Nhóm chiến lược định giá cho sản phẩm
Chiến lược định giá thấp
Giảm thiểu chi phí sản xuất và tiếp thị để định giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh cũng như giá bán trung bình của ngành (nhắm đến cùng một Nhóm khách hàng thuộc phân khúc bình dân) – sẽ tác động người dùng nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng của bạn.
Với những doanh nghiệp có nguồn lực sản xuất mạnh, có thể lợi nhuận thu được từ một sản phẩm bán ra không cao, nhưng ngược lại lượng tiêu thụ “khủng”.
Ngược lại các doanh nghiệp nhỏ không có nguồn lực sản xuất lớn, để giảm thiểu rủi ro thì nên xây dựng một chiến lược định giá sản phẩm thật tốt.
Ví dụ:
Chiến lược định giá thấp
Giảm thiểu chi phí sản xuất và tiếp thị để định giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh cũng như giá bán trung bình của ngành (nhắm đến cùng một Nhóm khách hàng thuộc phân khúc bình dân) – sẽ tác động người dùng nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng của bạn.
Với những doanh nghiệp có nguồn lực sản xuất mạnh, có thể lợi nhuận thu được từ một sản phẩm bán ra không cao, nhưng ngược lại lượng tiêu thụ “khủng”.
Ngược lại các doanh nghiệp nhỏ không có nguồn lực sản xuất lớn, để giảm thiểu rủi ro thì nên xây dựng một chiến lược định giá sản phẩm thật tốt.
Ví dụ:
- Miliket là dòng mì gói được xem là rẻ nhất hiện nay, với giá bán ra chỉ 2.000đ – 3.000đ mà không hề thay đổi giá trong suốt nhiều năm qua, nhưng nhờ lượng tiêu thụ “khổng lồ” giúp hãng hoạt động mạnh mẽ cho đến ngày nay.
- Bên cạnh đó, Miliket đã giảm thiểu tất cả các khoản phí liên quan đến truyền thông. Thay vào đó, hãng đẩy mạnh tiêu thụ thông qua các đại lý, chợ, quán ăn, nhà hàng…
- Chiến lược định giá cao
Định giá bán cao hơn so với giá thành trung bình trên thị trường sẽ phù hợp khi bạn tạo ra dòng sản phẩm độc nhất hoặc chỉ tập trung đầu tư vào một sản phẩm chất lượng cao để nhắm tới phân khúc hàng có điều kiện.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố khác như: Vị trí cửa hàng, trưng bày sản phẩm, truyền thông tiếp thị… phải nâng cao giá trị của sản phẩm để tác động đến cảm nhận của khách hàng.
Chiến lược cạnh tranh ngang giá
Định giá sản phẩm bằng với đối thủ cạnh tranh sẽ hiệu quả khi thị trường cạnh tranh gay gắt nhưng sản phẩm của doanh nghiệp bạn không quá nổi bật so với đối thủ.
Chiến thuật này sẽ hạn chế “chiến tranh giá”, đem lại sự ổn định cho doanh nghiệp trên thị trường.
>>> thiết kế web tại bmt, thiết kế web tại buôn ma thuột, website giá rẻ tại bmt
Chiến lược giá thâm nhập thị trường
Nên áp dụng khi doanh nghiệp mới tung sản phẩm mới trên thị trường nhưng có độ nhạy cảm cao về giá – nghĩa là Nhóm khách hàng này sẽ dựa vào giá bán để quyết định mua hàng.
Trong thời gian đầu, doanh nghiệp hãy định giá bán rẻ hơn so với mặt bằng chung (chấp nhận lỗ vốn) để tăng nhận diện thương hiệu và đạt được thị phần lớn.
Thêm vào đó, nếu bạn gây áp lực về giá bán sẽ khiến các đối thủ khác phải “chùn chân” nếu muốn gia nhập ngành.
Sau một thời gian hoạt động, sản phẩm và thương hiệu bạn đã được thị trường đón nhận, thì có thể tăng giá dần lên để nâng cao vị thế và thu lời.
Ghi nhớ: Phải kiên trì chờ đợi sản phẩm có “chỗ đứng” nhất định thì mới có thể tăng doanh thu và lợi nhuận về sau.
Chiến lược giá hớt váng
Thường áp dụng cho các sản phẩm mới, thuộc mặt hàng công nghệ cao, có chu kỳ sống ngắn.
Ngay từ khi tung ra sản phẩm mới, doanh nghiệp nên định giá rất cao để có thể thu lợi nhuận “khủng” từ “phần ngon” của thị trường. Đồng thời, nhanh chóng thu hút lượng lớn khách hàng sẵn sàng trải nghiệm sản phẩm mới.
Và theo thời gian, lượng tiêu thụ giảm xuống thì lúc này doanh nghiệp nên hạ giá để tăng số lượng bán. Chiến lược định giá 4P marketing này giúp doanh nghiệp dễ dàng quảng bá thương hiệu và tối đa hóa lợi nhuận.
Ví dụ: Những sản phẩm công nghệ cao như Smartphone, tivi kỹ thuật số, laptop… thường thì mới ra mắt giá bán sẽ rất cao. Nhưng sau một thời gian nhất định, các nhà sản xuất sẽ thường hạ giá xuống.
Relate Threads