vnson2010
Tiểu thương mới
- Tham gia
- 10 Tháng hai 2011
- Bài viết
- 88
- Điểm tương tác
- 0
Bàn tay của mẹ, bài học của con, câu chuyện về lòng biết ơn
Một thanh niên học hành rất xuất sắc nộp đơn vào chức vụ quản trị viên cho một công ty lớn. Anh ta vừa qua được buổi phỏng vấn đầu tiên, ông giám đốc trực tiếp phỏng vấn lần cuối để quyết định nhận hay không nhận.
Viên giám đốc xem xét học bạ của anh thanh niên. Tất cả đều rất tốt vì năm nào, từ bậc trung học đến các chương trình nghiên cứu sinh sau đại học, anh cũng đều xuất sắc, không năm nào mà anh thanh niên này không hoàn thành vượt bực.
Viên giám đốc hỏi:
- “Anh đã được học bỗng nào của trường nào chưa?”
Người thanh niên đáp:
- “Thưa, không ạ”
Viên giám đốc lại hỏi tiếp:
- “Thế cha anh trả học phí cho anh đi học à?”
Anh đáp:
- “Cha tôi chết khi tôi vừa mới một tuổi đầu. Mẹ tôi mới là người lo trả học phí cho tôi học tập”
Viên giám đốc lại hỏi:
-“Mẹ của anh làm việc ở đâu vậy?”
Anh đáp:
- “Thư, mẹ tôi giặt áo quần cho các tiệm giặt là!”.
Viên giám đốc bảo người thanh niên đưa đôi bàn tay cho mình xem. Anh thanh niên đưa hai bàn tay mịn màng và rất đẹp của mình cho ông giám đốc xem.
Viên giám đốc hỏi:
- “Vậy từ trước nay, anh có bao giờ giúp mẹ mình giặt giũ áo quần không?”
-“Chưa bao giờ cả bỡi mẹ luôn bảo tôi phải lo học và đọc thêm nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi giặt áo quần nhanh hơn tôi nhiều.”Người thanh niên đáp.
Viên giám đốc dặn:
-“Tôi có một việc yêu cầu anh làm, anh thực hiện được không ?”
- Gì ạ ?
-“Hôm nay khi về nhà, anh xin mẹ mình để anh lau sạch bàn tay bà và rồi ngày mai đến gặp tôi nhé . ”
Người thanh niên cảm thấy công việc này quá dễ và mình có thể làm rất tốt. Nên khi vừa về đến nhà, chàng liền thưa với mẹ để xin mẹ được lau sạch đôi bàn tay của bà. Mẹ anh cảm thấy rất ngạc nhiên nhưng vẫn sung sướng và rồi cũng buồn buồn đưa đôi bàn tay mình cho con trai.
Chàng thanh niên từ từ lau sạch đôi bàn tay của mẹ. Khi lau, nước mắt bỗng tuôn ràn rụa bỡi đây là lần đầu tiên anh mới khám phá ra rằng trên đôi tay nhăn nheo của mẹ mình đầy những vết chai, sần sùi. Những vết sần này làm bà đau nhức đến rùng mình dù chỉ được lau bằng nước sạch. Lần đầu tiên trong đời, anh thanh niên nhận thức được rằng, chính từ đôi bàn tay giặt quần áo mỗi ngày này của mẹ đã giúp anh có cái ăn cái mặc, tiền bạc tiêu xài và trả học phí cho anh đến trường qua nhiều năm rồi.
Những vết chai trên đôi bàn tay của mẹ là cái giá phải trả cho đến ngày anh tốt nghiệp, cho những xuất sắc trong học vấn và cho cả tương lai sẽ tới của anh.
Sau khi lau sạch đôi tay của mẹ, anh thanh niên lặng lẽ giúp mẹ giặt hết phần áo quần còn lại mà mẹ anh vẫn làm hằng ngày khi mang từ tiệm về.
Tối đó, hai mẹ con mới chuyện trò với nhau thật là lâu, điều mà từ trước đến giờ họ ít khi làm.
Sáng hôm sau, người thanh niên tới gặp ông giám đốc.
Viên giám đốc để ý thấy những giọt nước mắt chưa ráo hết trong đôi mắt của người thanh niên, ông hỏi:
- “Anh có thể cho tôi biết những gì anh đã làm và đã cảm nhận được hôm qua ở nhà mình không?”
Người thanh niên đáp:
-“Tôi đã lau sạch đôi tay của mẹ mình và cũng đã giặt hết phần áo quần còn lại mà hàng ngày mẹ tôi đã làm .”
Viên giám đốc hỏi
-“Thế cảm tưởng của anh như thế nào?”
Người thanh niên đáp:
- “Thứ nhất, bây giờ tôi mới hiểu thế nào là ý nghĩa của lòng biết ơn. Không có mẹ, tôi không thể có được những thành công được như bây giờ. Thứ hai, qua việc hợp tác với nhau, và qua việc giúp mẹ giặt quần áo, giờ tôi mới ý thức rằng thật là khó khăn và gian khổ để hoàn tất công việc của mẹ. Thứ ba, tôi biết ơn sự quan trọng và giá trị của quan hệ gia đình.”
Viên giám đốc nói:
- “Ðây mới là những gì tôi đang tìm **** nơi người sẽ là quản trị viên trong công ty của chúng tôi. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn sự giúp đỡ của những người khác, một người cảm thông sự chịu đựng của những người khác để hoàn thành nhiệm vụ, và một người không chỉ nghĩ đến tiền bạc là mục đích duy nhất trong cuộc đời mình..”
Sau đó, anh thanh niên này làm việc rất hăng say, nhận được sự kính trọng của các nhân viên dưới quyền. Tất cả nhân viên của anh đều làm việc kiên trì và hợp tác như một đội. Thành tựu của công ty mỗi ngày được nhiều cải thiện.
Một đứa bé, được che chở và có thói quen muốn gì được nấy, có thể sẽ phát triển “tâm lý đặc quyền” và sẽ luôn nghĩ đến mình trước hết. Hắn sẽ thờ ơ về các nỗ lực của cha mẹ mình.
Khi làm việc, hắn bắt mọi người phải vâng lời hắn, và khi trở thành một quản trị viên hắn có thể sẽ không bao giờ biết sự chịu đựng của các nhân viên dưới quyền mình như thế nào và luôn đổ thừa những thất bại của chính mình cho người khác.
Ðối với loại người này, có thể học giỏi, có thể thành công sau một thời gian ngắn nhưng thật sự sẽ không cảm nhận được ý nghĩa của thành tựu. Hắn sẽ cằn nhằn, lòng chất đầy oán ghét và đấu tranh để có được nhiều thứ cho mình. Nếu chúng ta thuộc loại cha mẹ chuyên bao che con cái như thế này, phải chăng chúng ta đang cho chúng thấy tình thương của cha mẹ hay thay vì đang làm cho chúng ỷ lại ?
Bạn có thể cho con cái sống trong những căn nhà lớn, ăn những thức ăn ngon, học dương cầm, xem TV màn ảnh rộng. Nhưng khi chúng ta cắt **, xin vui lòng cho chúng làm việc đó. Sau bữa cơm, hãy để chúng rữa chén bát cùng với anh chị em chúng. Không phải vì các bạn không có tiền để mướn người làm trong nhà, nhưng bởi vì bạn nên thương con đúng cách. Bạn muốn chúng hiểu rằng, bất kể cha mẹ giàu có cỡ nào, một ngày tóc họ cũng sẽ bạc như mẹ của người bạn trẻ kia.
Ðiều quan trọng nhất là con cái của bạn phải học sự biết hơn những khó khăn mà người khác đã làm cho mình, học khả năng cùng làm việc với những người khác để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
>he >he
Một thanh niên học hành rất xuất sắc nộp đơn vào chức vụ quản trị viên cho một công ty lớn. Anh ta vừa qua được buổi phỏng vấn đầu tiên, ông giám đốc trực tiếp phỏng vấn lần cuối để quyết định nhận hay không nhận.
Viên giám đốc xem xét học bạ của anh thanh niên. Tất cả đều rất tốt vì năm nào, từ bậc trung học đến các chương trình nghiên cứu sinh sau đại học, anh cũng đều xuất sắc, không năm nào mà anh thanh niên này không hoàn thành vượt bực.
Viên giám đốc hỏi:
- “Anh đã được học bỗng nào của trường nào chưa?”
Người thanh niên đáp:
- “Thưa, không ạ”
Viên giám đốc lại hỏi tiếp:
- “Thế cha anh trả học phí cho anh đi học à?”
Anh đáp:
- “Cha tôi chết khi tôi vừa mới một tuổi đầu. Mẹ tôi mới là người lo trả học phí cho tôi học tập”
Viên giám đốc lại hỏi:
-“Mẹ của anh làm việc ở đâu vậy?”
Anh đáp:
- “Thư, mẹ tôi giặt áo quần cho các tiệm giặt là!”.
Viên giám đốc bảo người thanh niên đưa đôi bàn tay cho mình xem. Anh thanh niên đưa hai bàn tay mịn màng và rất đẹp của mình cho ông giám đốc xem.
Viên giám đốc hỏi:
- “Vậy từ trước nay, anh có bao giờ giúp mẹ mình giặt giũ áo quần không?”
-“Chưa bao giờ cả bỡi mẹ luôn bảo tôi phải lo học và đọc thêm nhiều sách. Hơn nữa, mẹ tôi giặt áo quần nhanh hơn tôi nhiều.”Người thanh niên đáp.
Viên giám đốc dặn:
-“Tôi có một việc yêu cầu anh làm, anh thực hiện được không ?”
- Gì ạ ?
-“Hôm nay khi về nhà, anh xin mẹ mình để anh lau sạch bàn tay bà và rồi ngày mai đến gặp tôi nhé . ”
Người thanh niên cảm thấy công việc này quá dễ và mình có thể làm rất tốt. Nên khi vừa về đến nhà, chàng liền thưa với mẹ để xin mẹ được lau sạch đôi bàn tay của bà. Mẹ anh cảm thấy rất ngạc nhiên nhưng vẫn sung sướng và rồi cũng buồn buồn đưa đôi bàn tay mình cho con trai.
Chàng thanh niên từ từ lau sạch đôi bàn tay của mẹ. Khi lau, nước mắt bỗng tuôn ràn rụa bỡi đây là lần đầu tiên anh mới khám phá ra rằng trên đôi tay nhăn nheo của mẹ mình đầy những vết chai, sần sùi. Những vết sần này làm bà đau nhức đến rùng mình dù chỉ được lau bằng nước sạch. Lần đầu tiên trong đời, anh thanh niên nhận thức được rằng, chính từ đôi bàn tay giặt quần áo mỗi ngày này của mẹ đã giúp anh có cái ăn cái mặc, tiền bạc tiêu xài và trả học phí cho anh đến trường qua nhiều năm rồi.
Sau khi lau sạch đôi tay của mẹ, anh thanh niên lặng lẽ giúp mẹ giặt hết phần áo quần còn lại mà mẹ anh vẫn làm hằng ngày khi mang từ tiệm về.
Tối đó, hai mẹ con mới chuyện trò với nhau thật là lâu, điều mà từ trước đến giờ họ ít khi làm.
Sáng hôm sau, người thanh niên tới gặp ông giám đốc.
Viên giám đốc để ý thấy những giọt nước mắt chưa ráo hết trong đôi mắt của người thanh niên, ông hỏi:
- “Anh có thể cho tôi biết những gì anh đã làm và đã cảm nhận được hôm qua ở nhà mình không?”
Người thanh niên đáp:
-“Tôi đã lau sạch đôi tay của mẹ mình và cũng đã giặt hết phần áo quần còn lại mà hàng ngày mẹ tôi đã làm .”
Viên giám đốc hỏi
-“Thế cảm tưởng của anh như thế nào?”
Người thanh niên đáp:
- “Thứ nhất, bây giờ tôi mới hiểu thế nào là ý nghĩa của lòng biết ơn. Không có mẹ, tôi không thể có được những thành công được như bây giờ. Thứ hai, qua việc hợp tác với nhau, và qua việc giúp mẹ giặt quần áo, giờ tôi mới ý thức rằng thật là khó khăn và gian khổ để hoàn tất công việc của mẹ. Thứ ba, tôi biết ơn sự quan trọng và giá trị của quan hệ gia đình.”
Viên giám đốc nói:
- “Ðây mới là những gì tôi đang tìm **** nơi người sẽ là quản trị viên trong công ty của chúng tôi. Tôi muốn tuyển dụng một người biết ơn sự giúp đỡ của những người khác, một người cảm thông sự chịu đựng của những người khác để hoàn thành nhiệm vụ, và một người không chỉ nghĩ đến tiền bạc là mục đích duy nhất trong cuộc đời mình..”
Sau đó, anh thanh niên này làm việc rất hăng say, nhận được sự kính trọng của các nhân viên dưới quyền. Tất cả nhân viên của anh đều làm việc kiên trì và hợp tác như một đội. Thành tựu của công ty mỗi ngày được nhiều cải thiện.
Một đứa bé, được che chở và có thói quen muốn gì được nấy, có thể sẽ phát triển “tâm lý đặc quyền” và sẽ luôn nghĩ đến mình trước hết. Hắn sẽ thờ ơ về các nỗ lực của cha mẹ mình.
Khi làm việc, hắn bắt mọi người phải vâng lời hắn, và khi trở thành một quản trị viên hắn có thể sẽ không bao giờ biết sự chịu đựng của các nhân viên dưới quyền mình như thế nào và luôn đổ thừa những thất bại của chính mình cho người khác.
Ðối với loại người này, có thể học giỏi, có thể thành công sau một thời gian ngắn nhưng thật sự sẽ không cảm nhận được ý nghĩa của thành tựu. Hắn sẽ cằn nhằn, lòng chất đầy oán ghét và đấu tranh để có được nhiều thứ cho mình. Nếu chúng ta thuộc loại cha mẹ chuyên bao che con cái như thế này, phải chăng chúng ta đang cho chúng thấy tình thương của cha mẹ hay thay vì đang làm cho chúng ỷ lại ?
Bạn có thể cho con cái sống trong những căn nhà lớn, ăn những thức ăn ngon, học dương cầm, xem TV màn ảnh rộng. Nhưng khi chúng ta cắt **, xin vui lòng cho chúng làm việc đó. Sau bữa cơm, hãy để chúng rữa chén bát cùng với anh chị em chúng. Không phải vì các bạn không có tiền để mướn người làm trong nhà, nhưng bởi vì bạn nên thương con đúng cách. Bạn muốn chúng hiểu rằng, bất kể cha mẹ giàu có cỡ nào, một ngày tóc họ cũng sẽ bạc như mẹ của người bạn trẻ kia.
Ðiều quan trọng nhất là con cái của bạn phải học sự biết hơn những khó khăn mà người khác đã làm cho mình, học khả năng cùng làm việc với những người khác để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
>he >he
(Story of Apprecication, trên internet, bản dịch tiếng Việt)
Chia sẻ từ anh Lương Lập Phong - Giám đốc công ty TNHH TMDV Vạn Đạt
Chia sẻ từ anh Lương Lập Phong - Giám đốc công ty TNHH TMDV Vạn Đạt
VNSON Corp chân thành cảm ơn anh Phong đã chia sẻ bài viết này.
Relate Threads