13 thói quen xấu khi dùng điện thoại

Miss

Quyền Chủ tịch Hội Từ Thiện CVT
Thành viên BQT
Tham gia
18 Tháng năm 2011
Bài viết
1,288
Điểm tương tác
5
Ở thời điểm này thì điện thoại di động đã trở nên quá phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Sự hữu ích cùng nhiều mẫu mã, chủng loại và mức giá đa dạng, phong phú dường như khiến cho ai ai cũng có thể sở hữu điện thoại, từ những em bé mới học cấp một cho đến các cụ già.

Không phủ nhận việc sử dụng điện thoại đem đến rất nhiều lợi ích cho chúng ta, tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì điện thoại cũng tạo cho người dùng nhiều thói quen xấu gây tác hại không nhỏ tới cuộc sống cũng như những người xung quanh.

1. Cắm sạc điện thoại qua đêm

Có thể do cảm thấy thuận tiện hay lười biếng mà rất nhiều người thường có thói quen cắm sạc điện thoại qua đêm trước khi lên giường đi ngủ. Với hầu hết điện thoại, việc cắm sạc trong thời gian quá lâu như thế sẽ làm nóng máy và gây tạo ra nhiều điện tích thừa không tốt cho pin của máy. Do đó mà pin của máy sẽ nhanh bị chai hơn dẫn đến việc bạn sẽ sớm phải mua một cục pin mới. Bên cạnh đó thì cắm sạc khi pin máy đã báo đầy còn làm lãng phí điện năng đấy nhé!

2. Không tắt chuông điện thoại khi cần thiết


Nếu hay đi xem phim, chắc hẳn bạn vẫn còn nhớ trước mỗi lần chiếu phim sẽ có một thông báo yêu cầu người xem tắt chuông điện thoại hoặc các thiết bị điện tử không cần thiết để tránh gây ảnh hưởng tới người khác khi đang thưởng thức. Tuy vậy thì vẫn có nhiều người không biết do quên hay cố ý mà vẫn không thực hiện điều này và nó khiến cho những người xung quanh khá khó chịu. Với những nơi yêu cầu sự yên tĩnh khác như thư viện, phòng đọc sách hay phòng họp cũng vậy, tắt chuông điện thoại là một trong những phép lịch sự tối thiểu để tôn trọng chính mình và người khác.

3. Nói quá to trên điện thoại

Không có ai cấm chúng ta sử dụng điện thoại trên xe buýt nhưng nói chuyện quá to qua điện thoại là một điều rất không nên bởi nó không những khiến người nghe cảm thấy bực bội mà còn gây khó chịu tới những người xung quanh. Bạn sẽ được điểm trong mắt mọi người hơn khi nói chuyện một cách nhẹ nhàng, từ tốn qua điện thoại trên xe buýt hay những nơi đông người khác.

4. Mở loa ngoài khi nói chuyện qua điện thoại

Việc nói quá to trên điện thoại đã có thể khiến cho ngườ khác nghĩ bạn là người mất lịch sự hoặc thô lỗ. Nếu muốn tiếp tục chứng minh mình là một người như thế thì bạn có thể mở loa ngoài lên khi nói chuyện điện thoại còn không hãy hạn chế tối đa tới việc sử dụng loa ngoài khi nghe và gọi điện thoại. Đừng bắt người ngồi bên cạnh phải trở thành kẻ thứ ba trong câu chuyện qua điện thoại của mình bởi chẳng có ai muốn như thế cả.

5. Không sử dụng Wi-Fi khi có thể

Đây không hẳn là một thói xấu mà chỉ là một điều cần lưu ý đối với người sử dụng điện thoại bởi sử dụng kết nối 3G để vào mạng sẽ khiến điện thoại nhanh hết pin hơn. Tốc độ của kết nối Wi-Fi không chậm hơn 3G là bao, thậm chí trong một số trường hợp thì nó còn ổn định hơn vì thế hãy cố gắng sử dụng Wi-Fi để tiết kiệm pin cho dế cưng của mình.

6. Sử dụng điện thoại dưới trời mưa

Không cần phải nói quá nhiều về tác hai của nước, một kẻ thù cực kỳ nguy hiểm đối với các thiết bị điện tử. nó có thể làm chập mạch các linh kiện trong điện thoại, nặng hơn nước có thể làm hư máy. Trừ phi điện thoại của bạn được trang bị khả năng chống nước hay muốn sớm đổi điện thoại mới còn không đừng cho nó đi "tắm mưa" như trong hình dưới đây.

