huutam2710
Tiểu thương mới
- Tham gia
- 21 Tháng chín 2020
- Bài viết
- 43
- Điểm tương tác
- 0
Miền Bắc nổi tiếng với mùa vàng Y Tý, miền Tây nổi tiếng với cánh đồng lúa vàng trải dài bạc ngàn cò bay thẳng cánh. Nam Tây Nguyên lại có mùa vàng trên cao nguyên Lâm Viên Đà Lạt; mùa vàng của sắc hoa dã quỳ. Đà Lạt tháng 10 – Dã Quỳ xuống phố, đốn đổ bao trái tim người lữ khách trên mọi nẻo đường xa.
Tháng 10 – Mùa Hoa Dã Quỳ xuống phố, bởi khắp các nẻo đường du lớn hay nhỏ, dù ở trung tâm hay ngoại ô, thì sắc hoa dã quỳ giăng kín lối, cho du khách tha hồ check-in. Một năm chỉ mỗi một mùa vàng, ngại ngùng gì không đi.
Ý Nghĩa Loài Hoa Dã Quỳ
Hoa Dã Quỳ hay còn gọi là wild sunflower, cúc quỳ, sơn quỳ, loài hoa có màu vàng nở ra rất giống loài hoa hướng dương. Loài hoa này mọc dân dã khắp các nẻo đường tại Đà Lạt, hoa nở rộ vàng rực các con đường vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11.
Loài hoa mộc mạc đơn sơ dân dã này đã sinh trưởng mãnh liệt trên cao nguyên đất đỏ, hoa nở cũng là lúc báo hiệu cho một mùa đông nữa lại đến càng gần hơn, khí hậu se se lạnh, ít mưa hơn. Những năm gần đây hoa dã quỳ đã trở thành tâm điểm du lịch của thành phố Đà Lạt, bởi sự xinh đẹp đơn sơ và kèm sắc vàng cam rực rỡ tô điểm cho Đà Lạt trở nên khác biệt hơn với sắc vàng bắt mắt cho màu xanh của những vùng thông già.
Hành Trình Dã Quỳ Đến Đà Lạt
Hoa dã quỳ thuộc họ cúc có nguồn gốc từ Mexico được người Pháp mang về trồng tại Đà Lạt đầu tiên. Từ đó, mà dã quỳ đã sống và định hình mạnh mẽ trên vùng cao nguyên này. Loài hoa mang chút quý phái, một chút mạnh mẽ lại vừa hoang dã của miền núi rừng Tây Nguyên.
Hoa dã quỳ không chỉ ** vẻ đẹp rực rỡ, mùi thơm nhè nhẹ của loài hoa ** mà ẩn sau nó là câu chuyện về tình yêu. Truyện kể dân gian của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên về vùng núi Thiên Đường; truyền thuyết về cội nguồn của dòng Đa Nhim hùng vĩ hay câu chuyện về chàng K’lang và nàng H’linh.
Dã Quỳ Câu Chuyện Mùa Yêu
Hoa dã quỳ là loài hoa tượng trưng cho một tình yêu miền sơn cước, loài hoa vươn mình với sức sống mãnh liệt trên cao nguyên đầy mây mù giá rét.
Đầu tiên là truyền thuyết về dòng Đa Nhim thuộc Lạc Dương, tỉnh Lâm Ðồng. Dưới chân đèo là những ngôi làng mới của đồng bào các dân tộc thiểu số, gồm người Chil, Mơ Nông, K'Ho... của ba xã: Ðạ Chair, Ða Nhim, Ðạ Sar, Ðạ Chair.
Vào một thời núi đồi héo hắt, khô hạn, vạn vật dần chết lần chết mòn, có chàng trai làng quyết đi tìm nguồn nước bên kia dãy núi thiên đường. Bao mùa trăng đợi chờ người yêu không quay trở lại, cô gái cũng lên đường sang dãy núi thiên đường. Càng đi nàng càng kiệt sức, nơi nàng nằm xuống mọc lên một loài hoa lạ,; vàng rực, người đời sau gọi là hoa dã quỳ.
Câu chuyện truyền thuyết về chàng K’lang và nàng H’linh của bộ tộc Lasiêng có nguồn gốc từ Lào; sinh sống ở vùng Tây nguyên xa xôi. Hằng ngày, K’Lang vào rừng săn bắn, hái lượm, còn H’Linh ở nhà se sợi dệt tấm chăn để đem về nhà chồng vì bộ tộc có tục lệ, gái làng đi lấy chồng phải mang theo tấm chăn thật đẹp.
Thời gian dần trôi, họ chờ đến ngày trở thành vợ chồng, nhưng bị LaRihn chàng trai thầm thương trộm nhớ nàng H’linh. Một ngày, hai ngày K’lang vào rừng và không trở lại, nàng H’linh qua mười mấy con suối, mười mấy nhánh rừng, nàng ngủ thiếp đi, gặp K’lang trong giấc mộng, gọi nàng đi thêm một con suối nữa. Nàng tỉnh dậy và đi tiếp đến thấy cảnh tượng đau thương; chàng K’lang bị người của tộc Lasiêng trói lại và dùng những mũi tên ngọn giáo đâm vào da thịt. Nàng chạy đến bảo vệ người yêu, và mũi tên hận tình nghiệt ngã từ lòng ghen tị của LaRihn, bắn trúng nàng H’linh. H’Linh chết cùng K’Lang trong tư thế quỳ và ôm lấy chàng không rời, về sau nơi họ nằm xuống mọc lên loài hoa dại, được gọi là hoa “Dã Quỳ” ; Dã là nơi hoang dã của núi rừng, Quỳ là quỳ gục xuống.
Dã Quỳ loài hoa tượng trưng cho khát vọng và tình yêu cao thượng, luôn biết vượt qua những gian nan, thử thách của thiên nhiên lẫn con người, dù ra sao vẫn kiêu hãnh và không bao giờ khuất phục.
Đà Lạt Tháng 10 Vũ Khúc Mùa Vàng Trên Cao Nguyên
Vũ khúc vàng của cao nguyên là những con đường sắc vàng dã quỳ uốn lượn và trải dài khắp các cung đường Đà Lạt. Du khách đến Đà Lạt vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 là khoảng thời gian được nhìn ngắm khung trời hoa dã quỳ nở đẹp nhất, những bông hoa to nhất và lên màu vàng cam đẹp nhất.
Những cung đường đẹp nhất xinh nhất ngập tràn sắc hoa:
Chụp ảnh cưới mùa hoa dã quỳ cũng là điều tuyệt vời mà nhiều cặp đôi lựa chọn. Hãy đến và cảm nhận vũ khúc vàng của Đà Lạt, để hiểu hơn về một Đà Lạt khác biệt nhất trong năm.
Dã Quỳ Biểu Tượng Của Đà Lạt
Đã từ lâu hoa dã quỳ đã trở thành tài sản tinh thần của mảnh đất Đà Lạt, bởi sự có mặt của nó đã tô thắm thêm sự xinh đẹp và thơ mộng của nơi này. Từ đó, hoa dã quỳ cũng trở thành biểu tượng cho du lịch thành phố bằng hình ảnh bông hoa dã quỳ khổng lồ được đặt tại Quảng Trường Lâm Viên.
Bông hoa dã quỳ được khởi công xây dựng vào năm 2009, biểu tượng hoa dã quỳ cao cần 20m và rộng khoảng 100m vuông, bên trong là sân khấu biểu diễn nghệ thuật với gần 1500 chỗ ngồi, cà phê và ăn uống để ngắm cảnh hồ Xuân Hương.
Lưu Ý Tham Quan Chụp Ảnh
Những homestay ở gần với những cung đường có hoa dã quỳ bạn có thể tham khảo:
Thanh Điền - Lưu ý. Nội dung bài viết thuộc bản quyền của TOP Homestay. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại TOP Homestay. (Hình ảnh sưu tầm từ facebook, instgram. Xin cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ hình ảnh cần thiết).
Tháng 10 – Mùa Hoa Dã Quỳ xuống phố, bởi khắp các nẻo đường du lớn hay nhỏ, dù ở trung tâm hay ngoại ô, thì sắc hoa dã quỳ giăng kín lối, cho du khách tha hồ check-in. Một năm chỉ mỗi một mùa vàng, ngại ngùng gì không đi.
Ý Nghĩa Loài Hoa Dã Quỳ
Hoa Dã Quỳ hay còn gọi là wild sunflower, cúc quỳ, sơn quỳ, loài hoa có màu vàng nở ra rất giống loài hoa hướng dương. Loài hoa này mọc dân dã khắp các nẻo đường tại Đà Lạt, hoa nở rộ vàng rực các con đường vào cuối tháng 10 và đầu tháng 11.
