Chuyển giao EVN Telecom và Jestar Pacific: “Tôi chẳng thấy gì đáng ngại”

sally

Tiểu thương mới
Tham gia
1 Tháng mười hai 2011
Bài viết
82
Điểm tương tác
0

Việc EVN Telecom về với Viettel và “tin đồn” chuyển vốn nhà nước tại Jestar Pacific về Vietnam Airlines đang được dư luận quan tâm.

ImageView.aspx

Phó trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Phạm Viết Muôn
Bên lề hội nghị tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2001-2010, tổ chức ngày 8/12, Phó trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Phạm Viết Muôn nhìn nhận, với cả hai trường hợp này, quyền lợi của các đối tác, người tiêu dùng và nhà nước đều không có gì đáng ngại.

Ông Muôn nói:

- Việc chuyển EVN Telecom sang Viettel là thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), để EVN tập trung nguồn lực vào sản xuất kinh doanh điện, thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển điện quốc gia 2011 - 2020 có tính đến 2030.

Trước đây, tập đoàn, tổng công ty là kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành chính. Một số tập đoàn, tổng công ty đầu tư thành lập doanh nghiệp kinh doanh những ngành có liên quan đến ngành chính, nhưng mình lại không thạo ngành đó, cán bộ của mình không am tường ngành ấy, nên là thua lỗ, không hiệu quả, nợ phải trả lớn. Khi tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty thì có yêu cầu đến năm 2015 thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành.

Thế thì, thoái vốn chúng ta tính bằng cách nào? Lâu nay chúng ta nghĩ là bán vốn. Bán thì phải có người mua, thị trường như thế, người mua không có… thế thì nghĩ cách có thể chuyển giao vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển giao doanh nghiệp. Với EVN Telecom là chúng ta thực hiện chuyển giao doanh nghiệp. Tức là chuyển toàn bộ nguyên trạng EVN Telecom sang Viettel.

Cái đó để làm gì? Để một là duy trì sản xuất kinh doanh của EVN Telecom bình thường, không ảnh hưởng đến bất cứ gì đến quyền lợi của khách hàng và đối tác. Chúng ta đang sử dụng dịch vụ của EVN Telecom vẫn sử dụng bình thường, sóng vẫn hoạt động, Internet vẫn hoạt động.

Cái nữa là toàn bộ tài sản, vốn liếng, tài nguyên… nhà nước cấp cho EVN Telecom như thế nào thì vẫn như thế, không có gì giảm. Dấu má, tài sản, mọi thứ vẫn như cũ. Còn thay đổi là thay đổi người đại diện cấp trên của doanh nghiệp, trước đây là EVN, nay là Viettel.

Thứ nữa là phải đảm bảo công ăn, việc làm, thu nhập, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng và đối tác.

“Các đồng chí không có gì phải băn khoăn”

Vì sao là Viettel chứ không phải các đối tác khác, nhà đầu tư khác, thưa ông?

Có nhiều đơn vị quan tâm đến EVN Telecom, đầu tiên là một đối tác Singapore, đã đàm phán, tiếp theo là FPT, và VTC. FPT thì muốn mua 49%, VTC muốn mua 30% cổ phần...

Như thế có nghĩa là nếu FPT mua thì EVN vẫn giữ 51% cổ phần, còn nếu VTC mua thì EVN vẫn nắm 70%, và không thực hiện được chủ trương của chúng ta là thoái vốn đầu tư ngoài ngành...

Cũng có đơn vị lại chỉ muốn mua tần số, khối số thôi, nợ thì lại không muốn. Để EVN Telecom hoạt động thì phải có tài sản, con người, mặt bằng và phải có tài nguyên là tần số, kho số… Bây giờ lại muốn bóc cái ấy đi thì công ty viễn thông hoạt động không có tần số thì hoạt động như thế nào? Tài sản không muốn, bộ máy, con người không muốn… Vậy thì cái tài sản, bộ máy, con người hàng nghìn tỷ đồng ấy tạo ra để làm gì?

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi nhìn nhận là nhìn nhận tổng thể, sử dụng có hiệu quả toàn bộ tiền vốn, tài sản, bộ máy, con người đã tạo ra. Không ai thiệt cái gì. Doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, người lao động tiếp tục có công ăn, việc làm, thu nhập, tài nguyên của nhà nước tiếp tục được phát huy.

Với trường hợp Hanoi Telecom và giấy phép 3G dùng chung với EVN Telecom thì việc đảm bảo hài hòa lợi ích các bên như thế nào?

Tôi mà là Hanoi Telecom thì tôi sẽ rất hạnh phúc, bởi vì tôi là đối tác của EVN Telecom thì bây giờ, tôi vẫn tiếp tục là đối tác. Hợp đồng tôi đã ký, không ai thay đổi cả, hai bên đã cam kết thực hiện thì cứ thực hiện.

Cái lợi là gì? Lợi là trước đây EVN Telecom trực thuộc EVN, một ông không thạo về viễn thông, nay chuyển sang Viettel, một ông thạo về viễn thông thì dứt khoát hoạt động viễn thông của EVN Telecom sẽ tốt lên.

Ông là đối tác, quan hệ với một người giỏi và người không giỏi thì ông thích ai? Quan hệ với người giỏi thì tốt hơn chứ, không có gì phải băn khoăn.

Tôi cũng đã nói chuyện với các đồng chí ở Hanoi Telecom rồi, tôi nói là các đồng chí không có gì phải băn khoăn. Tất cả quyền lợi và nghĩa vụ của các đồng chí được bảo toàn hết, không ai đụng đến cái gì cả. Hãy cùng với nhau tiếp tục làm việc đi. Có ai hủy hợp đồng đi đâu, ông Tổng giám đốc EVN Telecom vẫn là ông ấy, chiến lược vẫn như thế nhưng phù hợp hơn.

Viettel hiện nay là doanh nghiệp viễn thông lớn như hai tại Việt Nam, đầu tư ra nước ngoài rất có hiệu quả. Thế thì có phải là tốt hơn không? Không việc gì phải băn khoăn.

Còn về chuyện bành trướng thị phần và những quan ngại vi phạm Luật Cạnh tranh, thưa ông?

Là người tiêu dùng, khi anh sử dụng thì ít khi nghĩ đến Luật Cạnh tranh. Bây giờ sử dụng 096, sử dụng Internet hay gì đó của EVN Telecom, anh có nghĩ đến Luật cạnh tranh không? Tốt, rẻ là anh dùng.

Thực sự tâm lý người sử dụng là như thế, chỉ những người quản lý mới nghĩ đến có Luật Cạnh tranh hay không, ví chúng ta làm gì phải theo luật.

Điều 18 Luật Cạnh tranh quy định trường hợp tập trung kinh tế không được quá 50% thị phần. Nhưng ngay điều 19 nói là nếu một đơn vị thực hiện tập trung kinh tế rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản… thì miễn trừ điều 18.

Đối với EVN Telecom, hiện nay doanh nghiệp này thua lỗ rồi, năm nào cũng lỗ, rất là khó khăn. Cái thứ hai, đúng là Viettel chiếm thị phần viễn thông lớn, nhưng lớn chưa vượt thị phần viễn thông quy định, chỉ khoảng 37-38% thôi, tôi không nhớ chính xác, nếu cộng cơ học với EVN Telecom thì vẫn thấp.

Như năm ngoái, thị phần của chúng ta ta cỡ khoảng 200 nghìn tỷ đồng, EVN Telcom được có 2 nghìn tỷ đồng, chỉ 1% thôi. Cộng cơ học không quá 40%, không ảnh hưởng gì đến điều 18. Đấy tôi chưa nói điều 19.

Cái nữa, khi chuyển về cũng phải tính toán, cơ cấu lại. Mọi quyết định của Đảng, của Chính phủ ta bao giờ cũng nhằm vào cái không ngừng nâng cao đời sống, điều kiện vật chất, tinh thân của nhân dân, vì lợi ích của nhân dân. Cho nên ta hãy yên tâm chấp hành, vì các quyết định ấy đã được cân nhắc kỹ, rất chi li.

Trong một tổng thể, có thể người nào đó, bộ phận nhất định chịu thiệt thòi, nhưng đại bộ phận được hưởng lợi.

