Có Được Tự Ý Sửa Nhà Chung Cư Để Kinh Doanh Không?

Đào Tố Loan

Tiểu thương tích cực
Tham gia
17 Tháng tư 2019
Bài viết
426
Điểm tương tác
2
Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại nhà, nhiều chủ sở hữu chung cư đã nghĩ đến việc sửa chữa và cải tạo không gian sống của mình. Tuy nhiên, việc tự ý thay đổi cấu trúc căn hộ có thể mang lại nhiều rủi ro và vi phạm pháp luật. Vậy, liệu chủ sở hữu có được phép tự ý sửa chữa chung cư để kinh doanh hay không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về quy định pháp luật và những điều cần lưu ý trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào để đảm bảo sự an toàn và hợp pháp.
Có được sử dụng chung cư để làm địa điểm kinh doanh hay không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở có định nghĩa về nhà chung cư như sau:
có được sửa nhà chung cư để kinh doanh

[IMG]

Tự ý tháo dỡ, sửa nhà chung cư để kinh doanh có bị phạt không?
Trong khoản 5 Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP và khoản 11 Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014 có quy định về một số hành vi cấm khi sử dụng nhà chung cư như sau:
có được tự ý sửa nhà chugn cư để kinh doanh không?

Hành vi cấm khi sử dụng nhà chung cư theo điều 6 Luật Nhà Ở 2014 (Nguồn: Luat vietnam)
Theo quy định của các điều luật trên, việc sử dụng căn hộ chung cư để chuyển từ mục đích ở sang kinh doanh là vi phạm pháp luật. Những hành vi này có nguy cơ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 16/2022/NĐ-CP với các mức phạt sau:
Kinh doanh tại phần không dùng để kinh doanh hoặc sử dụng căn hộ vào mục đích không phải để ở: Phạt từ 20 - 40 triệu đồng.
Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực/phần sở hữu riêng trong chung cư hoặc sử dụng sai mục đích phần diện tích sở hữu chung/diện tích dịch vụ trong chung cư hỗn hợp: Phạt từ 60 - 80 triệu đồng.
Tuy không được tự ý sửa chữa chung cư để kinh doanh, những chủ hộ vẫn có thể sửa chữa chung cư với mục đích để ở thì vẫn được phép. Căn cứ theo quy định trong Luật Xây dựng 2014, chủ sở hữu nhà ở chung cư được phép sửa chữa cải tạo nhà chung cư không cần phải xin giấy phép xây dựng đối với các trường hợp như sau:
Nhà chung cư sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
Nhà chung cư sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Các hình thức xử phạt khi tự ý sửa chữa nhà chung cư để kinh doanh
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 của Nghị định 16/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư, có các điểm chính sau:
[IMG]


Hình thức xử phạt theo nghị định 16/2022/NĐ-CP (Nguồn: thuvienphapluat)
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 70 của Nghị định 16/2022/NĐ-CP, liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng và vi phạm quy định quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư, có các điểm chính sau:
[IMG]


Tự ý sửa nhà chung cư để kinh doanh có thể bị phạt lên tới 80 triệu đồng (Nguồn: thuvienphapluat)
Hành vi tự ý sửa đổi căn hộ chung cư để kinh doanh có thể bị xử phạt tối đa 80.000.000 đồng theo quy định tại Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, đồng thời còn phải tuân thủ các biện pháp khắc phục như khôi phục lại tình trạng ban đầu và sử dụng căn hộ chung cư cho mục đích ở.
>>> Xem thêm : Có Được Tự Ý Thay Đổi Kết Cấu Khi Sửa Nhà Chung Cư Hay Không?
Việc sửa chữa nhà chung cư để kinh doanh không chỉ cần tuân thủ các quy định pháp luật mà còn phải đảm bảo an toàn cho căn hộ và những người xung quanh. Trước khi bắt đầu bất kỳ thay đổi nào, bạn nên tham khảo ý kiến từ ban quản lý tòa nhà và cơ quan chức năng để tránh vi phạm và đảm bảo quyền lợi lâu dài. Nếu bạn cảm thấy chủ đề này hữu ích, đừng quên chia sẻ bài viết với bạn bè và người thân để cùng nhau cập nhật những thông tin cần thiết về sửa chữa nhà chung cư.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo,Sửa nhà Sài Gòn không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn bên pháp luật.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên