sinhtourvn
Tiểu thương mới
- Tham gia
- 19 Tháng sáu 2023
- Bài viết
- 16
- Điểm tương tác
- 0
Cố đô Hoa Lư là địa danh lưu giữ rất nhiều dấu tích liên quan tới những sự kiện lịch sử có tầm quan trọng với vận mệnh dân tộc. Ngày nay, nơi đây không còn nguyên vẹn nữa do đã trải qua nhiều thăng trầm của thời gian. Dù vậy, đến Ninh Bình mà không ghé cố đô Hoa Lư, ghé thăm đền thờ vua Đinh – vua Lê quả là sự thiếu sót lớn.
Đôi điều về đền vua Đinh vua Lê
Đền vua Đinh – vua Lê là hai ngôi đền được xây dựng dưới triều đại nhà Lý. Cụ thể, sau khi vua Lý Công Uẩn cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, bộ đôi đền vua Đinh – vua Lê được xây dựng để ghi nhớ công lao trong việc phát triển đất nước Đại Cồ Việt khi xưa.
Sau này tới triều đại Hậu Lê, hai ngôi đền này được dựng lại với việc sửa chữa, giữ lại những nét kiến trúc sơ khai khi xưa. Ngày nay, đền vua Đinh – vua Lê chính là địa chỉ cho du khách ghé thăm khi khám phá cố đô Hoa Lư.
Chỉ đường đến đền vua Đinh – vua Lê? Giá vé bao nhiêu?
Để đi đền vua Đinh – vua Lê thì trước hết bạn phải có mặt ở thành phố Ninh Bình. Về phương tiện di chuyển đến Ninh Bình rất đa dạng, bạn có thể đi xe khách (bến xe Giáp Bát) với mức giá từ 80.000 – 120.000 đồng. Ngoài ra thì dịch vụ xe limousine cao cấp, sang trọng, đưa đón tận nơi hiện nay đang rất phát triển nên bạn có thể đặt xe limousine của một số nhà xe như Xe Việt Nam, Tràng An limousine… với khoảng giá 200.000 đồng. Hoặc bạn cũng có thể đi tàu hỏa từ ga Hà Nội đến ga Ninh Bình hay tự túc bằng phương tiện cá nhân.
Về đường đi đền vua Đinh – vua Lê khá dễ dàng. Từ trung tâm thành phố Ninh Bình, bạn đi theo hướng quốc lộ 1A rồi rẽ vào đường Tràng An, đi qua núi Mã Yên thì sẽ đến cố đô Hoa Lư. Hiện tại giá vé tại cố đô Hoa Lư là 20.000 đồng/người.
Đền vua Đinh – đền Vua Lê có gì đặc biệt?
Đền vua Đinh
Giống như tên gọi, đền vua Đinh là nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Ngoài ra thì ngôi đền này còn có tên gọi khác là đền Thượng, được phục dựng theo kiến trúc trong hoàng cung khi xưa của vua Đinh. Năm 2012, đền thờ Đinh Tiên Hoàng được công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia đặc biệt.
Đền vua Đinh có kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm 3 khu vực là bái đường, thiêu hương và chính cung.
Trong đó, bái đường là một khoảnh sân rộng lớn, thường được dùng nơi thắp hương, tế lễ trước khi có thể bước vào bên trong đền. Có một sập long tràng nằm ở giữa sân với nhiều họa tiết tinh tế, được chạm khắc với những hình rồng, phượng theo kiến trúc của triều Lý và Hậu Lê.
Sau khi đi qua bái đường, du khách sẽ đặt chân tới thiêu hương. Khu vực này được sử dụng để thờ những vị quan có công lớn đối với đất nước như Nguyễn Bặc, Đinh Diền, Triệu Tú, Lê Cơ.
Cuối cùng là chính cung, khu vực rộng lớn với 5 gian. Trong đó gian giữa là gian nổi bật nhất với bức tượng Đinh Tiên Hoàng bằng đồng. Trong khi đó gian phải thờ Đinh Hạng Lang và Đinh Toàn, còn gian trái thờ con trai trưởng của vua là Đinh Liễn.
Đền vua Lê
Nếu như đền vua Đinh gọi là đền Thượng thì đền vua Lê lại được gọi là đền Hạ và 2 ngôi đền này cũng chỉ cách nhau khoảng 300m. Kiến trúc đền vua Lê có phần giống đền vua Đinh tuy nhiên có sự khác nhau về tên gọi giữa các khu vực. Cửa ngoài của đền vua Lê được gọi là nghi môn ngoại, bên trong nổi bật với bức tượng chim phượng cao hơn 3m. Phía bên phải có nhà tiền bái.
Khu vực bái đường có 5 gian giống đền vua Đinh với 3 tấm biển lớn được sơn thiếp vàng. Nếu như thiêu hương đền vua Đinh thờ những vị quan có công thì thiêu hương của đền vua Lê Đại Hành chỉ thờ Phạm Cự Lượng – một vị quan nổi tiếng liêm chính thời tiền Lê. Chính cung thờ vua Lê Đại Hành, gian phải thờ con trai Lê Long Đĩnh còn bên trái thờ thái hậu Dương Vân Nga.
Như vậy thì Sinhtour đã cùng bạn khám phá đền vua Đinh – vua Lê một cách chi tiết nhất. Nếu như bạn chuẩn bị đi du lịch Ninh Bình, đừng bỏ lỡ địa chỉ này nhé. Trong trường hợp bạn chưa có tour du lịch Ninh Bình cho riêng mình, hãy liên hệ Sinhtour nhé.
