Bênh lở miệng chưa bao giờ dễ chữa như thế

banhmy2

Tiểu thương mới
Tham gia
16 Tháng mười một 2017
Bài viết
17
Điểm tương tác
0
Nếu nghĩ bệnh lở môi, lở miệng do siêu vi Herpes là vì thiếu vệ sinh răng miệng thì sai, vì có ở sạch bao nhiêu vẫn bị bệnh như thường. Làm sao khi bị lở miệng thường xuyên? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé
1.Cùng tìm hiểu bệnh lở miệng
Các nhà nghiên cứu bệnh này đã chứng minh mầm bệnh Herpes có trong vòm miệng của mọi người, chực chờ cơ hội tấn công khi sức đề kháng của thân chủ vì lý do nào đó bỗng suy yếu. Tần số xuất hiện của bệnh vì thế bao giờ cũng tỉ lệ nghịch với sức đề kháng.
home-remedies-for-mouth-ulcers-300x175.jpg

Cũng chính vì thế mà thuốc dùng ngoài hay uống trong để chữa bệnh này đều mất tác dụng nếu người bệnh quên tiếp hơi cho sức kháng bệnh nhằm thu ngắn thời gian phát bệnh, để vết loét mau lành. Việc tiếp hơi cho sức kháng bệnh cũng giản đơn là đừng quên các thực phẩm sau đây:
– Các loại trái cây giàu sinh tố C như cam, quýt, bưởi, chanh, tắc, tốt nhất là ớt chuông (còn gọi là ớt Đà Lạt).
Ớt chuông tuy không là trái cây ngon ngọt nhưng lại có lượng sinh tố C nhiều hơn cả cam, quýt. Thiếu sinh tố C thì vết loét nào cũng khó lành nhưng lưu ý là không cần lượng lớn sinh tố C làm chi cho uổng, quan trọng ở chỗ cung cấp nhiều lần trong ngày.
– Kẽm trong gan bò, hàu, hạt bí rợ là nhân tố cần thiết cho hoạt động kháng bệnh của tuyến thượng thận.
011025gt22.jpg

– Lysin trong cá biển, trong thịt gia cầm… là loại chất đạm có công năng ức chế tiến trình phát triển của siêu vi.
– Men bromalin trong trái thơm. Nhờ men này mà hệ thống thực bào của cơ thể trở nên bén nhọn, thuốc kháng viêm đồng thời cũng tăng tác dụng.
– Hoạt chất kháng ôxy hóa trong trà xanh với tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Ngay cả hình thức dùng ngoài như súc miệng cũng có ích nhờ chất chát trong trà xanh vừa thanh trùng vòm miệng vừa giảm đau thông qua hiệu năng trấn an cảm thụ thần kinh nằm quanh vết loét.
Lở miệng ở người lớn cũng nên tránh chocolate và các loại mễ cốc vì ariginin-một loại chất đạm trong các món này-là nhân tố thuận lợi cho sự phát triển của siêu vi.
011025gt2.jpg
meo-dan-gian-tri-nhiet-mieng-giaoduc.net_.vn_-300x226.jpg

Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy có thể rút ngắn thời gian phát bệnh Herpes cũng như ngăn ngừa khả năng tái phát nếu trong thực đơn của người dễ bị bệnh này thường xuyên có sự phối hợp của 3 nhân tố: kẽm, sinh tố C.
Điều này hoàn toàn hợp lý vì cả 3 hoạt chất này đều cần thiết cho sức đề kháng, nghĩa là hữu dụng không chỉ trong trường hợp lở môi, lở miệng vì siêu vi Herpes mà là trong tất cả các bệnh bội nhiễm.
2.Làm sao để chữa tận gốc?

