Chọn mua mũ bảo hiểm như thế nào đảm bảo

chutien

Tiểu thương tích cực
Tham gia
13 Tháng bảy 2018
Bài viết
159
Điểm tương tác
0
Mũ bảo hiểm andes nói riêng và mũ bảo hiểm nói chung, hiện nay có quá nhiều hãng sản xuất cũng như nhiều dòng khác nhau, dẫn đến tình trạng hàng chuẩn, không chuẩn đều trộn lẫn với nhau, và không phải ai cũng có thể phân biệt được



Cách phân biệt mũ bảo hiểm đạt chuẩn và không đạt chuẩn



Mũ bảo hiểm giả luôn luôn là một chủ đề nóng, đặc biệt là khi hàng giả đang ngày càng trở nên khó khăn hơn để phân biệt với mũ bảo hiểm chính hãng. Mũ bảo hiểm trên thị trường rất nhiều, thật giả lẫn lộn, nhưng các bạn đừng lo lắng về điều đó, bởi vì sao? Mũ bảo hiểm thật và giả cũng có thể phân biệt được bằng mắt, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. Mũ bảo hiểm andes





Thế nào là mũ bảo hiểm đạt chuẩn



Tiêu chuẩn xác định các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho mũ bảo hiểm phù hợp với mục đích sử dụng. Nếu một mũ bảo hiểm có thể vượt qua các bài kiểm tra cho một môn thể thao hoặc hoạt động, nó cung cấp bảo vệ tác động đầy đủ.



Các tiêu chuẩn cũng xác định các thử nghiệm khác cho các thông số như độ bền dây đeo, cấu hình vỏ, phần đính kèm che nắng và độ bao phủ đầu phải được cung cấp, tùy thuộc vào hoạt động.



Một tiêu chuẩn điển hình xác định các thử nghiệm tác động, kiểm tra dây đeo, đặc điểm của vật liệu được sử dụng, yêu cầu bảo hiểm, ghi nhãn và các yêu cầu khác. Mũ bảo hiểm andes



Nhãn mũ bảo hiểm nhập khẩu thường gồm các thông tin sau: Tên sản phẩm phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”, tên địa chỉ của tổ chức hoặc cá nhân nhập khẩu và phân phối, xuất xứ hàng hóa, cỡ mũ, năm tháng sản xuất.

Một số bí quyết phân biệt mũ thật và giả các bạn nên biết



1. Vỏ ngoài (Bao bì, nhãn dán, tem kiểm định)



MBH không đạt chuẩn: Mũ bảo hiểm giả thường sẽ không có tem chuẩn CR, không có nhãn hàng hóa hoặc có thì cũng không sắc nét, in bị nhòe, bề mặt ngoài của mũ không thực sự trơn tru, dễ trầy xước, lớp sơn dễ bong tróc. Mũ bảo hiểm andes



MBH đạt chuẩn: Cảm giác đầu tiên khi cầm mũ thật là rất chắc chắn, các chi tiết sắc nét, khi đội ôm đầu và khá thoải mái. Có dán tem hợp quy CR (QCVN 2) và ghi nhãn hàng hóa theo quy định: tên sản phẩm; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu; cỡ mũ; tháng năm sản xuất.Mũ bảo hiểm đạt chuẩn

2. Vỏ mũ



MBH không đạt chuẩn: Vỏ mũ làm bằng nhựa mỏng, giòn, dễ vỡ khi va chạm mạnh, những mũ giả thường được thiết kế theo kiểu thời trang (mũ lưỡi trai, mũ rộng vành, mũ phớt…).



MBH đạt chuẩn: Vỏ mũ làm bằng nhựa tốt, dày, cứng, nhựa ABS, nhựa PVC, bề mặt nhẵn mịn, khó vỡ ngay cả khi va đập, thường theo những kiểu truyền thống.

3. Dây mũ



MBH không đạt chuẩn: Dây mũ mỏng, dễ bị dãn khi kéo căng, dễ đứt, khóa mũ làm bằng nhựa kém chất lượng nên dễ gãy sau vài lần sử dụng, khi kéo căng quai có thể bị bung ra khỏi mũ.



MBH đạt chuẩn: Dây quai có nhiều lớp, chắc chắn, chịu lực kéo rất tốt. Khóa mũ và các đai nhựa giữ dây mũ được sản xuất từ nhựa tốt, khi cài và điều chỉnh thì mũ rất ôm vào đầu, một số mũ có thêm miếng cao su ở dưới cằm. Mũ bảo hiểm andes

4. Nhãn mác



Mỹ bảo hiểm đạt chuẩn: Trên thân mũ và bên trong phải ghi bằng dấu nổi hoặc mực không phai, sao cho các dấu không bị xóa trong quá trình sử dụng. Nội dung nhãn mác gồm: tên và địa chỉ nơi sản xuất, nhãn hiệu phù hợp với tiêu chuẩn do cơ quan chức năng cấp, cỡ mũ, ngày, tháng, năm sản xuất. Ghi nhãn bổ sung gồm những đặc điểm, tính năng riêng của mũ, chỉ dẫn về sử dụng và bảo quản, ngày tháng kiểm tra, người kiểm tra.



Mỗi mũ phải được bao gói bằng hai lớp, bên trong là bao chất dẻo hoặc vật liệu chống ẩm, bên ngoài là hộp bằng giấy cứng có ghi các nhãn hiệu cần thiết.

5. Lõi xốp



MBH không đạt chuẩn: Lõi xốp phía trong mũ mỏng và mềm, ấn tay vào bị lún, dễ dàng tháo rời khỏi mũ. Một số loại không có lõi xốp mà chỉ có lớp vải mỏng bên trong.



MBH đạt chuẩn: Lõi xốp dày dặn và chắc chắn, không bị lún khi ấn ngón tay vào, thường được dán chắc chắn với vỏ mũ.

6. Kiểu dáng



MBH không đạt chuẩn: Thường thì các loại mũ giả tập trung vào dạng lưỡi trai hoặc nửa đầu mà ít khi có mũ cả đầu hoặc mũ loại 3/4 đầu.



MBH đạt chuẩn: Mũ bảo hiểm thật thường ít có các kiểu mũ thời trang mà chủ yếu tập trung vào loại nửa đầu, 3/4 đầu hoặc cả đầu (full-face).

7. Kính chắn gió



MBH không đạt chuẩn: Một số mũ bảo hiểm giả có thêm lớp kính chắn gió, tuy nhiên kính thường mờ, chất liệu làm kính khá giòn và dễ gãy, khớp nối kính với mũ không chắc chắn.



MBH đạt chuẩn: Mũ bảo hiểm thật loại có kính chắn gió thì kính sẽ trong, dẻo, có thể chịu uốn cong hoặc thậm chí là chịu được lực dẫm đạp. Khớp nối với mũ chắc chắn, gió mạnh cũng khó làm bật kính.

8. Nơi bày bán và bảo hành



MBH không đạt chuẩn: Được bày bán tràn lan ở các vỉa hè, cửa hàng nhỏ hoặc chợ và hoàn toàn không có chế độ bảo hành hay bất cứ cam kết nào từ nhà sản xuất.



MBH đạt chuẩn: Thường được bày bán trong các cửa hàng có địa chỉ cụ thể, có chế độ bảo hành và cam kết của nhà sản xuất.

9. Giá cả



MBH không đạt chuẩn: Giá bán thường rất rẻ, từ vài chục nghìn đến dưới 100 nghìn đồng.



MBH đạt chuẩn: Giá bán thường cao hơn, khoảng trên 100 nghìn đồng đến cả triệu đồng
 

Bình luận bằng Facebook

Bài mới nhất

Bên trên