Loài hoa mộc mạc đơn sơ dân dã này đã sinh trưởng mãnh liệt trên cao nguyên đất đỏ, hoa nở cũng là lúc báo hiệu cho một mùa đông nữa lại đến càng gần hơn, khí hậu se se lạnh, ít mưa hơn. Những năm gần đây hoa dã quỳ đã trở thành tâm điểm du lịch của thành phố Đà Lạt, bởi sự xinh đẹp đơn sơ và kèm sắc vàng cam rực rỡ tô điểm cho Đà Lạt trở nên khác biệt hơn với sắc vàng bắt mắt cho màu xanh của những vùng thông già.
Hành Trình Dã Quỳ Đến Đà Lạt
Hoa dã quỳ thuộc họ cúc có nguồn gốc từ Mexico được người Pháp mang về trồng tại Đà Lạt đầu tiên. Từ đó, mà dã quỳ đã sống và định hình mạnh mẽ trên vùng cao nguyên này. Loài hoa mang chút quý phái, một chút mạnh mẽ lại vừa hoang dã của miền núi rừng Tây Nguyên.
Hoa dã quỳ không chỉ ** vẻ đẹp rực rỡ, mùi thơm nhè nhẹ của loài hoa ** mà ẩn sau nó là câu chuyện về tình yêu. Truyện kể dân gian của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên về vùng núi Thiên Đường; truyền thuyết về cội nguồn của dòng Đa Nhim hùng vĩ hay câu chuyện về chàng K’lang và nàng H’linh.
Dã Quỳ Câu Chuyện Mùa Yêu
Hoa dã quỳ là loài hoa tượng trưng cho một tình yêu miền sơn cước, loài hoa vươn mình với sức sống mãnh liệt trên cao nguyên đầy mây mù giá rét.
Đầu tiên là truyền thuyết về dòng Đa Nhim thuộc Lạc Dương, tỉnh Lâm Ðồng. Dưới chân đèo là những ngôi làng mới của đồng bào các dân tộc thiểu số, gồm người Chil, Mơ Nông, K'Ho... của ba xã: Ðạ Chair, Ða Nhim, Ðạ Sar, Ðạ Chair.
Vào một thời núi đồi héo hắt, khô hạn, vạn vật dần chết lần chết mòn, có chàng trai làng quyết đi tìm nguồn nước bên kia dãy núi thiên đường. Bao mùa trăng đợi chờ người yêu không quay trở lại, cô gái cũng lên đường sang dãy núi thiên đường. Càng đi nàng càng kiệt sức, nơi nàng nằm xuống mọc lên một loài hoa lạ,; vàng rực, người đời sau gọi là hoa dã quỳ.
Câu chuyện truyền thuyết về chàng K’lang và nàng H’linh của bộ tộc Lasiêng có nguồn gốc từ Lào; sinh sống ở vùng Tây nguyên xa xôi. Hằng ngày, K’Lang vào rừng săn bắn, hái lượm, còn H’Linh ở nhà se sợi dệt tấm chăn để đem về nhà chồng vì bộ tộc có tục lệ, gái làng đi lấy chồng phải mang theo tấm chăn thật đẹp.
Thời gian dần trôi, họ chờ đến ngày trở thành vợ chồng, nhưng bị LaRihn chàng trai thầm thương trộm nhớ nàng H’linh. Một ngày, hai ngày K’lang vào rừng và không trở lại, nàng H’linh qua mười mấy con suối, mười mấy nhánh rừng, nàng ngủ thiếp đi, gặp K’lang trong giấc mộng, gọi nàng đi thêm một con suối nữa. Nàng tỉnh dậy và đi tiếp đến thấy cảnh tượng đau thương; chàng K’lang bị người của tộc Lasiêng trói lại và dùng những mũi tên ngọn giáo đâm vào da thịt. Nàng chạy đến bảo vệ người yêu, và mũi tên hận tình nghiệt ngã từ lòng ghen tị của LaRihn, bắn trúng nàng H’linh. H’Linh chết cùng K’Lang trong tư thế quỳ và ôm lấy chàng không rời, về sau nơi họ nằm xuống mọc lên loài hoa dại, được gọi là hoa “Dã Quỳ” ; Dã là nơi hoang dã của núi rừng, Quỳ là quỳ gục xuống.
