Có đủ canxi từ lúc sơ sinh có thể giúp ngăn chặn bệnh béo phì về sau
Canxi giúp cho xương chắc khỏe, đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng hơn thế nữa, một nghiên cứu mới tiến hành tại trường Đại học Bắc Carolina (North Carolina State University) cho biết, hệ xương của một đứa trẻ khi sinh ra không có đủ canxi sẽ chịu nhiều ảnh hưởng không tốt trong suốt cuộc đời, thậm chí đứa trẻ đó còn có thể mắc bệnh béo phì.
Ảnh minh hoạTrong một thí nghiệm kéo dài 18 ngày với 24 chú lợn sơ sinh, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những dữ liệu cho thấy, 12 con lợn được cho ăn thiếu canxi có các chỉ số về mật độ xương và độ cứng xương thấp hơn so với 12 con khác được cho ăn đầy đủ canxi. Không chỉ vậy, khi xem xét một số tế bào gốc trong tuỷ xương, họ thấy rằng có nhiều tế bào ở những con lợn được nuôi thiếu canxi dường như đã được lập trình sẵn để trở thành các tế bào chất béo thay vì trở thành các tế bào hình thành xương.
“Vì những tế bào gốc mô giữa được lập trình tái tạo để cung cấp cho tất cả tế bào hình thành xương trong toàn bộ cuộc sống của động vật, sự thiếu hụt canxi từ khi còn rất sớm có thể làm cho xương của lợn con chứa nhiều chất béo và ít chất khoáng hơn. Điều này làm cho lợn con dễ mắc chứng loãng xương và bệnh béo phì hơn trong cuộc sống sau này”, PGS.TS về khoa học động vật, trưởng nhóm nghiên cứu Chad Stahl cho biết.
Trong một nghiên cứu dài hạn hơn dự định bắt đầu trong tháng này, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành một thí nghiệm nuôi lâu hơn để có thể quan sát các thay đổi trong quá trình sinh trưởng đối với những con lợn khoảng 8 tháng tuổi.
Việc nghiên cứu trên lợn được tiến hành thay cho nghiên cứu trực tiếp trên người vì sự phát triển xương và dinh dưỡng của người tương tự như ở lợn. “Lợn là một trong số ít động vật bị gẫy xương có liên quan đến chứng loãng xương”, Stahl nói.
Một trong những phát hiện đáng ngạc nhiên nhất trong đợt nghiên cứu cho ăn kéo dài 18 ngày là, trong khi những con lợn thiếu hụt canxi có độ cứng và mật độ xương thấp hơn đáng kể, thì các xét nghiệm máu lại không chỉ ra sự khác nhau về các mức độ hình thái hóc-môn của vitamin D, mặc dù vitamin D rất cần thiết để điều chỉnh lượng canxi tuần hoàn trong máu ở trẻ lớn và người trưởng thành. Stahl cho rằng sự điều chỉnh canxi ở trẻ sơ sinh không phụ thuộc vào lượng vitamin D, kết quả nghiên cứu này có liên quan tới ngành công nghiệp thực phẩm cho trẻ em và cho thấy ý nghĩa dinh dưỡng của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự cần thiết phải chú ý nhiều hơn tới sức khoẻ xương ngay từ đầu đời, mà không chỉ trong những thời gian trẻ phát triển mạnh nhất.
Trong bản báo cáo tại hội thảo Sinh học thực nghiệm “Experimental Biology 2010” tại Anaheim gần đây, Stahl viết: “Trong khi tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng đầy đủ canxi trong suốt thời thơ ấu và thanh niên được công nhận, thì nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng nuôi dưỡng trẻ sơ sinh với đầy đủ canxi có tầm quan trọng hơn để cho xương chắc khoẻ suốt đời, do các hiệu ứng lập trình của nó trên các tế bào gốc mô giữa. Nó cũng chỉ ra một khả năng thay đổi mô hình, trong đó các chuyên gia y tế không chỉ nghĩ rằng bệnh loãng xương là một bệnh của người cao tuổi, mà đó là một bệnh bắt nguồn từ khi còn là trẻ nhỏ”.
“Theo tôi, thông điệp lớn nhất là dinh dưỡng canxi hoặc chất khoáng nói chung, cần ưu tiên từ ngày đầu. Dinh dưỡng đầu đời giúp cho trẻ khoẻ mạnh trong đời sống sau này”.
Canxi giúp cho xương chắc khỏe, đó là điều không thể phủ nhận. Nhưng hơn thế nữa, một nghiên cứu mới tiến hành tại trường Đại học Bắc Carolina (North Carolina State University) cho biết, hệ xương của một đứa trẻ khi sinh ra không có đủ canxi sẽ chịu nhiều ảnh hưởng không tốt trong suốt cuộc đời, thậm chí đứa trẻ đó còn có thể mắc bệnh béo phì.
Ảnh minh hoạ
“Vì những tế bào gốc mô giữa được lập trình tái tạo để cung cấp cho tất cả tế bào hình thành xương trong toàn bộ cuộc sống của động vật, sự thiếu hụt canxi từ khi còn rất sớm có thể làm cho xương của lợn con chứa nhiều chất béo và ít chất khoáng hơn. Điều này làm cho lợn con dễ mắc chứng loãng xương và bệnh béo phì hơn trong cuộc sống sau này”, PGS.TS về khoa học động vật, trưởng nhóm nghiên cứu Chad Stahl cho biết.
Trong một nghiên cứu dài hạn hơn dự định bắt đầu trong tháng này, các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành một thí nghiệm nuôi lâu hơn để có thể quan sát các thay đổi trong quá trình sinh trưởng đối với những con lợn khoảng 8 tháng tuổi.
Việc nghiên cứu trên lợn được tiến hành thay cho nghiên cứu trực tiếp trên người vì sự phát triển xương và dinh dưỡng của người tương tự như ở lợn. “Lợn là một trong số ít động vật bị gẫy xương có liên quan đến chứng loãng xương”, Stahl nói.
Một trong những phát hiện đáng ngạc nhiên nhất trong đợt nghiên cứu cho ăn kéo dài 18 ngày là, trong khi những con lợn thiếu hụt canxi có độ cứng và mật độ xương thấp hơn đáng kể, thì các xét nghiệm máu lại không chỉ ra sự khác nhau về các mức độ hình thái hóc-môn của vitamin D, mặc dù vitamin D rất cần thiết để điều chỉnh lượng canxi tuần hoàn trong máu ở trẻ lớn và người trưởng thành. Stahl cho rằng sự điều chỉnh canxi ở trẻ sơ sinh không phụ thuộc vào lượng vitamin D, kết quả nghiên cứu này có liên quan tới ngành công nghiệp thực phẩm cho trẻ em và cho thấy ý nghĩa dinh dưỡng của việc nuôi con bằng sữa mẹ. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự cần thiết phải chú ý nhiều hơn tới sức khoẻ xương ngay từ đầu đời, mà không chỉ trong những thời gian trẻ phát triển mạnh nhất.
Trong bản báo cáo tại hội thảo Sinh học thực nghiệm “Experimental Biology 2010” tại Anaheim gần đây, Stahl viết: “Trong khi tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng đầy đủ canxi trong suốt thời thơ ấu và thanh niên được công nhận, thì nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng nuôi dưỡng trẻ sơ sinh với đầy đủ canxi có tầm quan trọng hơn để cho xương chắc khoẻ suốt đời, do các hiệu ứng lập trình của nó trên các tế bào gốc mô giữa. Nó cũng chỉ ra một khả năng thay đổi mô hình, trong đó các chuyên gia y tế không chỉ nghĩ rằng bệnh loãng xương là một bệnh của người cao tuổi, mà đó là một bệnh bắt nguồn từ khi còn là trẻ nhỏ”.
“Theo tôi, thông điệp lớn nhất là dinh dưỡng canxi hoặc chất khoáng nói chung, cần ưu tiên từ ngày đầu. Dinh dưỡng đầu đời giúp cho trẻ khoẻ mạnh trong đời sống sau này”.
Relate Threads