Ai Love Veu
Tiểu thương tích cực
- Tham gia
- 23 Tháng ba 2018
- Bài viết
- 235
- Điểm tương tác
- 0
Kinh nguyệt không đều là tình trạng thường gặp của nhiều chị em phụ nữ do rối loạn nội tiết tố hoặc do bị viêm nhiễm tiết niệu gây ra. Nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây nguy cơ vô sinh cho các chị em phụ nữ. Để giúp giải tỏa các ưu phiền về vấn đề này chúng tôi xin được giới thiệu các bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều dưới đây.
1. Hương phụ
Hương phụ là một vị thuốc kinh nghiệm nhân dân. Trong các tài liệu sách cổ có ghi tính chất của hương phụ có vị cay, ngọt, hơi đắng có tác dụng vào hai kinh can và tam tiêu. Có tác dụng lý khí, điều kinh, giải uất. Hương phụ thường được dùng chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở. Hiên nay trên thị trường có một số loại thuốc điều kinh có thành phần chính là cao hương phụ, điều này cũng cho thấy lợi ích thần kỳ của thảo dược này với sức khỏe phụ nữ.
2. Ngải cứu
Thuốc chữa kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều, người mệt mỏi, đi đứng mệt yếu: 10g lá ngải cứu khô, sắc với 200ml nước tới khi còn 100ml đem chắt lấy nước uống. Uống khi còn ấm nóng, ngày 2 lần sáng và tối. Uống hàng tháng từ ngày bắt đầu hành kinh và cả những ngày đang có kinh. Hoặc có thể sắc luôn 20g với 400ml nước, đun sôi nhỏ lửa còn 200ml uống làm 2 lần sáng và tối. Đơn thuốc này còn có thể dùng để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, máu kinh ra bị đen. Nhưng nên uống vào từ 7 -10 ngày trước ngày dự kiến có kinh để bài thuốc tăng hiệu quả.
3. Đan sâm
Đan sâm có vị đắng, tính hơi hàn. Tác dụng vào 2 kinh tâm và can là thuốc chữa bệnh về máu dùng cho phụ nữ trước và sau khi sinh nở, kinh nguyệt nhiều hoặc ít đều dùng được, vì nó có công dụng trụ ứ huyết, sinh huyết, chỉ huyết (cầm máu) điều kinh. Đơn thuốc có đan sâm chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, hoặc sớm hoặc muộn nhiều hay ít, thai không yên, đẻ xong máu hôi ra chưa hết, đau khớp xương. Bài thuốc chữa kinh nguyệt không ra, đau bụng kinh: 10g mỗi loại đan sâm, đương quy, địa hoàng; 5g mỗi loại xuyên khung, bạch thược; 6g hương phụ. Sắc với 600ml nước, đun cạn còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
4. Đương quy
Theo đông y đương quy có vị ngọt, tính ôn, cay. Có tác dụng vào 3 kinh tâm, can, tỳ có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là vị thuốc rất phổ thông trong Đông y. Nó là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng nhiều trong các đơn thuốc bổ và trị các bệnh khác. Chủ yếu chữa bệnh kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng: trước khi thấy kinh 7 ngày thì uống. Mỗi ngày uống từ 6 -15g sắc với nước (chia làm 2 lần uống trong ngày) hoặc dưới dạng thuốc rượu mỗi lần 10ml, ngày uống 3 lần. Uống liên tục trong 7 – 14 ngày.
5. Ích mẫu
Từ lâu vị ích mẫu đã được nhân dân ta dùng để chữa bệnh phụ nữ, nhất là phụ nữ sau sinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh. Theo các tài liệu y dược cổ có ghi ích mẫu có tính chất: vị cay, đắng, tính hơi hàn, có khả năng trục ứ huyết, hoạt huyết điều kinh. Thường ích mẫu dùng trong trường hợp đẻ xong bị rong huyết (cầm máu tử cung), chữa viêm niêm mạc dạ con, chữa kinh nguyệt không đều. Liều dùng hàng ngày từ 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu thành cao dược liệu. Quả ích mẫu dùng với liều từ 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc.
1. Hương phụ
Hương phụ là một vị thuốc kinh nghiệm nhân dân. Trong các tài liệu sách cổ có ghi tính chất của hương phụ có vị cay, ngọt, hơi đắng có tác dụng vào hai kinh can và tam tiêu. Có tác dụng lý khí, điều kinh, giải uất. Hương phụ thường được dùng chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng, viêm tử cung mãn tính, các bệnh phụ nữ trước và sau khi sinh nở. Hiên nay trên thị trường có một số loại thuốc điều kinh có thành phần chính là cao hương phụ, điều này cũng cho thấy lợi ích thần kỳ của thảo dược này với sức khỏe phụ nữ.
2. Ngải cứu
Thuốc chữa kinh nguyệt kéo dài, máu ra nhiều, người mệt mỏi, đi đứng mệt yếu: 10g lá ngải cứu khô, sắc với 200ml nước tới khi còn 100ml đem chắt lấy nước uống. Uống khi còn ấm nóng, ngày 2 lần sáng và tối. Uống hàng tháng từ ngày bắt đầu hành kinh và cả những ngày đang có kinh. Hoặc có thể sắc luôn 20g với 400ml nước, đun sôi nhỏ lửa còn 200ml uống làm 2 lần sáng và tối. Đơn thuốc này còn có thể dùng để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, máu kinh ra bị đen. Nhưng nên uống vào từ 7 -10 ngày trước ngày dự kiến có kinh để bài thuốc tăng hiệu quả.
3. Đan sâm
Đan sâm có vị đắng, tính hơi hàn. Tác dụng vào 2 kinh tâm và can là thuốc chữa bệnh về máu dùng cho phụ nữ trước và sau khi sinh nở, kinh nguyệt nhiều hoặc ít đều dùng được, vì nó có công dụng trụ ứ huyết, sinh huyết, chỉ huyết (cầm máu) điều kinh. Đơn thuốc có đan sâm chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, hoặc sớm hoặc muộn nhiều hay ít, thai không yên, đẻ xong máu hôi ra chưa hết, đau khớp xương. Bài thuốc chữa kinh nguyệt không ra, đau bụng kinh: 10g mỗi loại đan sâm, đương quy, địa hoàng; 5g mỗi loại xuyên khung, bạch thược; 6g hương phụ. Sắc với 600ml nước, đun cạn còn 200ml chia làm 3 lần uống trong ngày.
4. Đương quy
Theo đông y đương quy có vị ngọt, tính ôn, cay. Có tác dụng vào 3 kinh tâm, can, tỳ có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Đương quy là vị thuốc rất phổ thông trong Đông y. Nó là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời dùng nhiều trong các đơn thuốc bổ và trị các bệnh khác. Chủ yếu chữa bệnh kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng: trước khi thấy kinh 7 ngày thì uống. Mỗi ngày uống từ 6 -15g sắc với nước (chia làm 2 lần uống trong ngày) hoặc dưới dạng thuốc rượu mỗi lần 10ml, ngày uống 3 lần. Uống liên tục trong 7 – 14 ngày.
5. Ích mẫu
Từ lâu vị ích mẫu đã được nhân dân ta dùng để chữa bệnh phụ nữ, nhất là phụ nữ sau sinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh. Theo các tài liệu y dược cổ có ghi ích mẫu có tính chất: vị cay, đắng, tính hơi hàn, có khả năng trục ứ huyết, hoạt huyết điều kinh. Thường ích mẫu dùng trong trường hợp đẻ xong bị rong huyết (cầm máu tử cung), chữa viêm niêm mạc dạ con, chữa kinh nguyệt không đều. Liều dùng hàng ngày từ 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu thành cao dược liệu. Quả ích mẫu dùng với liều từ 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc.
Relate Threads