Người xưa có câu “đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. Bởi vậy việc thực hiện các nghi lễ làm nhà mang ý nghĩa như một lời thông báo về việc gia chủ sẽ sử dụng đất đó, mong gia tiên và Thổ Công phù hộ để việc thực hiện được thuận lợi.
- Khi thực hiện bất cứ nghi lễ làm nhà nào cũng cần phải chọn ngày lành tháng tốt, tránh những ngày xấu trong tháng, trong năm để rước họa vào thân.
- Nên thực hiện các nghi lễ này vào ban ngày, trời sáng. Không nên thực hiện vào buổi tối vì buổi tốt là khi các vong linh, quỷ dữ hoạt động sẽ quấy nhiễu tới công việc của bạn.
- Những người mang thai thường không nên tham gia vào quá trình thực hiện nghi lễ.
- Lưu ý khi làm lễ nhập trạch, người có tuổi ** không nên tham gia bởi quan niệm bình an và êm ấm.
Còn rất nhiều nghi lễ khác. Hi vọng bài viết cung cấp thông tin cần thiết cho các bạn!
Sơ lược
Trong quan niệm của người Việt Nam nói riêng và người dân Á Đông nói chung, làm nhà là một trong ba việc trọng đại nhất của đời người. Thực tế một công trình có quy mô lớn như khách sạn, resort không chỉ thể hiện bởi bề ngoài cùng các nội thất bắt mắt mà cần phải phù hợp các yếu tố về phong thủy. Dĩ nhiên khi xây một căn nhà có quy mô nhỏ cũng vậy, cần xem hướng nhà, hợp mệnh gia chủ, tránh rủi ro và mang lại tài lộc, may mắn. Vì vậy gia chủ không chỉ chọn hướng nhà sao cho hợp tuổi mình mà còn phải chú ý tới các lễ động thổ, lên tầng hay cất nóc để ngôi nhà mới của mình hoàn hảo.Các nghi lễ phổ biến khi thi công nhà gỗ
Lễ phạt mộc
Lễ phạt mộc là nghi lễ trình báo với các vị thần linh, thổ địa, ông tổ nghề mộc trước khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền. Đây là nghi lễ lâu đời mang ý nghĩa to lớn trong tâm linh, với mong muốn cầu xin thần linh phù hộ cho chủ nhà tránh bị ma quỷ quấy rối trong quá trình làm nhà, đồng thời phù hộ cho đội thợ thi công ngôi nhà được suôn sẻ, hoàn thành tốt công việc của mình.Lễ động thổ
Do thợ nề tiến hành , được làm cùng lần với lễ phở gỗ . Lễ diễn ra ngay giữa chỗ đất được chọn làm nền nhà . Lễ vật dành cho Thổ Thần gồm : hoa , quả , hương , đèn , cau , trầu , rượu , thịt ( một con gà hoặc đầu heo ) . Chủ nhà và ông thợ cả thợ nề lạy trước bàn thờ Thổ Thần để xin khai móng và xin cho công việc xây dựng nhà được tốt đẹp và an toàn . Ông thợ nề cả dùng cuốc cuốc một nhát ở chỗ đã được vạch ra để đào móng nhà, lấy lên một tảng đất . Sau đó chủ nhà và thợ cùng dùng cơm chung .Lễ đặt đá:
Trước khi bắt đầu việc xây dựng , chủ nhà chọn ngày giờ tốt để đặt viên đá đầu tiên . Lễ này do thợ nề làm . Trước hết phải chuẩn bị lễ vật để cúng cho tổ thợ nề gồm : hoa , quả , hương , đèn , cau , trầu , rượu , giấy vàng mã , xôi , thịt ( có thể cúng một con heo quay hoặc đầu heo hay gà tùy theo chủ nhà ) . Bàn thờ đặt ở giữa nền nhà . Sau khi lạy và khấn tổ thợ nề đề xin phép , ông thợ cả và thợ nề đào lỗ , trộn vữa , đặt một viên đá với sự hiện diện của chủ nhà , viên đá này phải nằm trong phạm vi đất của nền nhà . Sau đó những người thợ có mặt và người trong nhà cùng dùng cơm . Đồ lễ sẽ được biếu cho ông thợ cả .Lễ đặt đá táng :
Lễ tiến hành để bắt đầu công đoạn rải đá táng , sau khi móng nhà đã được gia cố xong , do thợ mộc làm . Ngày và giờ tốt được chọn . Lễ vật dành cho Thổ thần gồm : hương , cau , trâu , rượu , giấy vàng mã ... Bàn thờ đặt chính giữa chỗ đất đã được đắp để làm nền cho ngôi nhà mới . Chủ nhà và ông thợ mộc cả lạy xin phép Thổ Thần cho phép đặt đá táng . Sau đó ông thợ mộc cả đặt một viên đá táng chân cột vào đúng vị trí của nó rồi lạy tạ . Mọi người cùng ăn cau trầu và uống rượu .Lễ thượng trụ :
Lễ để bắt đầu dựng bộ giàn trò , là một lễ quan trọng , có nhiều người tham dự nhất trong quá trình làm nhà. Các cấu kiện của bộ giàn trò đã được chế tác xong , sau khi sàm thử , sàm chung nhiều lần để đạt được tiêu chuẩn cần thiết . Chủ nhà chọn ngày giờ tốt để tiến hành lễ thượng trụ . Lễ vật dành cho Thổ Thần và Bà Cửu Thiên Huyền Nữ là nhân vật huyền thoại được xem là đã dạy cho con người cách làm nhà , gồm có : hoa , quả , hương , đèn , cau , trầu , rượu , giấy vàng mã , thịt ( gà hoặc heo ) .Những lưu ý khi thực hiện các nghi lễ
Cụ thể, đó là những lưu ý như sau:- Khi thực hiện bất cứ nghi lễ làm nhà nào cũng cần phải chọn ngày lành tháng tốt, tránh những ngày xấu trong tháng, trong năm để rước họa vào thân.
- Nên thực hiện các nghi lễ này vào ban ngày, trời sáng. Không nên thực hiện vào buổi tối vì buổi tốt là khi các vong linh, quỷ dữ hoạt động sẽ quấy nhiễu tới công việc của bạn.
- Những người mang thai thường không nên tham gia vào quá trình thực hiện nghi lễ.
- Lưu ý khi làm lễ nhập trạch, người có tuổi ** không nên tham gia bởi quan niệm bình an và êm ấm.
Còn rất nhiều nghi lễ khác. Hi vọng bài viết cung cấp thông tin cần thiết cho các bạn!
Relate Threads
Pallet chống tràn
bởi ductho,