anh Thư 2017
Tiểu thương mới
- Tham gia
- 19 Tháng sáu 2018
- Bài viết
- 72
- Điểm tương tác
- 1
Những năm gần đây, nạn cháy nổ xảy ra nhiều và nguy hiểm cho nên cần có biện pháp thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy để ngăn chặn các nguy cơ đó. Chính vì thế, PCCC Hải Phát là đơn vị nhận thi công hệ thống PCCC Hà Nội và trên Toàn Quốc. Chúng tôi đã trải qua nhiều năm kinh nghiệm và xây dựng hệ thống kỹ sư, kỹ thuật lành nghê và xuất sắc nhất.
thi công hệ thống phòng cháy chữa cháy để ngăn chặn các nguy cơ
Tổng hợp các tiêu chuẩn thi công Phòng cháy chữa cháy
1. TCVN 4317-1986 Nhà kho – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
2. TCVN 4879:1989 Phòng cháy – dấu hiệu an toàn.
3. TCVN 5040 : 1990 – Thiết bị phòng cháy và chữa cháy – Ký hiệu hình vẽ dùng trên sơ đồ PCCC – Yêu cầu kỹ thuật.
4. TCVN 5065 – 1990 Khách sạn – Tiêu chuẩn thiết kế.
5. TCVN 2622:1995 Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.
6. TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy – Nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế.
7. TCVN 6161:1996 Phòng cháy chữa cháy – Chợ và Trung tâm Thương mại – Yêu cầu thiết kế.
8. TCVN 6379 – 1998 Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật.
9. TCVN 5738 – 2000 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
10. TCVN 7161-1:2002; ISO 14520-1:2000 Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống.
11. TCVN 7278-1:2003; ISO 7203-1:1995 Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy. Phần 1: Yêu cầu đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước.
12. TCVN 7278-2:2003; ISO 7203-2:1995 Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy. Phần 2: Yêu cầu đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao dùng phun lên bề mặt chất lỏng không hòa tan được với nước.
13. TCVN 7278-3:2003; ISO 7203-3:1999 Chất chữa cháy – Chất tạo bọt chữa cháy. Phần 3: Yêu cầu đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy hòa tan được với nước.
14. TCVN 7336:2003 PCCC Hệ thống sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.
15. TCVN 3890:2009 Phương tiện Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng.
Quy trình thi công hệ thông phòng cháy chữa cháy đạt chuẩn
Thi công Hệ thống báo cháy thường
Trước khi thi công PCCC cần phải xác định rõ các thành phần của hệ thống báo cháy thường bao gồm:
Đầu báo khói, đầu báo nhiệt, đầu báo lửa, đầu báo khói Beam, nút ấn báo cháy, chuông báo cháy, đèn báo cháy, tủ báo cháy trung tâm, hệ thống dây tín hiệu và dây nguồn.
Các thiết bị trong hệ thống báo cháy thường được mắc nối tiếp với nhau và mắc nối tiếp với trung tâm báo cháy, nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái quát và hiển thị toàn bộ khu vực (zone) mà hệ thống giám sát (chứ không cho biết chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có cháy). Điều này làm hạn chế khả năng xử lý của nhân viên giám sát.
Thi công Hệ thống báo cháy – PCCC địa chỉ
Các thành phần của hệ thống báo cháy địa chỉ bao gồm
Đầu báo khói địa chỉ, đầu báo nhiệt địa chỉ, đầu báo lửa địa chỉ, đầu báo khói Beam, nút ấn báo cháy địa chỉ, chuông báo cháy, đèn báo cháy, tủ báo cháy trung tâm địa chỉ, các module địa chỉ cho đầu báo thường, Module kết nối và điều khiển thiết bị ngoại vi, hệ thống dây tín hiệu và dây nguồn.
hệ thống báo cháy địa chỉ
Việc thi công hệ thống báo cháy địa chỉ cần đúng theo quy trình của bản thiết kế, trong quá trình lắp đặt luôn tuân thủ an toàn lao động theo quy định hiện hành.
Từ đó trung tâm có thể nhận biết thông tin sự cố một cách chi tiết và được hiển thị trên bảng hiển thị phụ giúp nhân viên giám sát có thể xử lý sự cố một cách nhanh chóng.
Relate Threads