Add: 14 Hàng Mành, Hoàn ****, Hà Nội
Tel: 02439.99.89.79
Hotlines: 0914 79 1979 ( Zalo) – 0867.664.446
Email: info@sinhtour.vn
Đôi điều về đền vua Đinh vua Lê
Đền vua Đinh – vua Lê là hai ngôi đền được xây dựng dưới triều đại nhà Lý. Cụ thể, sau khi vua Lý Công Uẩn cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, bộ đôi đền vua Đinh – vua Lê được xây dựng để ghi nhớ công lao trong việc phát triển đất nước Đại Cồ Việt khi xưa.
Sau này tới triều đại Hậu Lê, hai ngôi đền này được dựng lại với việc sửa chữa, giữ lại những nét kiến trúc sơ khai khi xưa. Ngày nay, đền vua Đinh – vua Lê chính là địa chỉ cho du khách ghé thăm khi khám phá cố đô Hoa Lư.
Chỉ đường đến đền vua Đinh – vua Lê? Giá vé bao nhiêu?
Để đi đền vua Đinh – vua Lê thì trước hết bạn phải có mặt ở thành phố Ninh Bình. Về phương tiện di chuyển đến Ninh Bình rất đa dạng, bạn có thể đi xe khách (bến xe Giáp Bát) với mức giá từ 80.000 – 120.000 đồng. Ngoài ra thì dịch vụ xe limousine cao cấp, sang trọng, đưa đón tận nơi hiện nay đang rất phát triển nên bạn có thể đặt xe limousine của một số nhà xe như Xe Việt Nam, Tràng An limousine… với khoảng giá 200.000 đồng. Hoặc bạn cũng có thể đi tàu hỏa từ ga Hà Nội đến ga Ninh Bình hay tự túc bằng phương tiện cá nhân.
Về đường đi đền vua Đinh – vua Lê khá dễ dàng. Từ trung tâm thành phố Ninh Bình, bạn đi theo hướng quốc lộ 1A rồi rẽ vào đường Tràng An, đi qua núi Mã Yên thì sẽ đến cố đô Hoa Lư. Hiện tại giá vé tại cố đô Hoa Lư là 20.000 đồng/người.
Đền vua Đinh – đền Vua Lê có gì đặc biệt?
Đền vua Đinh
Giống như tên gọi, đền vua Đinh là nơi thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Ngoài ra thì ngôi đền này còn có tên gọi khác là đền Thượng, được phục dựng theo kiến trúc trong hoàng cung khi xưa của vua Đinh. Năm 2012, đền thờ Đinh Tiên Hoàng được công nhận là Di tích Lịch sử cấp quốc gia đặc biệt.
Đền vua Đinh có kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm 3 khu vực là bái đường, thiêu hương và chính cung.
Trong đó, bái đường là một khoảnh sân rộng lớn, thường được dùng nơi thắp hương, tế lễ trước khi có thể bước vào bên trong đền. Có một sập long tràng nằm ở giữa sân với nhiều họa tiết tinh tế, được chạm khắc với những hình rồng, phượng theo kiến trúc của triều Lý và Hậu Lê.
Sau khi đi qua bái đường, du khách sẽ đặt chân tới thiêu hương. Khu vực này được sử dụng để thờ những vị quan có công lớn đối với đất nước như Nguyễn Bặc, Đinh Diền, Triệu Tú, Lê Cơ.
Cuối cùng là chính cung, khu vực rộng lớn với 5 gian. Trong đó gian giữa là gian nổi bật nhất với bức tượng Đinh Tiên Hoàng bằng đồng. Trong khi đó gian phải thờ Đinh Hạng Lang và Đinh Toàn, còn gian trái thờ con trai trưởng của vua là Đinh Liễn.
Đền vua Lê
Nếu như đền vua Đinh gọi là đền Thượng thì đền vua Lê lại được gọi là đền Hạ và 2 ngôi đền này cũng chỉ cách nhau khoảng 300m. Kiến trúc đền vua Lê có phần giống đền vua Đinh tuy nhiên có sự khác nhau về tên gọi giữa các khu vực. Cửa ngoài của đền vua Lê được gọi là nghi môn ngoại, bên trong nổi bật với bức tượng chim phượng cao hơn 3m. Phía bên phải có nhà tiền bái.
Khu vực bái đường có 5 gian giống đền vua Đinh với 3 tấm biển lớn được sơn thiếp vàng. Nếu như thiêu hương đền vua Đinh thờ những vị quan có công thì thiêu hương của đền vua Lê Đại Hành chỉ thờ Phạm Cự Lượng – một vị quan nổi tiếng liêm chính thời tiền Lê. Chính cung thờ vua Lê Đại Hành, gian phải thờ con trai Lê Long Đĩnh còn bên trái thờ thái hậu Dương Vân Nga.
Như vậy thì Sinhtour đã cùng bạn khám phá đền vua Đinh – vua Lê một cách chi tiết nhất. Nếu như bạn chuẩn bị đi du lịch Ninh Bình, đừng bỏ lỡ địa chỉ này nhé. Trong trường hợp bạn chưa có tour du lịch Ninh Bình cho riêng mình, hãy liên hệ Sinhtour nhé.
Add: 14 Hàng Mành, Hoàn ****, Hà Nội
Tel: 02439.99.89.79
Hotlines: 0914 79 1979 ( Zalo) – 0867.664.446
Email: info@sinhtour.vn
Relate Threads