Một số thống kê cho thấy, có khoảng 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Nhiệt miệng không phải là một bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn, bất tiện cho người bệnh khói, ăn uống và vệ sinh răng.
Đặc điểm của nhiệt miệng
Biểu hiện bệnh bắt đầu thường là bên trong miệng xuất hiện những mụn nước nhỏ hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, chung quanh sưng đỏ, có một đường viền màu đỏ tươi, trên có một lớp trắng.
Những mụn này dễ vỡ, để lại một vết loét nông ở niêm mạc miệng, bờ rõ rệt, rất đau và xót khi nói và ăn các chất mặn, uống nước nóng… Nơi xuất hiện các vết loét thường là ở mặt trong của má, lợi hay đầu lưỡi…
Ðặc điểm căn bệnh là lành tính, không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận, chỉ kéo dài khoảng 2 tuần rồi tự khỏi, không để lại sẹo. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, vết loét có thể bị viêm cấp, tấy đỏ và rất đau, thậm chí gây sốt và nổi hạch tại góc hàm.
Theo quan điểm của y học hiện đại, chứng lở miệng do nhiều nguyên nhân gây nên: có thể là vi khuẩn, virus, hay do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng. Chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai cũng có thể gây lở miệng. Vậy lở miệng làm sao hết ?
Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein… làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh.
Nguyên nhân
– Hỏa độc, nhiệt độc ở tỳ, vị: Do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng… xâm nhập vào tỳ, vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. Đông y gọi là khẩu sang.
– Thấp nhiệt ở tỳ, vị: Do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi, dân gian quen gọi là đẹn, tưa lưỡi… Đông y gọi là nga khẩu sang (lở loét, sần sùi giống miệng con vịt), tuyết khẩu (vì miệng có màu trắng (của nấm) giống như tuyết).
Điều trị
Thuốc uống:
– Ngậm chất chát trong miệng: chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước trà tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.
– Uống nước khế chua: Khế tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
maxresdefault-300x169.jpg

Thuốc bôi:
** mực: rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.
** mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt. Màu đen của vị thuốc thuộc thủy, dùng để thanh nhiệt tả hỏa (viêm nhiệt, sưng lở loét). Kết hợp với mật ong vừa có tính sát trùng, vừa có tính thẩm thấu, hút chất nước ở vết thương khiến cho vi khuẩn, nhất là nấm không có điều kiện phát triển. Vì vậy, dân gian có kinh nghiệm dùng bài thuốc này chữa đẹn, đẹn vôi, tưa lưỡi của trẻ nhỏ, có công hiệu tốt.
Lá bù ngót: rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như ** nhọ nồi.
nhung-nguoi-tuyet-doi-khong-duoc-an-rau-ngot-300x175.jpg

Lục nhất tán: hoạt thạch 6 phần, cam thảo 1 phần, trộn với mật ong cho sền sệt, dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần.
Bài thuốc này dùng cho trẻ nhỏ rất thích hợp. Hoạt thạch thanh nhiệt, tả hỏa; cam thảo giải nhiệt độc; 2 vị này phối hợp, là bài thuốc Đông y thường dùng để trị các chứng thử nhiệt (nắng nóng vào mừa hè) gây miệng lưỡi viêm, loét, họng đau… Kết hợp với mật ong, càng tăng tác dụng sát trùng, giải độc, tiêu viêm.
Thuốc đắp ở chân: ngô thù du, tán bột nhuyễn. Mỗi lần dùng 8g (2 thìa cà phê thuốc bột), cho vào một cái chén, dùng dấm nấu cho sôi, đổ dần dần vào bột thuốc, quấy đều cho đến khi thành dung dịch sền sệt là được. Dùng dung dịch thuốc này, bôi vào giữa lòng bàn chân, rồi dùng băng băng lại, để khoảng 2 giờ thì gỡ ra. Ngày làm 1 lần vào buổi tối càng tốt.
Phương pháp đắp ngô thù du ở lòng bàn chân, Đông y gọi là cách “dẫn hỏa hạ hành”. Hỏa ở đây là nhiệt đang làm lở loét, viêm sưng ở miệng, lưỡi. Khi hỏa nhiệt ở miệng lưỡi bị thuốc ngô thù du dẫn xuống, sẽ làm cho miệng lưỡi hết sưng và khỏi. Có nhiều khi hiệu quả đến một cách nhanh chóng không ngờ.
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên