sacdepngancanvn
Tiểu thương mới
- Tham gia
- 7 Tháng mười một 2013
- Bài viết
- 34
- Điểm tương tác
- 0
Khi bạn bị mất răng, răng gãy vỡ, men răng lỗ chỗ, màu sậm do nhiễm thuốc kháng sinh tetracycline…, nha sĩ có thể khuyên bạn làm răng sứ để hạn chế việc bị đau răng và làm cho răng đẹp hơn.
Hiện có nhiều loại răng sứ đang được các nha khoa giới thiệu: răng sứ Cercon, răng sứ quý kim, răng sứ titan… Vậy các loại răng sứ này cụ thể ra sao, khác nhau như thế nào?
Răng sứ được làm bởi lớp sườn ở bên trong và lớp sứ ở bên ngoài. Răng sứ có thể được chia thành 2 loại cơ bản: loại có sườn bằng kim loại (có thể gọi là răng sứ- kim loại) và loại có sườn bằng sứ (răng toàn sứ).
1. Răng sứ - kim loại:
Được làm bởi lớp sườn bằng kim loại bên trong, phủ sứ ở bên ngoài. Do kim loại dễ biến đổi trong môi trường miệng, răng sứ kim loại thường dễ bị đổi màu, có đường viền xám ở phần cổ răng và nướu sau một thời gian sử dụng. Một số kim loại có thể gây dị ứng. Ưu điểm của răng sứ kim loại là chi phí tương đối tiết kiệm và có thể làm được cầu răng dài. Kim loại làm sườn răng có thể bằng các loại hợp kim sau:
· Hợp kim Niken-Crom: có ưu điểm là chi phí tiết kiệm. Tuy nhiên, Niken có thể gây dị ứng với một số người. Giá tham khảo: 1.000.000 đ/ răng.
· Hợp kim Coban-Crom: do không có Niken, loại hợp kim này ít gây dị ứng. Giá tham khảo: 1.500.000 đ/ răng.
· Hợp kim Niken-Crom-Titan: thường được gọi là răng sứ titan. Khi bọc răng sứ Titan làm cho răng sứ trở nên nhẹ hơn, nhất là với trường hợp cầu răng dài. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý titan chiếm bao nhiêu phần trăm trong hợp kim, vì hiện nay, trên thị trường có thể dùng tên gọi răng sứ titan nhưng titan chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp là 6%. Giá tham khảo: 2.200.000 – 2.500.000 đ/ răng.
· Hợp kim quý: thường được gọi là răng sứ quý kim, với các thành phần chính là vàng, platin, palladium… Hợp kim quý hạn chế sự dị ứng và đổi màu của răng sứ. Giá tham khảo: 4.000.000 đ/ răng.
2. Răng toàn sứ:
Được làm hoàn toàn bằng sứ, răng toàn sứ có màu sắc trong, đẹp tự nhiên, không bị đổi màu và không gây dị ứng, đó là những ưu điểm của răng toàn sứ so với răng sứ kim loại. Răng toàn sứ có các thương hiệu phổ biến là Cercon, Emax, nên thường được các nha khoa giới thiệu với tên gọi răng sứ Cercon, răng sứ Emax…
Mới nhất hiện nay là loại răng toàn sứ được làm bằng máy tính, còn gọi là công nghệ CAD/CAM (computer aided design/ computer aided manufacture). Loại răng sứ này có độ chính xác, thẩm mỹ cao. Sườn được làm bằng zirconia là vật liệu công nghệ cao đã được dùng trong tàu vũ trụ, làm khớp nhân tạo trong y học…, có độ bền và chịu lực rất tốt. Với những ưu điểm trên, răng toàn sứ đang là sự lựa chọn phổ biến
Hiện có nhiều loại răng sứ đang được các nha khoa giới thiệu: răng sứ Cercon, răng sứ quý kim, răng sứ titan… Vậy các loại răng sứ này cụ thể ra sao, khác nhau như thế nào?
Răng sứ được làm bởi lớp sườn ở bên trong và lớp sứ ở bên ngoài. Răng sứ có thể được chia thành 2 loại cơ bản: loại có sườn bằng kim loại (có thể gọi là răng sứ- kim loại) và loại có sườn bằng sứ (răng toàn sứ).
1. Răng sứ - kim loại:
Được làm bởi lớp sườn bằng kim loại bên trong, phủ sứ ở bên ngoài. Do kim loại dễ biến đổi trong môi trường miệng, răng sứ kim loại thường dễ bị đổi màu, có đường viền xám ở phần cổ răng và nướu sau một thời gian sử dụng. Một số kim loại có thể gây dị ứng. Ưu điểm của răng sứ kim loại là chi phí tương đối tiết kiệm và có thể làm được cầu răng dài. Kim loại làm sườn răng có thể bằng các loại hợp kim sau:
· Hợp kim Niken-Crom: có ưu điểm là chi phí tiết kiệm. Tuy nhiên, Niken có thể gây dị ứng với một số người. Giá tham khảo: 1.000.000 đ/ răng.
· Hợp kim Coban-Crom: do không có Niken, loại hợp kim này ít gây dị ứng. Giá tham khảo: 1.500.000 đ/ răng.
· Hợp kim Niken-Crom-Titan: thường được gọi là răng sứ titan. Khi bọc răng sứ Titan làm cho răng sứ trở nên nhẹ hơn, nhất là với trường hợp cầu răng dài. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý titan chiếm bao nhiêu phần trăm trong hợp kim, vì hiện nay, trên thị trường có thể dùng tên gọi răng sứ titan nhưng titan chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp là 6%. Giá tham khảo: 2.200.000 – 2.500.000 đ/ răng.
· Hợp kim quý: thường được gọi là răng sứ quý kim, với các thành phần chính là vàng, platin, palladium… Hợp kim quý hạn chế sự dị ứng và đổi màu của răng sứ. Giá tham khảo: 4.000.000 đ/ răng.
2. Răng toàn sứ:
Được làm hoàn toàn bằng sứ, răng toàn sứ có màu sắc trong, đẹp tự nhiên, không bị đổi màu và không gây dị ứng, đó là những ưu điểm của răng toàn sứ so với răng sứ kim loại. Răng toàn sứ có các thương hiệu phổ biến là Cercon, Emax, nên thường được các nha khoa giới thiệu với tên gọi răng sứ Cercon, răng sứ Emax…
Mới nhất hiện nay là loại răng toàn sứ được làm bằng máy tính, còn gọi là công nghệ CAD/CAM (computer aided design/ computer aided manufacture). Loại răng sứ này có độ chính xác, thẩm mỹ cao. Sườn được làm bằng zirconia là vật liệu công nghệ cao đã được dùng trong tàu vũ trụ, làm khớp nhân tạo trong y học…, có độ bền và chịu lực rất tốt. Với những ưu điểm trên, răng toàn sứ đang là sự lựa chọn phổ biến
Relate Threads