phuongalt123
Tiểu thương mới
- Tham gia
- 4 Tháng tư 2020
- Bài viết
- 21
- Điểm tương tác
- 0
Ngoại ngữ là phương tiện để thâm nhập, kết nối mọi người, để "toàn cầu hóa" chính mỗi người.
Trong kinh tế học, tiền tệ có chức năng trao đổi, là vật ngang giá, là tiền tệ thế giới, thì trong đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần, ngôn ngữ là phương tiện để gắn kết con người trên toàn thế giới lại với nhau. Anh có thể khác nhau về chủng tộc, sắc tộc, có thể tồn tại một góc nhỏ nào đó trên thế giới, chỉ cần anh biết một ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ là anh có thể giao tiếp, giao lưu với những người nói thứ tiếng ấy. Và như vậy, khoảng cách khác biệt đầu tiên là rào cản về ngôn ngữ bị thu hẹp, khi đó thế giới bên ngoài chúng ta không còn cách biệt với chúng ta. Khi chúng ta biết sử dụng ngoại ngữ, nhất là khi ngôn ngữ đó là thứ ngôn ngữ thông dụng trên thế giới thì vấn đề giao lưu hội nhập trở thành rất nhỏ, nói như nhiều chuyên mục của tạp chí là "Thế giới trong lòng bàn tay" (The world in the hollow of our hands).
Ngoại ngữ không là công cụ thuấn túy, là chữ vô hồn, ngoại ngữ là bản thân văn hóa.
Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, ngôn ngữ chứa đựng trong nó nội dung khách quan của sự vật hiện tượng, của đời sống sinh hoạt vật chất của con người. Do đó học ngoại ngữ là chúng ta tiếp nhận một hệ thống vật chất thứ hai (ngoài tiếng mẹ đẻ), nó cũng đầy đủ toàn vẹn như hệ thống tín hiệu thứ nhất ấy trên nhiều phương diện. Do đó, rất dễ hiểu vì sao những người có trình độ cao dễ tiếp nhận ngoại ngữ hơn là những người có học vấn thấp (tuy nhiên không ngoại trừ những trường hợp có khiếu ngoại ngữ).
Chính ngôn ngữ là văn hóa nên việc học ngoại ngữ phải đi liền với học văn hóa, tiếp nhận các kiến thức khoa học mới mẻ. Học ngoại ngữ phải am hiểu văn hóa. Do đó, sinh viên ở các trường ngoại ngữ bao giờ cũng được đào tạo gắn với rất nhiều môn học về đất nước đó. Hai cái này không tách rời nhau.
Ngoại ngữ là bản thân văn hóa, vì thế ở một khía cạnh khác, nó trở thành phương tiện rất quan trọng để cải thiện văn hóa của mình. Trong thế giới toàn cầu hóa, điều này rất dễ nhận thấy, tri thức không ngừng tăng lên, không ngừng trao truyền, biết thêm một ngoại ngữ là chúng ta có thêm một cánh cửa để thông ra với thế giới bên ngoài. Học ngoại ngữ trở nên thiết yếu với các nhà khoa học, nhất là nhà khoa học trẻ, nếu không có ngoại ngữ các bạn trẻ sẽ trở nên bất lợi, thậm chí rất khó khăn khi làm khoa học, giao lưu và trao đổi học thuật.
Trong kinh tế học, tiền tệ có chức năng trao đổi, là vật ngang giá, là tiền tệ thế giới, thì trong đời sống sinh hoạt vật chất và tinh thần, ngôn ngữ là phương tiện để gắn kết con người trên toàn thế giới lại với nhau. Anh có thể khác nhau về chủng tộc, sắc tộc, có thể tồn tại một góc nhỏ nào đó trên thế giới, chỉ cần anh biết một ngôn ngữ ngoài ngôn ngữ mẹ đẻ là anh có thể giao tiếp, giao lưu với những người nói thứ tiếng ấy. Và như vậy, khoảng cách khác biệt đầu tiên là rào cản về ngôn ngữ bị thu hẹp, khi đó thế giới bên ngoài chúng ta không còn cách biệt với chúng ta. Khi chúng ta biết sử dụng ngoại ngữ, nhất là khi ngôn ngữ đó là thứ ngôn ngữ thông dụng trên thế giới thì vấn đề giao lưu hội nhập trở thành rất nhỏ, nói như nhiều chuyên mục của tạp chí là "Thế giới trong lòng bàn tay" (The world in the hollow of our hands).
Ngoại ngữ không là công cụ thuấn túy, là chữ vô hồn, ngoại ngữ là bản thân văn hóa.
Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, ngôn ngữ chứa đựng trong nó nội dung khách quan của sự vật hiện tượng, của đời sống sinh hoạt vật chất của con người. Do đó học ngoại ngữ là chúng ta tiếp nhận một hệ thống vật chất thứ hai (ngoài tiếng mẹ đẻ), nó cũng đầy đủ toàn vẹn như hệ thống tín hiệu thứ nhất ấy trên nhiều phương diện. Do đó, rất dễ hiểu vì sao những người có trình độ cao dễ tiếp nhận ngoại ngữ hơn là những người có học vấn thấp (tuy nhiên không ngoại trừ những trường hợp có khiếu ngoại ngữ).
Chính ngôn ngữ là văn hóa nên việc học ngoại ngữ phải đi liền với học văn hóa, tiếp nhận các kiến thức khoa học mới mẻ. Học ngoại ngữ phải am hiểu văn hóa. Do đó, sinh viên ở các trường ngoại ngữ bao giờ cũng được đào tạo gắn với rất nhiều môn học về đất nước đó. Hai cái này không tách rời nhau.
Ngoại ngữ là bản thân văn hóa, vì thế ở một khía cạnh khác, nó trở thành phương tiện rất quan trọng để cải thiện văn hóa của mình. Trong thế giới toàn cầu hóa, điều này rất dễ nhận thấy, tri thức không ngừng tăng lên, không ngừng trao truyền, biết thêm một ngoại ngữ là chúng ta có thêm một cánh cửa để thông ra với thế giới bên ngoài. Học ngoại ngữ trở nên thiết yếu với các nhà khoa học, nhất là nhà khoa học trẻ, nếu không có ngoại ngữ các bạn trẻ sẽ trở nên bất lợi, thậm chí rất khó khăn khi làm khoa học, giao lưu và trao đổi học thuật.
Relate Threads