tintucsao99
Tiểu thương mới
- Tham gia
- 4 Tháng một 2021
- Bài viết
- 26
- Điểm tương tác
- 0
Là người thích trải nghiệm, Hứa Thanh Tùng (25 tuổi, Cao Bằng) quyết định đi bộ xuyên Việt trong 4 tháng, bắt đầu từ đỉnh Lũng Cú, với số tiền khoảng 30 triệu đồng.
Ngày 1/4, với 3 bộ quần áo, đồ dùng cá nhân, thuốc men, Thanh Tùng một mình xuất phát từ Lũng Cú (Hà Giang) thẳng tiến tới điểm cực Nam của Tổ quốc.
"Với tôi, đây là chuyến đi đặc biệt, đánh dấu sự trưởng thành và trải nghiệm của tuổi trẻ”.
Ấp ủ giấc mơ xuyên Việt 3 năm nay, Tùng cho biết anh muốn khám phá điều thú vị ở các tỉnh, thành cũng như thử thách giới hạn của bản thân.
Chàng trai Cao Bằng chụp hình kỷ niệm cùng các bạn trẻ ở Hà Giang.
Khi đưa ra quyết định về chuyến đi bộ xuyên Việt, ban đầu, Tùng gặp sự phản đối từ gia đình. Thế nhưng, cha mẹ biết con trai mình là người có cá tính mạnh, khi quyết định sẽ làm đến cùng. Sau đó, họ đã gật đầu đồng ý và cho anh một vài lời khuyên nhỏ.
Trước khi bắt đầu chuyến đi, Tùng dành ra khoảng 2 tháng để chuẩn bị. Tháng đầu tiên, anh lên kế hoạch, dự kiến hành trình, nghiên cứu đường đi, bản đồ.
Trước đó, chàng trai cũng tích cực rèn luyện thể lực, chạy bộ, tập thể dục. Ngoài ra, nhờ những chuyến hành quân đêm trong thời gian nhập ngũ, Tùng có thêm kinh nghiệm, sự dẻo dai khi đi bộ đường dài.
Thậm chí, để thể hiện quyết tâm, trước chuyến đi, Tùng đã bán đi chiếc xe máy duy nhất làm lộ phí.
“Từ bé, tôi vẫn lên rừng, leo núi, làm rẫy phụ cha mẹ. Những lần bị ốm, chỉ cần leo núi một vòng, tôi tự nhiên khỏe ra, không cần uống thuốc. Lâu dần, chân thành vết chai, tôi không còn cảm giác đau nhức”.
Mỗi ngày, Tùng khởi hành từ 6h sáng đến 12h, buổi chiều sẽ từ 14h đến 18h. Một ngày, anh đi bộ trung bình 30 km. Trời gần tối, Tùng xin ngủ lại nhà dân, không được thì **** chỗ mắc lều ngủ trên đồi hoặc trong rừng.
“Khi bắt đầu chuyến đi, tôi tập làm quen với thời tiết thay đổi thất thường, khi thì nắng nóng, lúc lại đổ mưa lớn. Trong ngày đầu tiên, tôi phải leo 13 km đường đèo. Khi đó, dù mệt mỏi, tôi vẫn gắng sức, quyết tâm vượt qua".
Thanh Tùng bắt đầu hành trình xuyên Việt từ đỉnh Lũng Cú, Hà Giang.
Việc đi bộ một mình xuyên Việt có nhiều rủi ro. Thế nhưng, Tùng không lo lắng. Anh cho rằng đi bộ vừa rèn luyện sức khỏe, vừa có thời gian thăm thú, trò chuyện, làm quen với nhiều người.
Bên cạnh đó, chàng trai Cao Bằng không đặt nặng thời gian hoàn thành hành trình. Hơn nữa, anh cũng không coi chuyến đi của mình là hành xác.
Bởi đi tới đâu, anh đều dừng lại thăm thú, chụp ảnh, quay video về con người, cảnh vật để làm kỷ niệm.
Hiện tại, sau 10 ngày bắt đầu hành trình, Tùng di chuyển được gần 500 km.
Thời gian đầu, mọi chuyện diễn ra khá suôn sẻ. Đi đến đâu, Tùng đều nhận được sự giúp đỡ của mọi người.
Trong ngày đầu tiên đi bộ ở Đồng Văn, Hà Giang, Tùng được một người dân bản địa cho ngủ nhờ, rồi được các em nhỏ tặng mũ. Đặc biệt, trong hành trình, Tùng ấn tượng nhất là được một phượt thủ người Tây Ban Nha, tên Josep đến hỏi thăm, động viên, đồng hành cùng anh suốt một đoạn đường dài. Tất cả để lại trong chàng trai 25 tuổi những cảm xúc khó quên.
Dù biết rằng hành trình còn rất dài, nhiều khó khăn, thử thách, Tùng khẳng định sẽ không bao giờ bỏ cuộc, để phí tuổi trẻ. Với cậu, chuyến đi này là bước ngoặt để trưởng thành hơn, hành trang cho đoạn đường phía trước.
“Có 3 từ để nói về con người tôi là mơ mộng, bền bỉ và nhiệt huyết. Tôi là kẻ luôn mơ mộng làm những chuyện nhiều người cho là không thể. Ngoài ra, tôi cũng luôn bền bỉ, quyết tâm chuẩn bị cho những dự định cá nhân".
Ngày 1/4, với 3 bộ quần áo, đồ dùng cá nhân, thuốc men, Thanh Tùng một mình xuất phát từ Lũng Cú (Hà Giang) thẳng tiến tới điểm cực Nam của Tổ quốc.
"Với tôi, đây là chuyến đi đặc biệt, đánh dấu sự trưởng thành và trải nghiệm của tuổi trẻ”.
Ấp ủ giấc mơ xuyên Việt 3 năm nay, Tùng cho biết anh muốn khám phá điều thú vị ở các tỉnh, thành cũng như thử thách giới hạn của bản thân.
Chàng trai Cao Bằng chụp hình kỷ niệm cùng các bạn trẻ ở Hà Giang.
Khi đưa ra quyết định về chuyến đi bộ xuyên Việt, ban đầu, Tùng gặp sự phản đối từ gia đình. Thế nhưng, cha mẹ biết con trai mình là người có cá tính mạnh, khi quyết định sẽ làm đến cùng. Sau đó, họ đã gật đầu đồng ý và cho anh một vài lời khuyên nhỏ.
Trước khi bắt đầu chuyến đi, Tùng dành ra khoảng 2 tháng để chuẩn bị. Tháng đầu tiên, anh lên kế hoạch, dự kiến hành trình, nghiên cứu đường đi, bản đồ.
Trước đó, chàng trai cũng tích cực rèn luyện thể lực, chạy bộ, tập thể dục. Ngoài ra, nhờ những chuyến hành quân đêm trong thời gian nhập ngũ, Tùng có thêm kinh nghiệm, sự dẻo dai khi đi bộ đường dài.
Thậm chí, để thể hiện quyết tâm, trước chuyến đi, Tùng đã bán đi chiếc xe máy duy nhất làm lộ phí.
“Từ bé, tôi vẫn lên rừng, leo núi, làm rẫy phụ cha mẹ. Những lần bị ốm, chỉ cần leo núi một vòng, tôi tự nhiên khỏe ra, không cần uống thuốc. Lâu dần, chân thành vết chai, tôi không còn cảm giác đau nhức”.
Mỗi ngày, Tùng khởi hành từ 6h sáng đến 12h, buổi chiều sẽ từ 14h đến 18h. Một ngày, anh đi bộ trung bình 30 km. Trời gần tối, Tùng xin ngủ lại nhà dân, không được thì **** chỗ mắc lều ngủ trên đồi hoặc trong rừng.
“Khi bắt đầu chuyến đi, tôi tập làm quen với thời tiết thay đổi thất thường, khi thì nắng nóng, lúc lại đổ mưa lớn. Trong ngày đầu tiên, tôi phải leo 13 km đường đèo. Khi đó, dù mệt mỏi, tôi vẫn gắng sức, quyết tâm vượt qua".
Thanh Tùng bắt đầu hành trình xuyên Việt từ đỉnh Lũng Cú, Hà Giang.
Việc đi bộ một mình xuyên Việt có nhiều rủi ro. Thế nhưng, Tùng không lo lắng. Anh cho rằng đi bộ vừa rèn luyện sức khỏe, vừa có thời gian thăm thú, trò chuyện, làm quen với nhiều người.
Bên cạnh đó, chàng trai Cao Bằng không đặt nặng thời gian hoàn thành hành trình. Hơn nữa, anh cũng không coi chuyến đi của mình là hành xác.
Bởi đi tới đâu, anh đều dừng lại thăm thú, chụp ảnh, quay video về con người, cảnh vật để làm kỷ niệm.
Hiện tại, sau 10 ngày bắt đầu hành trình, Tùng di chuyển được gần 500 km.
Thời gian đầu, mọi chuyện diễn ra khá suôn sẻ. Đi đến đâu, Tùng đều nhận được sự giúp đỡ của mọi người.
Trong ngày đầu tiên đi bộ ở Đồng Văn, Hà Giang, Tùng được một người dân bản địa cho ngủ nhờ, rồi được các em nhỏ tặng mũ. Đặc biệt, trong hành trình, Tùng ấn tượng nhất là được một phượt thủ người Tây Ban Nha, tên Josep đến hỏi thăm, động viên, đồng hành cùng anh suốt một đoạn đường dài. Tất cả để lại trong chàng trai 25 tuổi những cảm xúc khó quên.
Dù biết rằng hành trình còn rất dài, nhiều khó khăn, thử thách, Tùng khẳng định sẽ không bao giờ bỏ cuộc, để phí tuổi trẻ. Với cậu, chuyến đi này là bước ngoặt để trưởng thành hơn, hành trang cho đoạn đường phía trước.
“Có 3 từ để nói về con người tôi là mơ mộng, bền bỉ và nhiệt huyết. Tôi là kẻ luôn mơ mộng làm những chuyện nhiều người cho là không thể. Ngoài ra, tôi cũng luôn bền bỉ, quyết tâm chuẩn bị cho những dự định cá nhân".
Relate Threads