Dã Quỳ loài hoa tượng trưng cho khát vọng và tình yêu cao thượng, luôn biết vượt qua những gian nan, thử thách của thiên nhiên lẫn con người, dù ra sao vẫn kiêu hãnh và không bao giờ khuất phục.
Đà Lạt Tháng 10 Vũ Khúc Mùa Vàng Trên Cao Nguyên
Vũ khúc vàng của cao nguyên là những con đường sắc vàng dã quỳ uốn lượn và trải dài khắp các cung đường Đà Lạt. Du khách đến Đà Lạt vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 là khoảng thời gian được nhìn ngắm khung trời hoa dã quỳ nở đẹp nhất, những bông hoa to nhất và lên màu vàng cam đẹp nhất.
Những cung đường đẹp nhất xinh nhất ngập tràn sắc hoa:
- Đà Lạt – làng hoa Vạn Thành – đèo Tà Nung – Làng Lụa – Thác Voi – núi Langbiang.
- Khu vực sân bay Cam Ly, khu du lịch Langbiang.
- Cung đường Trại Mát – Cầu Đất.
- Cung đường Đà Lạt – Liên Khương (quốc lộ 20) – Nam Ban – Tà Nung.
- Đà Lạt – Cầu Đất – Dran – Đơn Dương – Châu Sơn – Phi Nôm – Tu Tra. (cung đường này là đẹp nhất và yên bình nhất, thơ mộng nhất trong những cung đường dã quỳ ).
Chụp ảnh cưới mùa hoa dã quỳ cũng là điều tuyệt vời mà nhiều cặp đôi lựa chọn. Hãy đến và cảm nhận vũ khúc vàng của Đà Lạt, để hiểu hơn về một Đà Lạt khác biệt nhất trong năm.
Dã Quỳ Biểu Tượng Của Đà Lạt
Đã từ lâu hoa dã quỳ đã trở thành tài sản tinh thần của mảnh đất Đà Lạt, bởi sự có mặt của nó đã tô thắm thêm sự xinh đẹp và thơ mộng của nơi này. Từ đó, hoa dã quỳ cũng trở thành biểu tượng cho du lịch thành phố bằng hình ảnh bông hoa dã quỳ khổng lồ được đặt tại Quảng Trường Lâm Viên.
Bông hoa dã quỳ được khởi công xây dựng vào năm 2009, biểu tượng hoa dã quỳ cao cần 20m và rộng khoảng 100m vuông, bên trong là sân khấu biểu diễn nghệ thuật với gần 1500 chỗ ngồi, cà phê và ăn uống để ngắm cảnh hồ Xuân Hương.
Lưu Ý Tham Quan Chụp Ảnh
- Những cung đường hoa dã quỳ thường là đường đèo, ven đường vắng vẻ, nên bạn đi xe máy hết sức cẩn thận nhé.
- Thời điểm chụp hoa dã quỳ đẹp là từ 9h - 10h sáng hoặc 3h - 5h chiều
- Trang phục: lựa chọn những trang phục mỏng nhẹ, vì thời tiết mùa hoa dã quỳ không quá lạnh, đem theo những tranh phục với màu sắc nổi như đỏ, xanh dương, hồng, đen, hoặc trắng,.. nên đem theo đồ vì sẽ có rất nhiều góc để chụp. Ngoài việc trang phục thì phụ kiện cũng vô cùng quan trọng như sách, nước uống, ...
- Thuốc bôi phòng khi côn trùng đốt, áo mưa, dù phòng khi trời mưa và một đôi dép để khi đi vào những vùng đất mềm.
- Hạn chế bẻ hoa, giữ gìn cảnh quan, dọn sạch đồ dùng ăn uống nếu có.
Những homestay ở gần với những cung đường có hoa dã quỳ bạn có thể tham khảo:
- Thị trần Nobi
- Windy Hill
Thanh Điền - Lưu ý. Nội dung bài viết thuộc bản quyền của TOP Homestay. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại TOP Homestay. (Hình ảnh sưu tầm từ facebook, instgram. Xin cảm ơn các bạn đã cùng chia sẻ hình ảnh cần thiết).
Relate Threads