7. Nhắn tin cụt lủn hoặc không nhắn tin trả lời

Tin nhắn thường phải ngắn gọn và súc tích tuy nhiên thì cũng đừng kiệm lời quá mức mà chỉ nhắn cho người khác quá ít hay chỉ có vỏn vẹn một từ. Với bạn bè thân thiết thì sẽ không sao nhưng với những người bạn bình thường, họ sẽ có thể nghĩ là bạn chỉ trả lời cho có và không được coi trọng. Trong một số trường hợp khi bận quá mà quên mất không trả lời tin nhắn thì bạn cũng nên cố gắng nhắn lại hoặc liên lạc lại ngay khi nhớ ra. Đó có thể là chuyện vớ vẩn đối với bạn nhưng biết đâu nó lại là chuyện quan trọng với người kia thì sao?

8. Không để lại tin nhắn ngay sau khi từ chối cuộc gọi


Rất ít người biết để lại tin nhắn khi không nghe được điện thoại. Chỉ những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt như thế này thôi nhưng đôi khi nó lại có thể khiến cho người khác phải nhìn bạn với con mắt khác.

9. Gọi điện thoại không đúng lúc

Hãy thử tưởng tượng bạn có một cái hẹn đi ăn hoặc đi uống nước với "đối tượng" của mình nhưng lại nói chuyện qua điện thoại liên tục hay nhắn tin không ngừng mà không cần để ý tới người kia hoặc bồi bàn. Chẳng có gì khó hiểu nếu như bạn bị loại ngay sau buổi nói chuyện hoặc buổi đi ăn đó, hãy thử đặt mình vào vị trí của người ấy để hiểu xem tác hại của nó như thế nào. Nếu không từ bỏ thói quen này sớm, rất có thể bạn sẽ còn phải "Forever Alone" dài dài đấy.

10. Nhắn tin khi đang nói chuyện

Bạn đang nói chuyện với bạn bè thì bỗng dưng một người rút điện thoại ra sau đó bắt đầu nhắn tin rồi sau đó lại hỏi lại xem mọi người vừa nói gì. Khi có ai đó nói thì cũng phải có người nghe, nhắn tin khi đang trò chuyện không chỉ là thiếu tôn trọng người nói mà còn khiến bạn vô tình trở nên lạc lõng trong một tập thể.

11. Mang điện thoại vào bàn ăn

Sau một ngày làm việc mệt mỏi, chúng ta háo hức trở về nhà để dùng bữa tối và có thời gian trò chuyện với mọi người. Tuy nhiên, thay vì trò chuyện với mọi người thì có một thành viên trong gia đình vẫn liên tục chơi game hoặc nhắn tin SMS. Đây là một lỗi thường gặp ở những bạn trẻ và thậm chí cả những người lớn tuổi. Chẳng có gì là khó khăn nếu như tạm rời xa chiếc điện thoại và dành một chút thời gian cho gia đình của mình.

12. Mải mê với điện thoại

Sử dụng điện thoại liên tục khi đang ăn chỉ là một trong nhiều trường hợp của việc quá mải mê với điện thoại. Khi đang tham gia một hoạt động tập thể hay đang làm việc gì đó với người khác, hãy tạm thời để điện thoại nằm trong túi, bạn có thể làm bất cứ điều gì với điện thoại của mình khi chỉ ở một mình.

13. Sử dụng điện thoại khi đang lái xe

Được coi là thói quen xấu và nguy hiểm nhất của việc sử dụng điện thoại nhưng lại có số người dùng mắc phải khá cao. Lái xe luôn đòi hỏi sự tập trung cao độ nhất là trên đường phố Việt Nam vốn có số lượng xe cộ nhiều và đường phố nhỏ hẹp trong khi sử dụng điện thoại khi lái xe sẽ làm giảm tập trung của người lái. Chỉ một giây lát không chú ý thôi, hậu quả nghiêm trọng cũng có thể xảy ra, lúc đó đổ lỗi cho nhắn tin khi lái xe đã là quá muộn. Cẩn thận không bao giờ là thừa vì thế hãy tránh xa thói quen này càng nhanh càng tốt
 
up cho bài hay !
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên