Lịch sử hình thành Suối Nước Nóng Bình Châu

Quang

Shinichi
Administrator
Tham gia
9 Tháng bảy 2010
Bài viết
1,551
Điểm tương tác
60
Lịch sử hình thành Suối Nước Nóng Bình Châu

Suối nước nóng là một bàu nước sôi với hơn 70 điểm phun nước lộ thiên, chảy len lỏi qua các gốc cây tràm, tọa lạc trong khu rừng cấm nguyên sinh của quốc gia có diện tích khoảng bảy ha, do người Pháp phát năm 1905, có tên gọi suối khoáng nóng Cù Mi.

Suối nước khoáng này được nhiều người biết đến từ những năm 1928, do bác sĩ người Pháp đến đây nghiên cứu và giới thiệu là Mạch Cháy Cù Mi trên tạp chí có uy tín tên “Nghiên Cứu Đông Dương”.

Năm 1976, có nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và quốc tế đến đây tìm hiểu, phân tích và cho biết có khoảng 24 thành phần hóa học khác nhau trong nước như Fe2O3, NH3, H2S, CO2…. Tuy nhiên, suối nước khoáng này không uống được. Các nhà khoa học cho rằng, suối khoáng nóng Bình Châu là quá trình hậu của núi lửa. Tức là khi núi lửa ngừng phun, các lò “mắc ma” vẫn tiếp tục đưa hơi nóng, khí và khoáng chất lên trên mặt đất tạo thành một dòng suối nóng.

Một hồ nước nóng khổng lồ cùng với bùn khoáng nóng ở nhiệt độ từ 40oC - 82oC, cứ phun trào bất tận trên 70 điểm ngày này qua ngày khác cho đến hôm nay...

Vùng nước nóng kỳ diệu này nằm trong khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Bình Châu, ở cách TP Hồ Chí Minh 150 km về phía Đông Bắc. Vùng đất địa linh miền Đông Nam Bộ, được thiên nhiên ưu đãi, ngoài tiềm năng du lịch biển còn có 11.000 ha rừng nguyên sinh, nay là khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Phát hiện điều kỳ diệu
Năm 1928, bác sĩ Sallet - người Pháp trong chuyến đi khảo sát y khoa miền Đông Nam Bộ, ông đã phát hiện ra dòng nước khoáng này và giới thiệu nó trong Bản tin nghiên cứu Đông Dương dưới tên gọi là Cù Mi. Tuy nhiên, do những thăng trầm của lịch sử nước nhà, nguồn nước khoáng nóng, bùn khoáng nóng vô tận và quý hiếm này không được khai thác đưa vào phục vụ cộng đồng.
Mãi đến những năm đầu của thế kỷ 21, Công ty cổ phần Du lịch Sài Gòn - Bình Châu đã kiến tạo lại thành khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng suối nước nóng Bình Châu. Nước khoáng nóng, bùn khoáng nóng cùng với không khí trong lành của rừng và biển làm nhanh chóng phục hồi sức khỏe tốt nhất cho con người. Tháng 8/2003 suối nước nóng Bình Châu đã được Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) công nhận là một trong 65 khu du lịch sinh thái bền vững của 47 quốc gia trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam cũng có một số điểm có nước khoáng như nước khoáng nóng Bình Châu, nhưng đặc biệt ở đây còn có lượng bùn khoáng nóng trầm tích và hệ sinh thái của rừng và biển sẽ là nơi nghỉ dưỡng tốt nhất cho con người và góp phần làm giảm được nhiều chứng bệnh. Ngoài ra, nếu mỗi ngày được tắm 15 phút nước khoáng nóng và 45 phút tắm tinh bùn khoáng nóng trầm tích sẽ cho bạn làn da mịn màng hơn, tránh được các bệnh ngoài da. Các bạn gái rất thích thú khi đến giếng trời luộc trứng gà bằng nước khoáng nóng với nhiệt độ khoảng trên 82oC, vừa nhanh vừa ngon lại vừa bổ dưỡng.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, ngoài giá trị điều dưỡng bằng nguồn nước khoáng nóng, bùn khoáng nóng, khu du lịch Bình Châu còn có giá trị sinh thái du lịch xanh là tham quan rừng nguyên sinh và tắm biển nguyên sơ Hồ Cốc. Do nằm ven biển nên có chế độ nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếp giữa lục địa và duyên hải: nóng ẩm và hai mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,8oC, cao nhất là 38oC vào tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất là 15oC vào tháng 12, Độ ẩm trung bình hàng năm là 85,2%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.396mm.
Rừng nguyên sinh có khoảng 43km sông, suối lớn nhỏ thường xuyên có nước quanh năm, nhưng chiều dài đều ngắn dưới 10km như: sông Hỏa, suối Cát, suối Nhỏ. Ngoài ra còn có một số bưng bàu và hồ nước quanh năm: bàu Nhám, bàu Bàng, hồ Tràm, hồ Linh, hồ Cốc, hồ Núi Le,.v.v... Rừng Xuyên Mộc - Bình Châu có hệ sinh thái thuộc loài rừng bán nhiệt đới khô. Cây họ dầu chiếm ưu thế mọc xen kẽ với cây họ sim mà loài tràm là chủ yếu. Tại khu vực này có 6 hệ sinh thái thành phần: Hệ sinh thái rừng hơi ẩm nhiệt đới, nửa rụng lá trên đất đỏ bazan. Hệ sinh thái rừng hơi khô ẩm nhiệt đới nửa rụng lá trên đất xám bạc màu có độ đốc thấp. Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá nhiệt đới vùng đất cát khô dốc thoải. Hệ sinh thái rừng kín nửa rụng lá cây họ dầu trên nền đất cát tương đối ẩm. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển.
Du khách đến điểm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Bình Châu được cảm nhận và thích thú với tuyến đường trải nhựa đã được bình chọn là tuyến đường du lịch đẹp nhất Việt Nam năm 1999 - 2002.

Vài hình ảnh về SNN Bình Châu:

binh-chau.jpg


H1.jpg


ho%20tam.jpg
Bể tắm khoáng nóng với nhiệt độ 37oC
suoi%20khoang%20lanh.jpg
Bể tắm khoáng lạnh


trung.jpg
Những mạch nước nóng nằm dải rác trong khu du lịch được thiết kế thành giếng chuyên để du khách luộc trứng
P1040223.JPG
Những giỏ trứng luộc
casau.jpg
Khu nuôi cá sấu
khu%20vuon%20giap%20lam.jpg
Vườn giáp lâm



CVT.VN tổng hợp
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo như truyền thuyết thì nơi này ngày xưa có 2 vợ chồng rất yêu nhau sinh sống.Ngày ngày người chồng vào rừng săn bắt,người vợ ở nhà lo cơm nước.
Vào 1 ngày nọ,người chồng đi lạc trong rừng không biết đường ra,kiệt sức,gục ngã bên 1 dòng thác - ngày nay là Suối Bang.(rất đẹp,nằm trong hệ thống kkhu du lịch này).
Người vợ ở nhà nấu nước sôi chrongờ chồng về làm thú rừng,chờ mãi không thấy nên trong lúc lo lắng đã làm đổ nồi nước sôi.Lạ là nước sôi chãy lan ra khắp mọi nơi,khiến người vợ hoảng sợ,đã bỏ chạy tới mãi Phan Thiết,và sống 1 mình tại 1 đảo nhỏ - nay là Hòn Bà.Còn khu nước sôi đó nay là suối nước nóng Bình Châu:mad::mad::mad::mad:
Đây là sự tích được khắc trên khu du lịch này
 
xuống Bình châu ngân chân tắm bùn thì sướng thật đấy-nhưng hỡi ơi bây giờ chẵng còn được ngâm chân miễn phí như hùi đó nữa-
Mà giá zô ngâm chân cũng mắc cắt cổ khi đã tốn tiền vé vào cổng:(
giờ chẳng thèm đi nữa-cha ai biết nước nóng do điện hay tự nhiên->>>>> dạo này nhiuề người KD làm ăn không lương thiện lám
 
xuống Bình châu ngân chân tắm bùn thì sướng thật đấy-nhưng hỡi ơi bây giờ chẵng còn được ngâm chân miễn phí như hùi đó nữa-
Mà giá zô ngâm chân cũng mắc cắt cổ khi đã tốn tiền vé vào cổng:(
giờ chẳng thèm đi nữa-cha ai biết nước nóng do điện hay tự nhiên->>>>> dạo này nhiuề người KD làm ăn không lương thiện lám
;)), nó là cái núi lửa ngầm mấy chục năm nay rùi bác ạ, em sinh ra tại Bình Châu nên biết mừ.;)
 
hiz hiz, dưới nó là cái núi lửa ngầm, vậy sống kế nó chả khác nào quả bom nổ chậm, có ngày nó nổi khùng thì tiêu cả vùng
 
hiz hiz, dưới nó là cái núi lửa ngầm, vậy sống kế nó chả khác nào quả bom nổ chậm, có ngày nó nổi khùng thì tiêu cả vùng
Người ta đã nghiên cứu kỹ rồi mới dám xây dựng mà, với lại núi lửa VN hiền lắm, ít ra là chưa phun bao giờ, hihi.
 
Em chưa đc đi suối nước nóng lần nào hết.
641017.gif
 
để ku ken nhà em lớn chút . nói chồng chở đi chơi cho biết :D
 
Bé Miu cũng chưa đi Tắm Suối Bao Giờ . Nhưng Đại khái là rất sợ nước , nên đi ngắm thôi .
Có Dịp là bay thẳng lên đó liền .
Thấy Ng` ta đi mà mềnh ghiền chết dc ....kaka
 
cách nhà anh 10km đó miu ơi.Bữa nào rủ đi,hihi
 
Đi theo một xe container, phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận để đưa được một container hàng từ cảng Hải Phòng đến Hà Nội, chủ hàng phải “cõng” theo đủ loại uổng.

Bất ngờ phí xếp dỡ

Đầu tiên, khi chiếc xe container đến lấy hàng tại cảng sẽ phải đối diện cước phí xếp dỡ.

Cụ thể, mức phí xếp dỡ theo biểu giá “hàng ngoại” (hàng được vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam hoặc từ Việt Nam đi nước ngoài) đối với container chở hàng thông thường tại khu vực cảng Chùa Vẽ có thể lên tới trên 1,2 triệu đồng/container (35 USD/container loại 20 feet, 60 USD đối với container từ 40 feet trở lên).

Đối với những container tải nội địa trong nước duyệt y cảng, phí xếp dỡ khu vực cảng Chùa Vẽ từ 350.000 - 630.000 đồng/container. Xếp dỡ từ tàu lên ôtô ngay khu vực cầu cảng có giá 280.000 - 490.000 đồng/container. Một số cảng khác ở Hải Phòng còn đắt hơn.

Sau khi xe đưa hàng rời khỏi cảng, lái xe sẽ được doanh nghiệp chuyên chở đưa trước khoản phí tổn đi đường bao gồm tiền ăn của lái, phụ xe, 100 lít dầu, phí 760.000 đồng đi qua hai trạm BOT trên tuyến quốc lộ 5 cùng khoản phí khác để lo khoảng năm “điểm trạm” mà xe có thể phải dừng hoặc bị xử phạt dọc từ cảng ra đến quốc lộ 5 để lên Hà Nội.

e3vfL6.jpg


Đủ loại phí khác

Ngoài phí vận tải, bốc dỡ, bà Dương Nga (phó giám đốc điều hành Công ty cổ phần Dệt 10/10) cho biết có nhiều khoản phí vô lý nhưng lại liên tục tăng, được các hãng tàu áp đặt mà không có một sự giảng giải.

Đơn cử như từ năm 2014 hãng tàu bắt đầu thu phí mất cân đối container là 130 USD, nhưng nay đã tăng lên tới gần 200 USD tại cảng Hải Phòng (tăng từ 40 USD lên khoảng 70 USD tại cảng Sài Gòn).

Hoặc phí quản lý container mức thu ban sơ chỉ là 90 USD nhưng nay đã tăng lên 160 USD, phí telex tăng từ 10 USD lên 20 USD...

Chưa kể các khoản phí liên tiếp tăng, doanh nghiệp còn luôn bị “bắt bẻ” bởi những khoản phí bất hợp lý. Đơn cử như phí vệ sinh còn được chia ra làm hai loại phí ướt và phí khô, khi nhập hàng xong trả container cho hãng tàu thì bị nảy sinh thêm phí “sửa công” với lý do container bị xước, hỏng.

Trường hợp nếu bán hàng mà container lẻ, doanh nghiệp còn phải đóng thêm phí ghép hàng, phí truyền dữ liệu, phí soi an ninh nếu đi hàng không...

Đi theo một xe container, chúng tôi nhận thấy để đưa được một container hàng từ cảng Hải Phòng đến Hà Nội, chủ hàng phải “cõng” theo đủ loại chi

Nguồn: Tuoitre.vn
 
WB hỗ trợ Việt Nam hơn 300 triệu USD cải thiện liên lạc

Vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) đã duyệt khoản tín dụng trị giá gần 315 triệu USD nhằm cải thiện hệ thống giao thông một số thành thị ven biển miền Trung Việt Nam.

Theo đó, 236 triệu USD sẽ dành cho dự án vững bền môi trường các tỉnh thành ven biển Việt Nam, được thực hiện tại Đồng Hới, Quy Nhơn, Nha Trang và Phan Rang – Tháp Chàm.

191416baoxaydung_4.jpg


Dự án này sẽ tụ hợp phòng ngập lụt; cải tạo hệ thống thoát và lượm lặt nước thải, xây dựng nhà máy xử lý nước thải, xây dựng và cải tạo nhà vệ sinh công cộng và trong trường học…; cải tạo các đoạn đường và cầu ưu tiên dọc các con sông và kênh thoát nước, qua đó góp phần tăng cường kết nối liên lạc và giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông. Dự án cũng sẽ giải quyết tổng thể các vấn đề hệ trọng về thiết chế và tăng cường tính vững bền.

Dự kiến có khoảng sẽ có khoảng 1,1 triệu người được hưởng lợi từ dự án này.

Ngoài ra, khoản tín dụng còn lại trị giá hơn 78 triệu USD được WB cấp thêm cho dự án phát triển liên lạc Vùng đồng bằng Bắc bộ để xây dựng một con kênh mới nối sông Đáy với sông Ninh Cơ, cải thiện vận tải hàng hoá qua cảng Ninh Phúc (Ninh Bình).

Theo báo Xây dựng.
 
Cam on ban da chia se
 

Bình luận bằng Facebook

Bên trên