- Tham gia
- 1 Tháng mười hai 2010
- Bài viết
- 1,753
- Điểm tương tác
- 65
Đặc sản Côn Đảo – Mứt Hạt bàng
Nhắc đến Côn Đảo ai cũng háo hức mong đợi được một lần ghé thăm, bởi Côn Đảo không chỉ là một hòn đảo độc đáo được người người biết đến như một thiên đường nghỉ dưỡng, mà Côn Đảo còn nổi tiếng với những món ăn đặc sản rất riêng chỉ có ở vùng đảo này đó chính là Mứt Hạt Bàng. Một món ăn chơi đơn giản nhưng lại hấp dẫn và thú vị vô cùng. Du khách đến Côn Đảo tham quan nghỉ dưỡng đều mua về cho mình và người thân những lọ mứt đơn sơ nhưng rất riêng và chỉ có ở Côn Đảo mà thôi.
Chuẩn bị nghỉ lễ dài ngày dịp 30/04, du lịch Côn Đảo là nơi được nhiều bạn trẻ chọn lựa. Không chỉ có các di tích lịch sử, nơi đây còn hấp dẫn du khách nhờ những đặc sản dân dã thú vị đến bất ngờ.
Sau khi thăm các nhà tù ở Côn Đảo, viếng mộ nữ anh hùng Võ Thị Sáu, nghĩa trang Hàng Dương, tắm biển… khách nên ra chợ Côn Đảo để tìm mua đặc sản của vùng đất này, nhất là hạt bàng khô.
Đặc sản Côn Đảo - Mứt Hạt bàng với hai loại mứt đặc trưng tại Côn Đảo
Nếu lang thang vào chợ, sau khi mua hải sản khô, nhiều loại rễ cây uống chữa bệnh, bạn dễ dàng tìm mua vài gói hạt bàng khô tẩm đường, tẩm muối ngon để mang về đất liền làm quà. Nhưng nếu ngỏ lời muốn xem nơi sản xuất và các công đoạn làm hạt bàng khô, người bán hàng sẵn sàng chỉ cho bạn đến tận nơi làm đặc sản này.
Khu chợ Côn Đảo nằm bên trong thị trấn
Một tấm bảng bằng tôn được chủ cơ sở tự viết mộc mạc nằm ngay góc đường trước các khu nghỉ dưỡng hơn cây số, mang tên Lâm Thủy. Anh Lâm, chủ nhân của cơ sở này cho biết, hằng ngày, anh đi nhặt trái bàng cộng với thu mua của những người trên đảo, đem phơi khô để dành làm dần. Hết mùa bàng, anh Lâm lại đi biển, làm xe ôm, cho thuê xe… để sinh sống. Một bao trái bàng tươi nặng khoảng 50 ký, phơi khô, tách được một ký hạt bàng nhân để rang bán. “Nói làm nghề này mà giàu chắc là khó. Nhưng thấy vui vì khách đến mua rồi vào trong đất liền giới thiệu, có người gọi ra đặt mua, cũng vui”, Lâm kể.
Cơ sở sản xuất mứt hạt bàng tại Côn Đảo
Cơ sở Lâm Thủy hôm nay không rang vì nguyên liệu còn ít và hàng làm lúc sáng cũng bán chưa hết. Lâm chỉ tôi sang cơ sở khác đang rang và đóng gói để xem một cách tự nhiên, không một chút e ngại sẽ mất khách. Âu đây cũng là đặc tính đáng quý của người dân Côn Đảo: Chân chất, mộc mạc và hiền lành.
Mứt hạt bàng được chế biến thơm ngon hấp dẫn
Ở cở sở Hồng Loan, chủ nhân cùng tên đang thoăn thoắt đảo hạt bàng trên chảo rang, luôn miệng trả lời những thắc mắc của khách, lại vẫn có thể nhắc nhở cô bé đang cân đóng gói ở bàn bên cạnh. Gọi là sơ sở nhưng mọi công đoạn được thực hiện trong khuôn viên nhà bếp rộng chưa tới 20m 2 , khá sạch sẽ tươm tất.
Mứt hạt bàng được bán cho du khách đến du lịch Côn Đảo
Chị Hồng Loan, chủ nhà cho biết, quê ở Nghệ An vào đây lập nghiệp đã 12 năm. Chị nói, khi quyết định ra đảo sinh sống, chỉ biết đi nhặt trái bàng về bán lại cho các cơ sở. Dần dần lấy chồng, có nhà, rồi mở cơ sở rang tại nhà luôn. Nguyên liệu chủ yếu thu mua từ những người đi nhặt, trong đó nhiều nhất là tụi trẻ, tan học trên đường về cũng có thể nhặt bàng **** tiền ăn kẹo. Hàng làm xong đi bỏ mối chủ yếu cho các khách sạn ở Côn Đảo và chợ. Mà số khu nghỉ dưỡng và khách sạn nằm trên đảo này chỉ đếm trên đầu bàn tay nên công việc làm ăn của chị cũng không mấy bận bịu. Tuy nhiên, theo chị Loan, đây là nghề tạo thu nhập đều và có “đồng vô đồng ra” tốt nhất cho chị em phụ nữ trên đảo trong những ngày chồng đi biển đánh cá.
“Ngoài này đa số đàn ông đi biển, đàn bà ở nhà không có việc gì làm ngoài việc **** mớ rau ra chợ ngồi bán. Có được nghề này, thấy cuộc sống năng động vui hơn, đặc biệt tiếp xúc với khách du lịch tứ xứ, cũng vui”, chị Loan bộc bạch.
Relate Threads