Chưa quyết chuyển vốn Jestar Pacific về Vietnam Airlines

Một trường hợp nữa là SCIC sẽ thoái vốn khỏi Jestar Pacific. Có thông tin Vietnam Airlines sẽ thay SCIC. Đến nay đã quyết thế nào?

Cái đó chưa quyết định, vẫn đang tiếp tục nghiên cứu, nhưng dư luận hiểu không phù hợp với thực tế, lại hiểu là sáp nhập Pacific Airlines vào Vietnam Airlines.

Jestar Pacific là công ty cổ phần có nhiều cổ đông, có cổ đông nước ngoài, có cổ đông trong nước, có cổ đông cá nhân, và có cổ đông là nhà nước. Cổ đông nhà nước ấy trước đây giao SCIC đại diện, bây giờ nhà nước có thể giao quyền đại diện ấy cho bất kỳ một doanh nghiệp nhà nước nào, không ảnh hưởng gì đến Jestar Pacific cả. Vì công ty cổ phần là công ty đối vốn hoạt động theo quy định của pháp luật, theo điều lệ của nó.

Bây giờ, chẳng hạn ta chuyển cái này sang Vietnam Airlines thì Jestar Pacific vẫn là Jestar Pacific, thậm chí con dấu không khắc lại vì chẳng có gì phải khắc lại. Con dấu ấy không có chỗ nào nói đến SCIC cả.

Cổ đông nhà nước tham gia vào Jestar Pacific thì đại diện chuyển từ người này sang người khác và Jestar Pacific hoạt động hoàn toàn độc lập với Vietnam Airlines. Khách hàng của tôi, hệ thống của tôi, mọi việc của tôi…

Bay trên máy bay Jestar Pacific, có ai nghĩ ông nào là cổ đông ở đó? Cũng như dùng dịch vụ của FPT có ai nghĩ ai là cổ đông FPT? Hôm qua ông Trương Gia Bình là cổ đông lớn nhất, vừa rồi bán đi thì không phải cổ đông lớn nhất nữa. Chẳng ai nghĩ cả, miễn là chúng ta dùng dịch vụ nó tốt. Tôi nghĩ là không có quan tâm ông nào là cổ đông của công ty cổ phần. Khi ra thị trường chứng khoán người ta có quan tâm ông nào cổ đông đâu.

Đưa vào Vietnam Airlines thì nghĩ Vietnam Airlines nắm thị phần lớn? Không phải, thị phần của Jestar Pacific là của Jestar Pacific.

Nhưng người ta lo ngại Vietnam Airlines sẽ tác động đến những quyết định của Pacific Airlines, thưa ông?

Thế thì lại nhầm nữa. Anh là thành viên hội đồng quản trị, có từng này tỷ lệ vốn góp thì điều lệ quy định tỷ lệ ấy anh được quyết định cái gì? Luật thế giới và ta có những điều khoản bảo vệ cổ đông thiểu số.

Vietnam Airlines có người ở đấy, có những cái ông không được quyết định. Ví dụ có những cái quy định 75% mới được quyết định.

Trong trường hợp của Jestar Pacific quyết định phải theo nguyên tắc nhất trí. Ví dụ tôi có 1% mà tôi lắc thì ông cũng không làm được. Cái đó là không ngại.

Cái nữa, riêng Jestar Pacific có cổ đông nước ngoài, lẽ ra việc giao ai làm đại diện là mình quyết định, không ai có thể tham gia vào. Nhưng chỗ này, ta với Qantas hợp tác rất tốt, ta cũng xin ý kiến bạn, họ đồng ý.

Qantas tán thành chuyển vốn từ SCIC sang cho Vietnam Airlines, tức là ông cổ đông lớn thứ nhì đồng ý và tiếp tục hợp tác. Rõ ràng là người ta còn không sợ.

Tôi chẳng thấy gì đáng ngại. Chúng ta cho phép hãng hàng không tư nhân, anh đủ điều kiện cứ bay đi, nhưng mà không bay được, vì bay phải đủ điều kiện, đủ mạnh. Có mấy cái vừa rồi rút là không thể bay được. Ta không cấm, bầu trời ta là mở.

Anh Quân

TBKTVN​
 

Bình luận bằng Facebook

Bài mới nhất

Bên trên