an.
Công trình cao tầng
– Đối với công trình cao tầng có chiều cao >09 tầng hoặc ≥ 25m
– Đáp ứng các điều kiện về an toàn PCCC như cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ tại Phụ lục II Nghị định 79.
– Kết cấu xây dựng của nhà phải có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của nhà theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC.
– Tường, vách ngăn và trần treo của đường thoát nạn, lối thoát nạn, buồng thang thoát nạn, các gian phòng công cộng tập trung đông người không được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt là vật liệu dễ cháy.
– Đối với nhà khung thép mái tôn có diện tích vượt quá diện tích khoang ngăn cháy theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC phải bảo đảm điều kiện:
– Có giải pháp chống cháy lan bằng kết cấu xây dựng hoặc hệ thống PCCC.
– Có giải pháp tăng giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng chủ yếu theo quy định của tiêu chuẩn, – quy chuẩn kỹ thuật về PCCC nhằm hạn chế nguy cơ sụp đổ khi xảy ra cháy.
Khu dân cư
– Có quy định, nội quy về PCCC, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về PCCC, thoát nạn phù hợp với đặc điểm của khu dân cư;
– Có thiết kế và phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với khu dân cư xây dựng mới;
– Hệ thống điện bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về PCCC;
– Có hệ thống giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, giải pháp chống cháy lan, phương tiện PCCC bảo đảm số lượng và chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC;
– Có phương án chữa cháy và thoát nạn;
– Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ PCCC và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;
– Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC theo quy định của Bộ Công an.
Hộ gia đình
– Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn về PCCC;
– Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định an toàn về PCCC;
– Có phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm hoạt động và điều kiện của từng hộ gia đình.
Phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ (phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong hoặc động cơ phòng nổ)
– Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm;
– Ống xả của động cơ phải được đặt ở vị trí kín hoặc được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;
– Hệ thống điện (kể cả bình ắc quy) phải bảo đảm không phát sinh tia lửa; dây dẫn điện bằng lõi đồng phải bảo đảm cách điện và có tiết diện theo thiết kế;
– Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy hoặc khó cháy và không phát sinh tia lửa do ma sát;
– Phương tiện có mái che chống mưa, nắng;
– Phương tiện chở chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ có dây tiếp đất. Riêng đối với xe bồn vận chuyển khí đốt hóa lỏng thực hiện theo quy định của TCVN 6484: 1999;
– Có đủ trang bị phương tiện PCCC;
– Bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
– Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường bộ, đường sắt phải có biểu trưng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ ở kính phía trước và hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển;
– Phương tiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bằng đường thủy, ban ngày phải cắm cờ báo hiệu chữ “B”, ban đêm phải có đèn báo hiệu phát sáng màu đỏ trong suốt quá trình vận chuyển.
Người điều khiển phương tiện, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ
– Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC;
– Người làm việc, người phục vụ trên phương tiện phải có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC.
XEM THÊM: Tư vấn thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI:
Công ty cổ phần đầu tư và thương mại PCCC Hải Phát
Trụ sở chính: Số 12/68 Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội
Chi nhánh: Số 4B1 Nghĩa Tân – Cầu Giấy – Hà Nội – Việt Nam
Hỗ trợ: 0466 565 114 – 0904006868 – 0932319869
Relate Threads