Điện mặt trời có phải là phương án tối ưu về năng lượng xanh

vu ngoc

Tiểu thương mới
Tham gia
14 Tháng bảy 2020
Bài viết
58
Điểm tương tác
0
Ở Việt Nam, hiện tượng lũ lụt và xói mòn đất đã gây những thiệt hại không nhỏ về kinh tế cũng như người dân vùng lũ. Đỉnh điểm nhất là trận lụt lịch sử năm nay tại nước ta, những hậu quả thảm khốc, tang thương do lũ lụt liên tục gây ra ở miền Trung đã khiến cho nhiều nhà khoa học, nhiều trí thức lên tiếng kêu gọi người Việt Nam hãy sống thuận với Mẹ Tự nhiên, hãy sử dụng loại năng lượng không phản bội Mẹ tự nhiên.

Một trong những việc quan trọng nhất là con người cần phải thay đổi cách thức sản xuất và sử dụng năng lượng điện.

Hiện nay, cơ cấu nguồn của hệ thống cung cấp lắp đặt điện năng lượng mặt trời quảng ngãi hiện tại của Việt Nam như sau: nhiệt điện than chiếm 35,2%; thủy điện: 35,9%, nhiệt điện khí: 12,6%, năng lượng tái tạo: điện gió, mặt trời, áp mái, sinh khối: 12,6%; điện chạy dầu: 2,1%; điện nhập khẩu và từ nguồn khác: <2%

lap-dat-goi-he-thong-dien-nang-luong-mat-troi-voi-cong-suat-15kwp.jpg


Nhiệt điện than và thủy điện là 2 nguồn năng lượng quan trọng nhưng cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Lượng chất thải từ nhiệt điện so với năng suất tạo ra thành phẩm gần như tương đương nhau, gây ra những hậu quả về hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất,… Tính đến năm 2018, Bộ Công Thương đã thống kê có 385 công trình thủy điện lớn nhỏ đang vận hành rải rác trên khắp các tỉnh thành của nước ta. Hệ thống thủy điện đã phá hủy rất nhiều hệ sinh thái thượng nguồn, thu hẹp diện tích rừng phòng hộ và lâm tặc làm cho đất mất khả năng giữ, điều tiết nước. Đã thế, mỗi khi xảy ra lũ các công trình thủy điện do tính toán sai, hoặc quá tham làm giữ nước quá nhiều, lại xả nước để giữ đập thủy điện. Lũ chồng lũ.

Để giảm sự tàn phá của thiên tai, Việt Nam phải tăng cường phát triển những nguồn năng lượng hạn chế xả thải ra môi trường như là điện hạt nhân, nhiệt điện khí, điện gió, và đặc biệt là năng lượng mặt trời. Thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam một vị trí địa lý rất thích hợp – nhiệt đới – để chúng ta có thể sử dụng và phát triển nguồn năng lượng mặt trời quảng ngãi vô tận. Hệ thống điện mặt trời áp mái đang là một xu hướng tích cực Nhưng nước ta phần lớn sử dụng loại năng lượng xanh này để kinh doanh với điện lưới quốc gia chứ chưa được ứng dụng nhiều từ người dân như các nước phát triển khác.

Theo một nhà đầu tư về năng lượng mặt trời: “Ví dụ hệ thống điện mặt trời 1 Mkw (giá trọn gói hiện tại là 13 tỷ VNĐ) sản xuất trung bình 114,000 Kwh / tháng. Đơn giá mua lại điện thừa từ EVN hiện là 1940Đ/kwh (dự thảo 2020), vậy mỗi tháng nhà đầu tư sẽ thu lợi được 221,160,000VNĐ (Việc này chưa kể phần tiết kiệm nhờ giảm bớt được tiêu thụ điện bậc giá cao, và chi phí làm mát giảm). Trung bình nhà đầu tư sẽ hồi vốn trong khoảng 5 năm trong khi các tấm thu năng lượng mặt trời được bảo hành 10 năm. Nếu nếu mỗi tháng nhà đầu tư thu được 221,160,000VNĐ(vốn đầu tư 13 tỷ đồng), với lãi suất ngân hàng 0,5%/tháng (6.20%/năm) thì sau 30 năm, bằng với thời gian tuổi thọ của tấm thu mặt trời, nhà đầu tư sẽ có khoản lợi nhuận khổng lồ.

lap-dat-goi-he-thong-dien-nang-luong-mat-troi-voi-cong-suat-3kwp.jpg


Vì hiệu quả kinh tế rõ ràng như vậy, mà số hộ và doanh nghiệp đầu tư vào điện mặt trời áp mái tăng lên rõ rệt. Theo thống kê của công ty cổ phần năng lượng quảng ngãi, nửa đầu năm nay, dù đang giai đoạn khó khăn của Covid 19, tổng công suất điện mặt trời áp mái nhà ở Việt Nam đã tăng khoảng 44%. Tính đến tháng 6/2020, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời áp mái ở Việt Nam đạt 763.555 kWP, tăng mạnh so với tổng công suất tháng 1/2020 là 428.612 kWP. Trên 21 tỉnh thành miền Nam, sản lượng điện mặt trời dư ra được bán lại cho ngành điện 6 tháng qua là 87 triệu kWh, tương đương 195 tỷ đồng.

Khi nói đến những lợi ích không thể phủ nhận về loại năng lượng thuận theo Mẹ thiên nhiên này chúng ta không thể không nhắc đến hậu quả sau khi những tấm pin này hết hạn sử dụng. Khối lượng pin khổng lồ sau khi hết hạn cũng là bài toán nan giải với các nhà khoa học khi chúng không thể tái chế hay tái sử dụng được, độc tố chúng thải ra môi trường không thua gì rác thải hạt nhân.

Dù cho chúng ta có sử dụng loại năng lượng nào thì chúng cũng có ưu nhược điểm nhất định. Nhiệm vụ của chúng ta phải cân bằng và sử dụng phù hợp với từng hoàn cảnh. Chúng ta có thể kỳ vọng vào tương lai 20-30 năm sau chúng ta có biện pháp khắc phục được lượng lớn rác thải từ các nguồn năng lượng này mang lại.

CÔNG TY TNHH GREEN SOLAR QUẢNG NGÃI

Địa Chỉ : 63 Lê Lợi, P. Chánh Lộ, Tp. Quảng Ngãi, Quảng Ngãi.

Tel : (0255) 6 299 799

Mobile : 0948.141.719

Email : greensolarqng@gmail.com

Wbsite : dennangluongquangngai.com

Wbsite : greensolarqng.com
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên