victorvn
Tiểu thương mới
- Tham gia
- 19 Tháng mười một 2020
- Bài viết
- 11
- Điểm tương tác
- 0
Trong nhịp sống hiện đại đầy hối hả, người ta lại thích tìm về những giá trị xưa cũ. Đó là lý do các thiết kế phong cách Vintage được ưa chuộng, là xu hướng nội thất được yêu thích cho nhà ở, quán cafe hay các cửa hàng thời trang. Trang trí shop quần áo theo phong cách vintage sao cho đẹp và nổi bật? Hãy cùng đón chờ những gợi ý hay từ Nội thất Miền Bắc nha.
1. Phong cách nội thất vintage là gì?
Trước hết, bạn nên tìm hiểu thực sự phong cách vintage là gì? Vintage có nguồn gốc từ tiếng Pháp, nghĩa khi dịch ra là rượu hoặc dầu. Nhưng về sau này, thuật ngữ vintage được dùng để gọi tên những chiếc xe cũ, có thời gian sử dụng ít nhất là 50 năm. Tiếp sau đó, thuật ngữ này còn được sử dụng để chỉ những bộ quần áo second – hand.
Sau này, Vintage được mặc định như một từ có nghĩa là “cổ - cũ”. Nó được dùng trong nhiều lĩnh vực: thời trang, nhiếp ảnh, đồ họa,... và cả trong lĩnh vực nội thất.
Định nghĩa một cách đơn giản, vintage style là phong cách của kỉ niệm, của dấu ấn thời gian.
Thiết kế nội thất theo phong cách vintage là sự pha trộn đầy phá cách giữa các thiết bị hiện đại (máy tính, tivi, đồ gia dụng,…), với những thứ đã lỗi thời, phôi pha theo thời gian (đèn chùm cổ, bộ bàn ghế cũ kỹ hay những khung ảnh bạc màu,…).
Phong cách thiết kế nội thất này mang đến một không gian nhẹ nhàng, thoải mái, đưa chúng ta trở về những năm tháng của thập niên cũ, trầm lắng và hoài niệm, nhưng không hề đem đến cảm giác lỗi mốt.
Một shop quần áo thiết kế và trang trí theo phong cách vintage là chìa khóa giúp bạn kinh doanh thành công bởi sự độc đáo, thu hút, vẻ đẹp vĩnh cửu không lo lỗi mốt, lạc hậu.
2. Cách thiết kế và trang trí shop quần áo theo phong cách vintage
Vintage là phong cách thiết kế nội thất của sự pha trộn và phá cách mang đến không gian sống với vẻ đẹp nhẹ nhàng, bình dị, hoài cổ nhưng cũng không kém phần thời thượng, hiện đại. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh cửa hàng quần áo phong cách vintage thì thiết kế và trang trí shop thời trang vintage chuẩn và ấn tượng là điều bắt buộc.
2.1. Lựa chọn nội thất
Cách trang trí shop thời trang vintage cần phải đảm bảo được hơi thở hoài niệm, cổ xưa của xã hội cũ, như gợi nhớ lại hình ảnh của những thập niên cũ. Bản thân những thiết kế nội thất ngoài công năng sử dụng thì chính là một điểm nhấn về trang trí.
Một bộ ghế sofa với gam màu trầm, tủ trưng bày bằng gỗ với màu sắc có phần cũ kỹ hay một chiếc quầy lễ tân kiểu dáng cổ điển để mộc không sơn, những chiếc giá treo quần áo bằng kim loại với màu sơn có vẻ sờn cũ,…
Bạn có thể sử dụng những món đồ trang trí shop thời trang phong cách vintage như: dây thừng, xe đạp cũ, hòm gỗ đã bạc màu, vali,… để tạo điểm nhấn độc đáo, thu hút hơn cho cửa hàng của mình. Những món đồ tường như thô kệch, cũ kỹ nhưng không hề đem lại cảm giác kém sang, mà ngược lại chúng cho khách hàng thấy sự sang trọng, lịch sự theo một cách đặc biệt.
Lát sàn nhà bằng gỗ, gạch bông hoặc sử dụng thảm trải sàn màu trầm cũng là cách trang trí tuyệt vời cho các cửa hàng quần áo theo đuổi phong cách “cổ và cũ” này. Kết hợp với tường bê tông hoặc tường gạch trần nữa thì càng tuyệt vời hơn.
Phong cách vintage cũng ưa chuộng đồ nội thất hay những món đồ trang trí bằng chất liệu vải: vải cotton, vải ren, vải họa tiết hoa nhí,…
Nói đế thiết kế nội thất cho cửa hàng bán quần áo thì quan trọng nhất chính là hệ thống giá treo và các tủ trưng bày, giá đỡ,…. Các chủ shop chú ý, nên ưu tiên những thiết kế mộc, màu sắc nguyên bản với kiểu dáng classic đẹp mắt.
Tiêu chí tiếp theo đó là chọn những sản phẩm càng đơn giản càng tốt, có thể tận dụng những món đồ cũ: kệ treo bằng gỗ tự nhiên xù xì chưa được gọt dũa, móc treo phủ sơn đánh bóng màu vàng, màu đồng,….
2.2. Trang trí cửa hàng bằng màu sắc phong cách vintage
Hoài cổ tức nhiên là yêu thích những tông màu trầm nhưng không có nghĩa là bạn nhất định phải sử dụng tông màu tối tăm, u buồn. Ngược lại, thiết kế shop phong cách vintage có thể sử dụng màu trắng, các tông màu nhạt như kem, be, nude, ghi,…
Số lượng màu sắc trong không gian vintage không bị gò bó như nhiều người vẫn nghĩ. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những gam màu nổi bật, dễ tác động vào thị giác người nhìn như màu xanh rêu, màu vàng mật ong, màu xám, thậm chí là màu đỏ, cam, hồng,… biến chúng trở thành điểm nhấn thẩm mỹ tuyệt vời.
2.3. Ánh sáng cho shop quần áo vintage
Thiết kế showroom quần áo đẹp đến đâu, sử dụng màu sắc ấn tượng, cá tính như thế nào nhưng không có ánh sáng thì cũng “vứt”. Khi trang trí shop quần áo theo phong cách vintage ánh sáng là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Trong không gian vintage còn gì tuyệt vời hơn khi ánh sáng ấm áp, dịu nhẹ hòa quyện với những món đồ cũ kĩ, sần sùi đã nhuốm màu thời gian. Nó mang đến cho cửa hàng sức hút tuyệt vời, mà khó có khách hàng nào có thể cưỡng lại.
Ánh đèn vàng hay ánh sáng tự nhiên từ mặt trời luôn là lựa chọn tuyệt nhất cho phong cách này. Chúng giúp không gian trở nên ấm áp, lung linh hơn và cũng biết “nịnh” khách khi thử đồ.
Việc phân bổ, bố trí ánh sáng cần tính toán kỹ lưỡng để tôn lên những thứ cần được chú ý (mẫu thời trang mới nhất, những điểm nhấn trang trí,…). Đèn trang trí nên ưu tiên sử dụng những bóng đèn tròn thả trần, sử dụng đèn có chao kiểu dáng basic ấn tượng hay phong cách retro độc đáo.
1. Phong cách nội thất vintage là gì?
Trước hết, bạn nên tìm hiểu thực sự phong cách vintage là gì? Vintage có nguồn gốc từ tiếng Pháp, nghĩa khi dịch ra là rượu hoặc dầu. Nhưng về sau này, thuật ngữ vintage được dùng để gọi tên những chiếc xe cũ, có thời gian sử dụng ít nhất là 50 năm. Tiếp sau đó, thuật ngữ này còn được sử dụng để chỉ những bộ quần áo second – hand.
Sau này, Vintage được mặc định như một từ có nghĩa là “cổ - cũ”. Nó được dùng trong nhiều lĩnh vực: thời trang, nhiếp ảnh, đồ họa,... và cả trong lĩnh vực nội thất.
Định nghĩa một cách đơn giản, vintage style là phong cách của kỉ niệm, của dấu ấn thời gian.
Thiết kế nội thất theo phong cách vintage là sự pha trộn đầy phá cách giữa các thiết bị hiện đại (máy tính, tivi, đồ gia dụng,…), với những thứ đã lỗi thời, phôi pha theo thời gian (đèn chùm cổ, bộ bàn ghế cũ kỹ hay những khung ảnh bạc màu,…).
Phong cách thiết kế nội thất này mang đến một không gian nhẹ nhàng, thoải mái, đưa chúng ta trở về những năm tháng của thập niên cũ, trầm lắng và hoài niệm, nhưng không hề đem đến cảm giác lỗi mốt.
Một shop quần áo thiết kế và trang trí theo phong cách vintage là chìa khóa giúp bạn kinh doanh thành công bởi sự độc đáo, thu hút, vẻ đẹp vĩnh cửu không lo lỗi mốt, lạc hậu.
2. Cách thiết kế và trang trí shop quần áo theo phong cách vintage
Vintage là phong cách thiết kế nội thất của sự pha trộn và phá cách mang đến không gian sống với vẻ đẹp nhẹ nhàng, bình dị, hoài cổ nhưng cũng không kém phần thời thượng, hiện đại. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh cửa hàng quần áo phong cách vintage thì thiết kế và trang trí shop thời trang vintage chuẩn và ấn tượng là điều bắt buộc.
2.1. Lựa chọn nội thất
Cách trang trí shop thời trang vintage cần phải đảm bảo được hơi thở hoài niệm, cổ xưa của xã hội cũ, như gợi nhớ lại hình ảnh của những thập niên cũ. Bản thân những thiết kế nội thất ngoài công năng sử dụng thì chính là một điểm nhấn về trang trí.
Một bộ ghế sofa với gam màu trầm, tủ trưng bày bằng gỗ với màu sắc có phần cũ kỹ hay một chiếc quầy lễ tân kiểu dáng cổ điển để mộc không sơn, những chiếc giá treo quần áo bằng kim loại với màu sơn có vẻ sờn cũ,…
Bạn có thể sử dụng những món đồ trang trí shop thời trang phong cách vintage như: dây thừng, xe đạp cũ, hòm gỗ đã bạc màu, vali,… để tạo điểm nhấn độc đáo, thu hút hơn cho cửa hàng của mình. Những món đồ tường như thô kệch, cũ kỹ nhưng không hề đem lại cảm giác kém sang, mà ngược lại chúng cho khách hàng thấy sự sang trọng, lịch sự theo một cách đặc biệt.
Lát sàn nhà bằng gỗ, gạch bông hoặc sử dụng thảm trải sàn màu trầm cũng là cách trang trí tuyệt vời cho các cửa hàng quần áo theo đuổi phong cách “cổ và cũ” này. Kết hợp với tường bê tông hoặc tường gạch trần nữa thì càng tuyệt vời hơn.
Phong cách vintage cũng ưa chuộng đồ nội thất hay những món đồ trang trí bằng chất liệu vải: vải cotton, vải ren, vải họa tiết hoa nhí,…
Nói đế thiết kế nội thất cho cửa hàng bán quần áo thì quan trọng nhất chính là hệ thống giá treo và các tủ trưng bày, giá đỡ,…. Các chủ shop chú ý, nên ưu tiên những thiết kế mộc, màu sắc nguyên bản với kiểu dáng classic đẹp mắt.
Tiêu chí tiếp theo đó là chọn những sản phẩm càng đơn giản càng tốt, có thể tận dụng những món đồ cũ: kệ treo bằng gỗ tự nhiên xù xì chưa được gọt dũa, móc treo phủ sơn đánh bóng màu vàng, màu đồng,….
Trang trí shop thời trang đẹp, thu hút. Ảnh: Internet
2.2. Trang trí cửa hàng bằng màu sắc phong cách vintage
Hoài cổ tức nhiên là yêu thích những tông màu trầm nhưng không có nghĩa là bạn nhất định phải sử dụng tông màu tối tăm, u buồn. Ngược lại, thiết kế shop phong cách vintage có thể sử dụng màu trắng, các tông màu nhạt như kem, be, nude, ghi,…
Số lượng màu sắc trong không gian vintage không bị gò bó như nhiều người vẫn nghĩ. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn những gam màu nổi bật, dễ tác động vào thị giác người nhìn như màu xanh rêu, màu vàng mật ong, màu xám, thậm chí là màu đỏ, cam, hồng,… biến chúng trở thành điểm nhấn thẩm mỹ tuyệt vời.
2.3. Ánh sáng cho shop quần áo vintage
Thiết kế showroom quần áo đẹp đến đâu, sử dụng màu sắc ấn tượng, cá tính như thế nào nhưng không có ánh sáng thì cũng “vứt”. Khi trang trí shop quần áo theo phong cách vintage ánh sáng là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Trong không gian vintage còn gì tuyệt vời hơn khi ánh sáng ấm áp, dịu nhẹ hòa quyện với những món đồ cũ kĩ, sần sùi đã nhuốm màu thời gian. Nó mang đến cho cửa hàng sức hút tuyệt vời, mà khó có khách hàng nào có thể cưỡng lại.
Ánh đèn vàng hay ánh sáng tự nhiên từ mặt trời luôn là lựa chọn tuyệt nhất cho phong cách này. Chúng giúp không gian trở nên ấm áp, lung linh hơn và cũng biết “nịnh” khách khi thử đồ.
Việc phân bổ, bố trí ánh sáng cần tính toán kỹ lưỡng để tôn lên những thứ cần được chú ý (mẫu thời trang mới nhất, những điểm nhấn trang trí,…). Đèn trang trí nên ưu tiên sử dụng những bóng đèn tròn thả trần, sử dụng đèn có chao kiểu dáng basic ấn tượng hay phong cách retro độc đáo.
Relate Threads