- Tham gia
- 18 Tháng sáu 2010
- Bài viết
- 7,590
- Điểm tương tác
- 1,643
Năm 2017 đã trôi qua với nhiều dấu ấn đặc biệt trên quê hương BR-VT. Nhân dịp này, Báo BR-VT bình chọn 10 sự kiện nổi bật của năm, ghi dấu những bước phát triển, những thay đổi tích cực về kinh tế - xã hội tại địa phương.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các thương binh, bệnh binh đang điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất. Ảnh: TRẦN TRÀ
1. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc tại BR-VT: “Phải có ước mơ lớn, khát vọng lớn”
Ngày 21-7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại BR-VT. Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tán thành về chủ trương và giao Bộ GT-VT chủ trì xem xét trình phương án triển khai xây dựng tuyến đường Biên Hòa - Long Thành - Cái Mép. Thủ tướng giao Bộ GT-VT tổng kết, nghiên cứu lại đề xuất mô hình Ban Quản lý Nhà nước của hệ thống cảng biển để phát huy tốt hơn lợi thế so sánh đặc biệt của cảng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước... Thủ tướng đã đi thăm các thương bệnh binh và người có công tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất (huyện Long Điền) và các gia đình chính sách tại TP. Bà Rịa.
Trong buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, BR-VT đang đứng trước bước ngoặt của sự phát triển. Do vậy, tỉnh cần có giải pháp đột phá để vươn lên trở thành địa phương giàu có, sánh vai với các thành phố có điều kiện tương tự ở Đông Nam Á, ở châu Á, phải có ước mơ lớn, khát vọng lớn với tiềm lực, vị thế của một cực tăng trưởng quan trọng của đất nước.
2. Nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Năm 2017, cùng với cả nước, BR-VT đã tổ chức thành công hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2017). Tổng kinh phí từ các nguồn chi cho các hoạt động kỷ niệm là 32 tỷ đồng. Các chuỗi hoạt động kỷ niệm đã được BR-VT tổ chức trang trọng, thiết thực và tạo sự lan tỏa rộng rãi. Các hoạt động đã được cụ thể hóa với nhiều nội dung phong phú, thiết thực như: đề nghị công nhận 5 liệt sĩ có hồ sơ đủ điều kiện; hoàn thành hỗ trợ cải thiện nhà ở cho 1.506 người có công. Nhân dịp này, tỉnh đã xây dựng 2 căn nhà tình nghĩa trị giá 100 triệu đồng/căn, sửa chữa 47 căn nhà tình nghĩa với số tiền 25 triệu đồng/căn; trợ cấp kinh phí cho 26.268 đối tượng chính sách với số tiền 26,3 tỷ đồng.
Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các địa phương đã tổ chức chu đáo các hoạt động thăm, tặng quà Mẹ VNAH, AHLLVT, các gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Cũng trong dịp này, BR-VT đã tổ chức Chương trình họp mặt với chủ đề “Bản hùng ca bất tử”; cầu truyền hình trực tiếp “Tiếp bước cha anh” tại 3 điểm cầu (Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo và Đền thờ Liệt sĩ Long Phước, TP.Bà Rịa).
3. Thu nội địa 26.873 tỷ đồng - lần đầu tiên cao hơn thu từ dầu khí
Năm 2017, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh đạt 67.573 tỷ đồng, tăng 892 tỷ đồng so với kế hoạch năm. Trong đó, thu từ dầu thô đạt 24.200 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu 16.500 tỷ đồng, thu nội địa 26.873 tỷ đồng. Với số thu NSNN (về nội địa) như trên, số thu địa phương được hưởng hơn 15.000 tỷ đồng, đạt 107% so với dự toán. Có 7 khoản thu đạt và vượt dự toán, bao gồm: Khu vực DNNN Trung ương; hoạt động xổ số kiến thiết; tiền sử dụng đất; tiền thuê đất; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Phí, lệ phí và thu từ cổ tức.
Như vậy, nhìn vào các khoản thu nêu trên cho thấy, năm nay, nguồn thu từ nội địa đạt cao nhất, vượt qua các khoản thu của xuất nhập khẩu và dầu khí hàng ngàn tỷ đồng. Kết quả này có sự đóng góp rất lớn của các DN có vốn Nhà nước và các DN thuộc các lĩnh vực kinh tế trụ cột của tỉnh như công nghiệp, cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch.
Cảng CMIT đã có thể đón tàu có sức chứa lên tới 18.300 TEU.
Ảnh: NGUYÊN MẠNH
4. Cảng CMIT trở thành một trong 19 cảng trên thế giới đủ năng lực tiếp nhận tàu siêu lớn
Tháng 2-2017, siêu tàu container Margrethe Maersk có sức chứa 18.300 TEU, đã cập cảng quốc tế Cái Mép (CMIT) để làm hàng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm cảng CMIT nhân chuyến làm việc tại
BR-VT. Ảnh: THÀNH HUY
Sự kiện này trở thành điểm mốc đáng nhớ của lịch sử ngành hàng hải Việt Nam, đưa Cái Mép trở thành một trong 19 cảng trên thế giới có đủ khả năng tiếp nhận những tàu siêu lớn; chứng minh được năng lực cảng, luồng lạch, khả năng phối hợp của các cơ quan chức năng Việt Nam trong việc đón tiếp những siêu tàu vận tải của thế giới. Đồng thời, nâng vị thế của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải trên bản đồ hàng hải thế giới trong hoạt động trung chuyển container quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu năm 2017 của tỉnh tăng trưởng ấn tượng, vượt mốc 3,8 tỷ USD.
Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH May Quốc tế Việt An (CCN Hắc Dịch 1, huyện Tân Thành) gia công áo jacket xuất khẩu. Ảnh: GIA AN
5. Xuất khẩu vượt mốc 3,8 tỷ USD - tăng trưởng ấn tượng
Hoạt động xuất khẩu năm 2017 của tỉnh tăng trưởng ấn tượng, vượt mốc 3,8 tỷ USD. Đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh vẫn là nhóm ngành CN-TTCN, với giá trị xuất khẩu đạt gần 3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 84,59% trong kim ngạch xuất khẩu trừ dầu thô, tiếp đến là nhóm thủy sản chiếm tỷ trọng 10,36% với 367,25 triệu USD; Nhóm nông lâm sản chiếm 5,04% về tỷ trọng với 178,73 triệu USD...
6. Có 10.225 hộ thoát nghèo theo chuẩn mới
Năm 2017, các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã triển khai hiệu quả, đồng bộ các chính sách giảm nghèo. Toàn tỉnh có 10.852 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo được vay vốn ưu đãi với mức vay bình quân từ 25-35 triệu đồng/hộ (có 295 hộ vay mức tối đa theo quy định là 50 triệu đồng/hộ); 363 căn nhà Đại đoàn kết được xây mới, sửa chữa cho người nghèo; 134.940 thẻ BHYT được cấp cho người nghèo, người thoát nghèo; 30.941 HS con hộ nghèo được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập với tổng số tiền hơn 7,3 tỷ đồng...
Kết quả, toàn tỉnh có 10.225 hộ thoát nghèo (đạt 119% kế hoạch). Số hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại 11.401 hộ (chiếm 4,31% so với tổng số dân).
Hoàng Hữu Quốc Huy, HS Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP. Vũng Tàu) xuất sắc giành Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế (IMO) năm 2017. Ảnh: T.T
7. Hoàng Hữu Quốc Huy giành HCV Olympic Toán quốc tế
Trong Kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế (IMO) năm 2017 diễn ra từ 12 đến 23-7 tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), em Hoàng Hữu Quốc Huy, HS Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đã xuất sắc giành HCV với 35 điểm, cùng 2 thí sinh khác (đến từ Iran và Nhật Bản) giành ngôi vị quán quân của kỳ IMO. Với kết quả này, Hoàng Hữu Quốc Huy đã góp phần đưa đoàn Việt Nam vượt lên đứng thứ 3 trong bảng tổng sắp không chính thức với tổng số 155 điểm (sau Hàn Quốc 170 điểm, Trung Quốc 159 điểm). Đây là kết quả cao nhất trong lịch sử 43 lần dự thi Olympic Toán học Quốc tế của Việt Nam. Hoàng Hữu Quốc Huy cũng lập nên kỳ tích khi là HS đầu tiên của tỉnh BR-VT được lựa chọn tham dự IMO và giành ngôi vị cao nhất của cuộc thi danh giá này.
8. Hai bệnh viện chuyên khoa đi vào hoạt động
Sau gần 4 năm chuẩn bị, ngày 1-12, bệnh viện (BV) Y học cổ truyền tỉnh (ấp Tây, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là BV chuyên khoa đầu tiên trên địa bàn tỉnh phát triển y học cổ truyền (YHCT) kết hợp y học hiện đại theo hướng chuyên sâu, gồm các chuyên khoa: Khám bệnh - cấp cứu, Dưỡng sinh - phục hồi chức năng, Ngoại - phủ - ngũ - quan, Dược, Nội nhi... Cơ sở vật chất BV có diện tích khuôn viên 25.000m2, quy mô 100 giường bệnh.
Cũng trong năm 2017, BV Phổi Phạm Hữu Chí (xã An Ngãi, huyện Long Điền) đã đi vào hoạt động. Đây là BV chuyên khoa về các bệnh liên quan đến đường hô hấp tuyến tỉnh. Có chức năng tiếp nhận cấp cứu 24/24, khám bệnh nội khoa hô hấp, bệnh lao (lao phổi AFB (+), lao phổi AFB (-), lao ngoài phổi). Điều trị nội trú bệnh nhân lao kháng thuốc; Điều trị ngoại trú theo phác đồ chương trình y tế đối với bệnh nhân lao, bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… BV được thành lập trên cơ sở chia tách, nâng cấp Khoa Lao của Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh và tiếp nhận cải tạo cơ sở vật chất cũ của Trung tâm Y tế huyện Long Điền.
9. Tổ chức sát hạch CBCCVC trên diện rộng
Thực hiện Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 25-1-2017 của UBND tỉnh về tổ chức thí điểm kiểm tra, sát hạch đối với công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 11/KH-UBND tỉnh ngày 25-1-2017 của UBND tỉnh về tổ chức thí điểm kiểm tra, sát hạch đối với công chức tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, ngày 28-10, UBND tỉnh tổ chức kiểm tra, sát hạch năng lực của 63 CBCC tại 3 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, gồm: Sở TN-MT, Sở KH-ĐT và Sở Xây dựng. Ngày 25-11, UBND tỉnh tiếp tục sát hạch 148 công chức cấp xã với 2 vị trí: chức danh công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường (đối với xã) và chức danh Địa chính - Đô thị - Xây dựng và Môi trường (đối với phường, thị trấn) của 6 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh (trừ huyện Côn Đảo và TP.Vũng Tàu). Trước đó, trong 2 ngày 28 và 29-7, 118 CBCC của TP.Vũng Tàu đã tham gia kỳ kiểm tra, sát hạch thuộc 2 lĩnh vực: TN-MT và Quản lý đô thị. Đối tượng sát hạch của TP.Vũng Tàu là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các phường, xã; Phó Trưởng phòng, công chức, người lao động Phòng TN-MT và Đội Trật tự đô thị; chuyên viên tổng hợp Văn phòng HĐND, UBND TP.Vũng Tàu.TP.Vũng Tàu cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh thực hiện thí điểm kiểm tra, sát hạch năng lực đối với CBCC trên địa bàn. Đây là địa phương cấp huyện đầu tiên của tỉnh tổ chức sát hạch đối với CBCC.
Các kỳ kiểm tra, sát hạch nêu trên đều có đặc điểm chung là CBCC sát hạch đang đảm nhiệm ở các vị trí, lĩnh vực “nóng”, “nhạy cảm” và thường xuyên phải tiếp xúc với người dân, DN. Nội dung sát hạch ngoài kiến thức chuyên môn, còn sát hạch kỹ năng về tin học văn phòng. Kết quả sát hạch là cơ sở quan trọng để đánh giá, sắp xếp lại vị trí công tác của CBCC và củng cố tổ chức bộ máy hệ thống chính trị ngày một tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
10. Thành lập Sở Du lịch
Ngày 16-1, UBND tỉnh công bố Nghị quyết thành lập Sở Du lịch tỉnh BR-VT. Việc thành lập Sở Du lịch đã chứng minh đây là một trong 4 ngành kinh tế quan trọng của tỉnh BR-VT.
Với chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, năm 2017, Sở Du lịch đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch.
Sở Du lịch đã tham mưu UBND tỉnh nhiều đề án, kế hoạch như: Tổng điều tra các cơ sở dịch vụ du lịch trên toàn tỉnh; tăng cường quản lý các điểm đến du lịch; lắp đặt nhà vệ sinh công cộng phục vụ du lịch; quy chế xét chọn cơ sở “Đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch”; xây dựng quy chế Giải thưởng du lịch tỉnh; quy chế quản lý bãi tắm; hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh BR-VT đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; triển khai đồng bộ và có hiệu quả Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Côn Đảo đến năm 2030… Đặc biệt, Nghị quyết Phát triển du lịch chất lượng cao, do Sở Du lịch soạn thảo, được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thông qua vào đầu tháng 12 đã xác định rõ mục tiêu đến năm 2020 du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng và có thương hiệu.
Một dấu ấn quan trọng trong năm 2017 là ngành du lịch tiếp tục ghi dấu ấn tốt với du khách về môi trường sạch, đẹp, an toàn, giá cả dịch vụ công khai và được kiểm soát. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa khối DN du lịch - dịch vụ, công tác quản lý Nhà nước về du lịch, các giải pháp để ngành du lịch phát triển ngày càng thực chất hơn.
Năm 2017, các khách sạn, KDL trên toàn tỉnh đón khoảng 2,79 triệu lượt khách lưu trú, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, khách quốc tế lưu trú là 363 ngàn lượt, tăng 14,7% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 1.777 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ.
Nguồn : Báo Bà Rịa Vũng Tàu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các thương binh, bệnh binh đang điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất. Ảnh: TRẦN TRÀ
1. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc tại BR-VT: “Phải có ước mơ lớn, khát vọng lớn”
Ngày 21-7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thăm và làm việc tại BR-VT. Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tán thành về chủ trương và giao Bộ GT-VT chủ trì xem xét trình phương án triển khai xây dựng tuyến đường Biên Hòa - Long Thành - Cái Mép. Thủ tướng giao Bộ GT-VT tổng kết, nghiên cứu lại đề xuất mô hình Ban Quản lý Nhà nước của hệ thống cảng biển để phát huy tốt hơn lợi thế so sánh đặc biệt của cảng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước... Thủ tướng đã đi thăm các thương bệnh binh và người có công tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất (huyện Long Điền) và các gia đình chính sách tại TP. Bà Rịa.
Trong buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, BR-VT đang đứng trước bước ngoặt của sự phát triển. Do vậy, tỉnh cần có giải pháp đột phá để vươn lên trở thành địa phương giàu có, sánh vai với các thành phố có điều kiện tương tự ở Đông Nam Á, ở châu Á, phải có ước mơ lớn, khát vọng lớn với tiềm lực, vị thế của một cực tăng trưởng quan trọng của đất nước.
2. Nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Năm 2017, cùng với cả nước, BR-VT đã tổ chức thành công hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7-1947 - 27-7-2017). Tổng kinh phí từ các nguồn chi cho các hoạt động kỷ niệm là 32 tỷ đồng. Các chuỗi hoạt động kỷ niệm đã được BR-VT tổ chức trang trọng, thiết thực và tạo sự lan tỏa rộng rãi. Các hoạt động đã được cụ thể hóa với nhiều nội dung phong phú, thiết thực như: đề nghị công nhận 5 liệt sĩ có hồ sơ đủ điều kiện; hoàn thành hỗ trợ cải thiện nhà ở cho 1.506 người có công. Nhân dịp này, tỉnh đã xây dựng 2 căn nhà tình nghĩa trị giá 100 triệu đồng/căn, sửa chữa 47 căn nhà tình nghĩa với số tiền 25 triệu đồng/căn; trợ cấp kinh phí cho 26.268 đối tượng chính sách với số tiền 26,3 tỷ đồng.
Lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các địa phương đã tổ chức chu đáo các hoạt động thăm, tặng quà Mẹ VNAH, AHLLVT, các gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Cũng trong dịp này, BR-VT đã tổ chức Chương trình họp mặt với chủ đề “Bản hùng ca bất tử”; cầu truyền hình trực tiếp “Tiếp bước cha anh” tại 3 điểm cầu (Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo và Đền thờ Liệt sĩ Long Phước, TP.Bà Rịa).
3. Thu nội địa 26.873 tỷ đồng - lần đầu tiên cao hơn thu từ dầu khí
Năm 2017, tổng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn tỉnh đạt 67.573 tỷ đồng, tăng 892 tỷ đồng so với kế hoạch năm. Trong đó, thu từ dầu thô đạt 24.200 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu 16.500 tỷ đồng, thu nội địa 26.873 tỷ đồng. Với số thu NSNN (về nội địa) như trên, số thu địa phương được hưởng hơn 15.000 tỷ đồng, đạt 107% so với dự toán. Có 7 khoản thu đạt và vượt dự toán, bao gồm: Khu vực DNNN Trung ương; hoạt động xổ số kiến thiết; tiền sử dụng đất; tiền thuê đất; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Phí, lệ phí và thu từ cổ tức.
Như vậy, nhìn vào các khoản thu nêu trên cho thấy, năm nay, nguồn thu từ nội địa đạt cao nhất, vượt qua các khoản thu của xuất nhập khẩu và dầu khí hàng ngàn tỷ đồng. Kết quả này có sự đóng góp rất lớn của các DN có vốn Nhà nước và các DN thuộc các lĩnh vực kinh tế trụ cột của tỉnh như công nghiệp, cảng biển, dịch vụ logistics, du lịch.
Cảng CMIT đã có thể đón tàu có sức chứa lên tới 18.300 TEU.
Ảnh: NGUYÊN MẠNH
4. Cảng CMIT trở thành một trong 19 cảng trên thế giới đủ năng lực tiếp nhận tàu siêu lớn
Tháng 2-2017, siêu tàu container Margrethe Maersk có sức chứa 18.300 TEU, đã cập cảng quốc tế Cái Mép (CMIT) để làm hàng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm cảng CMIT nhân chuyến làm việc tại
BR-VT. Ảnh: THÀNH HUY
Sự kiện này trở thành điểm mốc đáng nhớ của lịch sử ngành hàng hải Việt Nam, đưa Cái Mép trở thành một trong 19 cảng trên thế giới có đủ khả năng tiếp nhận những tàu siêu lớn; chứng minh được năng lực cảng, luồng lạch, khả năng phối hợp của các cơ quan chức năng Việt Nam trong việc đón tiếp những siêu tàu vận tải của thế giới. Đồng thời, nâng vị thế của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải trên bản đồ hàng hải thế giới trong hoạt động trung chuyển container quốc tế.
Hoạt động xuất khẩu năm 2017 của tỉnh tăng trưởng ấn tượng, vượt mốc 3,8 tỷ USD.
Trong ảnh: Công nhân Công ty TNHH May Quốc tế Việt An (CCN Hắc Dịch 1, huyện Tân Thành) gia công áo jacket xuất khẩu. Ảnh: GIA AN
5. Xuất khẩu vượt mốc 3,8 tỷ USD - tăng trưởng ấn tượng
Hoạt động xuất khẩu năm 2017 của tỉnh tăng trưởng ấn tượng, vượt mốc 3,8 tỷ USD. Đóng góp lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung của tỉnh vẫn là nhóm ngành CN-TTCN, với giá trị xuất khẩu đạt gần 3 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 84,59% trong kim ngạch xuất khẩu trừ dầu thô, tiếp đến là nhóm thủy sản chiếm tỷ trọng 10,36% với 367,25 triệu USD; Nhóm nông lâm sản chiếm 5,04% về tỷ trọng với 178,73 triệu USD...
6. Có 10.225 hộ thoát nghèo theo chuẩn mới
Năm 2017, các cấp, ngành, tổ chức, đoàn thể trên địa bàn tỉnh đã triển khai hiệu quả, đồng bộ các chính sách giảm nghèo. Toàn tỉnh có 10.852 hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo được vay vốn ưu đãi với mức vay bình quân từ 25-35 triệu đồng/hộ (có 295 hộ vay mức tối đa theo quy định là 50 triệu đồng/hộ); 363 căn nhà Đại đoàn kết được xây mới, sửa chữa cho người nghèo; 134.940 thẻ BHYT được cấp cho người nghèo, người thoát nghèo; 30.941 HS con hộ nghèo được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập với tổng số tiền hơn 7,3 tỷ đồng...
Kết quả, toàn tỉnh có 10.225 hộ thoát nghèo (đạt 119% kế hoạch). Số hộ nghèo, hộ cận nghèo còn lại 11.401 hộ (chiếm 4,31% so với tổng số dân).
Hoàng Hữu Quốc Huy, HS Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP. Vũng Tàu) xuất sắc giành Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế (IMO) năm 2017. Ảnh: T.T
7. Hoàng Hữu Quốc Huy giành HCV Olympic Toán quốc tế
Trong Kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế (IMO) năm 2017 diễn ra từ 12 đến 23-7 tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), em Hoàng Hữu Quốc Huy, HS Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đã xuất sắc giành HCV với 35 điểm, cùng 2 thí sinh khác (đến từ Iran và Nhật Bản) giành ngôi vị quán quân của kỳ IMO. Với kết quả này, Hoàng Hữu Quốc Huy đã góp phần đưa đoàn Việt Nam vượt lên đứng thứ 3 trong bảng tổng sắp không chính thức với tổng số 155 điểm (sau Hàn Quốc 170 điểm, Trung Quốc 159 điểm). Đây là kết quả cao nhất trong lịch sử 43 lần dự thi Olympic Toán học Quốc tế của Việt Nam. Hoàng Hữu Quốc Huy cũng lập nên kỳ tích khi là HS đầu tiên của tỉnh BR-VT được lựa chọn tham dự IMO và giành ngôi vị cao nhất của cuộc thi danh giá này.
8. Hai bệnh viện chuyên khoa đi vào hoạt động
Sau gần 4 năm chuẩn bị, ngày 1-12, bệnh viện (BV) Y học cổ truyền tỉnh (ấp Tây, xã Hòa Long, TP.Bà Rịa) đã chính thức đi vào hoạt động. Đây là BV chuyên khoa đầu tiên trên địa bàn tỉnh phát triển y học cổ truyền (YHCT) kết hợp y học hiện đại theo hướng chuyên sâu, gồm các chuyên khoa: Khám bệnh - cấp cứu, Dưỡng sinh - phục hồi chức năng, Ngoại - phủ - ngũ - quan, Dược, Nội nhi... Cơ sở vật chất BV có diện tích khuôn viên 25.000m2, quy mô 100 giường bệnh.
Cũng trong năm 2017, BV Phổi Phạm Hữu Chí (xã An Ngãi, huyện Long Điền) đã đi vào hoạt động. Đây là BV chuyên khoa về các bệnh liên quan đến đường hô hấp tuyến tỉnh. Có chức năng tiếp nhận cấp cứu 24/24, khám bệnh nội khoa hô hấp, bệnh lao (lao phổi AFB (+), lao phổi AFB (-), lao ngoài phổi). Điều trị nội trú bệnh nhân lao kháng thuốc; Điều trị ngoại trú theo phác đồ chương trình y tế đối với bệnh nhân lao, bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… BV được thành lập trên cơ sở chia tách, nâng cấp Khoa Lao của Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh và tiếp nhận cải tạo cơ sở vật chất cũ của Trung tâm Y tế huyện Long Điền.
9. Tổ chức sát hạch CBCCVC trên diện rộng
Thực hiện Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 25-1-2017 của UBND tỉnh về tổ chức thí điểm kiểm tra, sát hạch đối với công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh và Kế hoạch số 11/KH-UBND tỉnh ngày 25-1-2017 của UBND tỉnh về tổ chức thí điểm kiểm tra, sát hạch đối với công chức tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, ngày 28-10, UBND tỉnh tổ chức kiểm tra, sát hạch năng lực của 63 CBCC tại 3 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, gồm: Sở TN-MT, Sở KH-ĐT và Sở Xây dựng. Ngày 25-11, UBND tỉnh tiếp tục sát hạch 148 công chức cấp xã với 2 vị trí: chức danh công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường (đối với xã) và chức danh Địa chính - Đô thị - Xây dựng và Môi trường (đối với phường, thị trấn) của 6 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh (trừ huyện Côn Đảo và TP.Vũng Tàu). Trước đó, trong 2 ngày 28 và 29-7, 118 CBCC của TP.Vũng Tàu đã tham gia kỳ kiểm tra, sát hạch thuộc 2 lĩnh vực: TN-MT và Quản lý đô thị. Đối tượng sát hạch của TP.Vũng Tàu là Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các phường, xã; Phó Trưởng phòng, công chức, người lao động Phòng TN-MT và Đội Trật tự đô thị; chuyên viên tổng hợp Văn phòng HĐND, UBND TP.Vũng Tàu.TP.Vũng Tàu cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh thực hiện thí điểm kiểm tra, sát hạch năng lực đối với CBCC trên địa bàn. Đây là địa phương cấp huyện đầu tiên của tỉnh tổ chức sát hạch đối với CBCC.
Các kỳ kiểm tra, sát hạch nêu trên đều có đặc điểm chung là CBCC sát hạch đang đảm nhiệm ở các vị trí, lĩnh vực “nóng”, “nhạy cảm” và thường xuyên phải tiếp xúc với người dân, DN. Nội dung sát hạch ngoài kiến thức chuyên môn, còn sát hạch kỹ năng về tin học văn phòng. Kết quả sát hạch là cơ sở quan trọng để đánh giá, sắp xếp lại vị trí công tác của CBCC và củng cố tổ chức bộ máy hệ thống chính trị ngày một tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
10. Thành lập Sở Du lịch
Ngày 16-1, UBND tỉnh công bố Nghị quyết thành lập Sở Du lịch tỉnh BR-VT. Việc thành lập Sở Du lịch đã chứng minh đây là một trong 4 ngành kinh tế quan trọng của tỉnh BR-VT.
Với chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh, năm 2017, Sở Du lịch đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch.
Sở Du lịch đã tham mưu UBND tỉnh nhiều đề án, kế hoạch như: Tổng điều tra các cơ sở dịch vụ du lịch trên toàn tỉnh; tăng cường quản lý các điểm đến du lịch; lắp đặt nhà vệ sinh công cộng phục vụ du lịch; quy chế xét chọn cơ sở “Đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch”; xây dựng quy chế Giải thưởng du lịch tỉnh; quy chế quản lý bãi tắm; hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh BR-VT đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; triển khai đồng bộ và có hiệu quả Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Côn Đảo đến năm 2030… Đặc biệt, Nghị quyết Phát triển du lịch chất lượng cao, do Sở Du lịch soạn thảo, được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thông qua vào đầu tháng 12 đã xác định rõ mục tiêu đến năm 2020 du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng và có thương hiệu.
Một dấu ấn quan trọng trong năm 2017 là ngành du lịch tiếp tục ghi dấu ấn tốt với du khách về môi trường sạch, đẹp, an toàn, giá cả dịch vụ công khai và được kiểm soát. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa khối DN du lịch - dịch vụ, công tác quản lý Nhà nước về du lịch, các giải pháp để ngành du lịch phát triển ngày càng thực chất hơn.
Năm 2017, các khách sạn, KDL trên toàn tỉnh đón khoảng 2,79 triệu lượt khách lưu trú, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2016; trong đó, khách quốc tế lưu trú là 363 ngàn lượt, tăng 14,7% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 1.777 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ.
Nguồn : Báo Bà Rịa Vũng Tàu
Relate Threads