Các tiêu chí đánh giá môi trường văn phòng làm việc tốt
Văn phòng chia sẻ là một trong những dịch vụ ra đời nhằm phục vụ cho phân khúc doanh nghiệp Startups, vừa và nhỏ (SMEs) nói riêng và những doanh nghiệp có tài chính giới hạn. Hình thức văn phòng này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm hơn 90% chi phí.
Dù thị trường kinh tế Việt Nam trong năm 2020 có nhiều biến động, do ảnh hưởng của dịch Covid. Nhưng theo thống kê của của cổng thông tin Quốc Gia về đăng ký doanh nghiệp, chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2020, có 88.651 doanh nghiệp thành lập mới trên cả nước. Và nhu cầu tìm văn phòng, nơi làm việc cho các doanh nghiệp luôn sôi nổi trên thị trường.
1. Văn phòng chia sẻ và các loại hình dịch vụ khác
Văn phòng chia sẻ xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ những năm 2005-2006. Xuất phát ban đầu từ hình thức Shared Office, lúc ấy văn phòng chia sẻ áp dụng khi các công ty, doanh nghiệp, đơn vị quản lý tòa nhà văn phòng… có dư, có các khu vực, diện tích văn phòng không cần dùng đến có thể cho các doanh nghiệp khác thuê lại. Nhằm tránh lãng phí và có thêm chi phí vận hành.
>>> Xem ngay chia sẻ Thông tin mới nhất về văn phòng chia sẻ quận 2 năm 2020
Phân biệt các loại hình văn phòng chia sẻ mới
Hiện nay, văn phòng chia sẻ được là một trong những mô hình kinh doanh được đầu tư bài bản và ngày càng hoàn thiện với nhiều loại hình biến đổi để phù hợp với nhu cầu khách hàng. Vẫn là chia sẻ không gian làm việc, nhưng xuất hiện thêm dịch vụ thuê chỗ ngồi cố định, thuê chỗ ngồi linh hoạt… và nhiều hình thức khác.
1.1 Chỗ ngồi cố định
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi cố định được xem như là “phiên bản gốc” của văn phòng chia sẻ. Như đúng tên gọi của nó, loại hình này cung cấp chỗ ngồi làm việc cho khách hàng, vị trí chỗ ngồi khách hàng lựa chọn sẽ không thay đổi trong suốt quá trình thuê.
Ví dụ: Khách hàng A, chọn vị trí chỗ ngồi số 1, trong suốt quá trình thuê, kể cả khi khách hàng không đến văn phòng, vị trí đó vẫn sẽ để trống, và không ai có quyền sử dụng, xâm phạm.
Tuy nhiên, mức giá chỗ 1 chỗ ngồi làm việc cố định dao động từ 3-5 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào những tiện ích và đơn vị cung cấp dịch vụ.
1.2 Chỗ ngồi linh hoạt
Vị trí chỗ ngồi ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu quả công việc
Chỗ ngồi linh hoạt là hình thức biến tấu của văn phòng chia sẻ, nhằm đáp ứng yêu cầu tiết kiệm của khách hàng. Đối với hình thức này, khách hàng có thể chọn gói dịch vụ thuê theo ngày, thuê theo tuần, thuê theo tháng. Linh hoạt và phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng, tránh việc tốn chi phí thuê cho những ngày khách hàng không cần đến văn phòng.
Với hình thức “linh hoạt”, mỗi ngày đến văn phòng là một trải nghiệm mới, chỗ ngồi mới, đồng nghiệp mới. Khách hàng đến trước sẽ được ưu tiên lựa chọn vị trí chỗ ngồi ngày hôm đó, nhưng nếu bạn đến trễ thì sao? Đừng lo, ban quản lý văn phòng sẽ đảm bảo số lượng chỗ ngồi cho khách hàng.
Mức giá thuê của hình thức này đa dạng và tiết kiệm hơn nhiều so với thuê chỗ ngồi cố định. Chỉ từ 99.000đ/trên ngày, 500.000đ/tuần và khoảng 1.5 triệu/tháng.
Có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ chỗ ngồi linh hoạt, nhưng hãy lưu ý lựa chọn nơi uy tín. Vì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi, và bảo mật thông tin của khách hàng.
2. Các tiêu chí đánh giá môi trường làm việc
Môi trường làm việc quyết định hiệu quả công việc
Văn phòng làm việc có thể xem là nơi trải qua ⅓ cuộc đời, vì thế dù phải đặt mục tiêu tiết kiệm chi phí lên hàng đầu nhưng đừng quên xem xét và lựa chọn nơi làm việc thoải mái, an toàn nhất nhé.
3 tiêu chí đánh giá môi trường làm việc tốt
Có 3 tiêu chí không thể bỏ qua khi lựa chọn môi trường làm việc, nhất là trong môi trường chung, nhiều doanh nghiệp.
2.1 Bảo mật thông tin, an toàn tài sản
Dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn, việc bảo mật thông tin và đảm bảo an ninh, an toàn tài sản tại văn phòng là điều vô cùng quan trọng. Vì là không gian làm việc chung, có nhiều vật dụng dùng chung như máy in, máy photo, số điện thoại cố định… những thiết bị truyền dữ liệu cũng như hồ sơ tài liệu bản cứng. Những điều này cần lưu ý, vì đôi khi đối thủ của bạn đang là “đồng nghiệp” cùng chung văn phòng chia sẻ.
2.2 Môi trường làm việc thoải mái
Môi trường văn phòng chia sẻ luôn được đề cao bởi sự thoải mái, tính tự do. Nhưng khi cần tập trung làm việc, văn phòng bạn chọn có thể đảm bảo sự yên tĩnh, không quá ồn ào? Ban quản lý, đơn vị cung cấp dịch vụ có sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi gặp vấn đề?
2.3 Môi trường có thể học hỏi
Đây là một trong những tiêu chí thường bị bỏ qua, vì mọi người thường ngại chia sẻ cũng như giao lưu với những người “đồng nghiệp” mới. Văn phòng chia sẻ không chỉ được ưa chuộng bởi giới trẻ Việt Nam, mà còn là lựa chọn của nhiều cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài đang công tác và làm việc tại Việt Nam.
Môi trường văn hóa đa quốc gia tại văn phòng sẽ giúp bạn giao lưu học hỏi nhiều hơn. Có thể cộng sự, đối tác tiềm năng của bạn chính là người ngồi làm việc cạnh bạn mỗi ngày
Văn phòng chia sẻ là một trong những dịch vụ ra đời nhằm phục vụ cho phân khúc doanh nghiệp Startups, vừa và nhỏ (SMEs) nói riêng và những doanh nghiệp có tài chính giới hạn. Hình thức văn phòng này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm hơn 90% chi phí.
Dù thị trường kinh tế Việt Nam trong năm 2020 có nhiều biến động, do ảnh hưởng của dịch Covid. Nhưng theo thống kê của của cổng thông tin Quốc Gia về đăng ký doanh nghiệp, chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2020, có 88.651 doanh nghiệp thành lập mới trên cả nước. Và nhu cầu tìm văn phòng, nơi làm việc cho các doanh nghiệp luôn sôi nổi trên thị trường.
1. Văn phòng chia sẻ và các loại hình dịch vụ khác
Văn phòng chia sẻ xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ những năm 2005-2006. Xuất phát ban đầu từ hình thức Shared Office, lúc ấy văn phòng chia sẻ áp dụng khi các công ty, doanh nghiệp, đơn vị quản lý tòa nhà văn phòng… có dư, có các khu vực, diện tích văn phòng không cần dùng đến có thể cho các doanh nghiệp khác thuê lại. Nhằm tránh lãng phí và có thêm chi phí vận hành.
>>> Xem ngay chia sẻ Thông tin mới nhất về văn phòng chia sẻ quận 2 năm 2020
Phân biệt các loại hình văn phòng chia sẻ mới
Hiện nay, văn phòng chia sẻ được là một trong những mô hình kinh doanh được đầu tư bài bản và ngày càng hoàn thiện với nhiều loại hình biến đổi để phù hợp với nhu cầu khách hàng. Vẫn là chia sẻ không gian làm việc, nhưng xuất hiện thêm dịch vụ thuê chỗ ngồi cố định, thuê chỗ ngồi linh hoạt… và nhiều hình thức khác.
1.1 Chỗ ngồi cố định
Dịch vụ cho thuê chỗ ngồi cố định được xem như là “phiên bản gốc” của văn phòng chia sẻ. Như đúng tên gọi của nó, loại hình này cung cấp chỗ ngồi làm việc cho khách hàng, vị trí chỗ ngồi khách hàng lựa chọn sẽ không thay đổi trong suốt quá trình thuê.
Ví dụ: Khách hàng A, chọn vị trí chỗ ngồi số 1, trong suốt quá trình thuê, kể cả khi khách hàng không đến văn phòng, vị trí đó vẫn sẽ để trống, và không ai có quyền sử dụng, xâm phạm.
Tuy nhiên, mức giá chỗ 1 chỗ ngồi làm việc cố định dao động từ 3-5 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào những tiện ích và đơn vị cung cấp dịch vụ.
1.2 Chỗ ngồi linh hoạt
Vị trí chỗ ngồi ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu quả công việc
Chỗ ngồi linh hoạt là hình thức biến tấu của văn phòng chia sẻ, nhằm đáp ứng yêu cầu tiết kiệm của khách hàng. Đối với hình thức này, khách hàng có thể chọn gói dịch vụ thuê theo ngày, thuê theo tuần, thuê theo tháng. Linh hoạt và phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng, tránh việc tốn chi phí thuê cho những ngày khách hàng không cần đến văn phòng.
Với hình thức “linh hoạt”, mỗi ngày đến văn phòng là một trải nghiệm mới, chỗ ngồi mới, đồng nghiệp mới. Khách hàng đến trước sẽ được ưu tiên lựa chọn vị trí chỗ ngồi ngày hôm đó, nhưng nếu bạn đến trễ thì sao? Đừng lo, ban quản lý văn phòng sẽ đảm bảo số lượng chỗ ngồi cho khách hàng.
Mức giá thuê của hình thức này đa dạng và tiết kiệm hơn nhiều so với thuê chỗ ngồi cố định. Chỉ từ 99.000đ/trên ngày, 500.000đ/tuần và khoảng 1.5 triệu/tháng.
Có nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ chỗ ngồi linh hoạt, nhưng hãy lưu ý lựa chọn nơi uy tín. Vì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi, và bảo mật thông tin của khách hàng.
2. Các tiêu chí đánh giá môi trường làm việc
Môi trường làm việc quyết định hiệu quả công việc
Văn phòng làm việc có thể xem là nơi trải qua ⅓ cuộc đời, vì thế dù phải đặt mục tiêu tiết kiệm chi phí lên hàng đầu nhưng đừng quên xem xét và lựa chọn nơi làm việc thoải mái, an toàn nhất nhé.
3 tiêu chí đánh giá môi trường làm việc tốt
Có 3 tiêu chí không thể bỏ qua khi lựa chọn môi trường làm việc, nhất là trong môi trường chung, nhiều doanh nghiệp.
2.1 Bảo mật thông tin, an toàn tài sản
Dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn, việc bảo mật thông tin và đảm bảo an ninh, an toàn tài sản tại văn phòng là điều vô cùng quan trọng. Vì là không gian làm việc chung, có nhiều vật dụng dùng chung như máy in, máy photo, số điện thoại cố định… những thiết bị truyền dữ liệu cũng như hồ sơ tài liệu bản cứng. Những điều này cần lưu ý, vì đôi khi đối thủ của bạn đang là “đồng nghiệp” cùng chung văn phòng chia sẻ.
2.2 Môi trường làm việc thoải mái
Môi trường văn phòng chia sẻ luôn được đề cao bởi sự thoải mái, tính tự do. Nhưng khi cần tập trung làm việc, văn phòng bạn chọn có thể đảm bảo sự yên tĩnh, không quá ồn ào? Ban quản lý, đơn vị cung cấp dịch vụ có sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi gặp vấn đề?
2.3 Môi trường có thể học hỏi
Đây là một trong những tiêu chí thường bị bỏ qua, vì mọi người thường ngại chia sẻ cũng như giao lưu với những người “đồng nghiệp” mới. Văn phòng chia sẻ không chỉ được ưa chuộng bởi giới trẻ Việt Nam, mà còn là lựa chọn của nhiều cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài đang công tác và làm việc tại Việt Nam.
Môi trường văn hóa đa quốc gia tại văn phòng sẽ giúp bạn giao lưu học hỏi nhiều hơn. Có thể cộng sự, đối tác tiềm năng của bạn chính là người ngồi làm việc cạnh bạn mỗi ngày
Relate Threads